TẬP ĐỌC
- Đọc trôi chảy toàn bài , chú ý các từ : -xách nỏ , bẻ gãy nỏ , vắt sữa
-Biết ngắt nghỉ ,lấy hơi sau dấu câu và các cụm từ.
- Biết đọc giọng cảm xúc phù hợp với nội dung câu chuyện .
- Hiểu nghĩa các từ mới (tận số , nỏ , bùi nhùi )
- Hiểu nội dung: Giết hại thú rừng là một tội ác . Từ đó có ý thức bảo vệ môi trường .
KỂ CHUYỆN
-Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân vật một cách tự nhiên , diễn cảm .
- Nghe và nhân xét được lời bạn kể.
* GDKNS: Thể hiện sự cảm thông. KN ra quyết định.
20 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 Tuần 30 Lớp 3B- Trường Tiểu học Gio Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nêu đề bài .
- Hai em lên bảng giải bài.
-a/ 32 : 4 x 2 = 16 24 : 6 x 2 = 8
- Hai em khác nhận xét bài bạn .
-Một em đọc đề bài sách giáo khoa .
-1 em lên bảng giải bài .
Lớp
HS
3A
3B
3C
3D
CỘNG
Giỏi
10
7
9
8
34
Khá
15
20
22
19
76
Tb
5
2
1
3
11
Tổng
30
29
32
30
121
-Vài em nhắc lại nội dung bài
-Về nhà học và làm bài tập còn lại.
-Xem trước bài mới .
******
CHÍNH TẢ (nghe viết ) HẠT MƯA
I. Mục tiêu:
- Rèn kỉ năng viết chính tả , Nghe viết lại chính xác bài thơ “ Hạt mưa“
- Trình bày đúng bài thơ theo khổ thơ , dòng thơ 5 chữ
- Làm đúng bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm đầu l / n hoặc v / d.
II. Đồ dùng dạy – học:
-Bảng lớp viết nội dung bài tập 2 .
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra bài cũ mời 3 em lên bảng viết các từ học sinh thường hay viết sai
-Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hướng dẫn nghe viết :
-Đọc mẫu bài “ Hạt mưa ”
-Yêu cầu ba học sinh đọc lại bài thơ .
+ Những câu thơ nào nói lên tác dụng của hạt mưa ?
+ Những câu nào nói lên tính cách tinh nghịch của hạt mưa ?
-Nhắc nhớ cách viết hoa danh từ riêng trong bài .
-Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ dễ sai .
-Đọc cho học sinh chép bài .
-Theo dõi uốn nắn cho học sinh
-Thu tập học sinh chấm điểm và nhận xét.
Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2 : - Nêu yêu cầu của bài tập
-Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập 2
-Yêu cầu lớp làm bài cá nhân .
-Mời hai em lên bảng thi làm bài .
* Chốt lại lời giải đúng , mời hai em đọc lại .
3. Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
-Nhắc nhớ về tư thế ngồi viết và trình bày sách vở sạch đẹp.
-Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới
-Ba em lên bảng viết các từ giáo viên đọc Cái lọ lục bình lánh nước men nâu/ Vinh và Vân vô vườn dừa nhà Dương .
-Cả lớp viết vào bảng con .
- Lắng nghe đọc mẫu bài viết
-Ba em đọc lại bài thơ .
+ Hạt mưa ủ trong vườn thành mỡ màu của đất /
Hạt mưa trang mặt nước , làm gương cho trăng soi .
+ Hạt mưa đến là nghịch …rồi ào ào đi ngay .
- Lớp thực hiện viết vào bảng con các từ dễ nhầm lẫn.
- Nghe giáo viên đọc để chép vào vở .
-Nghe đọc lại để soát và tự sửa lỗi bằng bút chì
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm
- Hai em đọc lại yêu cầu bài tập 2
-Cả lớp thực hiện vào vở và sửa bài .
-Cử 2 đại diện lên bảng thi làm bài đúng và nhanh .
2b/ Màu vàng – cây dừa – con voi .
- Lớp nhận xét bài bạn và bình chọn nhóm làm nhanh và làm đúng nhất .
-Về nhà học bài và làm bài tập trong sách
*******
TẬP LÀM VĂN NÓI- VIẾT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
- Biết kể lại một việc làm tốt để “ bảo vệ môi trường ” , theo một trình tự hợp lí , lời kể tự nhiên .Biết dựa vào gợi ý ở S G V
- Viết được một đoạn văn ngắn ( từ 7 – 10 câu ) kể lại việc làm trên . Bài viết hợp lí , diễn đạt rõ ràng .
* GDKNS: KN giao tiếp: lắng nghe, cảm nhận, chia sẻ.
II. Đồ dùng dạy – học:
*PP/KT dạy học tích cực: Trình bày ý kiến cá nhân.
-Tranh ảnh về một số việc làm bảo vệ môi trường . Bảng lớp ghi các câu hỏi gợi ý để học sinh kể
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi hai em lên bảng đọc lại bài viết nói về một số việc làm báo vệ môi trường đã học ở tiết tập làm văn tuần 30
2.Bài mới: Giới thiệu bài
Hôm nay các em sẽ kể và viết thành bài văn nói về việc làm nhằm bảo vệ môi trường .
Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 :- Gọi 1 học sinh đọc bài tập và gợi ý mục a và b .
-Yêu cầu một em giải thích yêu cầu bài tập .
-Giới thiệu đến học sinh một số bức tranh về bảo vệ môi trường .
-Chia lớp thành các nhóm , mỗi nhóm chỉ định nhóm trưởng để điều khiển và trong nhóm kể về các việc làm bảo vệ môi trường .
- Mời ba em thi kể trước lớp .
- Theo dõi nhận xét đánh giá và bình chọn ra học sinh kể hay nhất .
Bài tập 2 :- Yêu cầu hai em nêu đề bài .
- Yêu cầu lớp thực hiện viết lại các ý vừa trao đổi vào vở .
-Theo dõi giúp đỡ những học sinh yếu .
-Mời một số em đọc lại đoạn văn trước lớp .
- Nhận xét và chấm điểm một số bài văn tốt .
3. Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung
-Nhận xét đánh giá tiết học
-Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau
-Hai em lên bảng “ Đọc bài viết về những việc làm nhằm bảo vệ môi trường qua bài TLV đã học.”
- Hai học sinh nhắc lại tựa bài .
- Một em đọc yêu cầu đề bài .
-Một học sinh giải thích yêu cầu bài tập
-Nói về vấn đề làm thế nào để bảo vệ môi trường …
- Quan sát các bức tranh bảo vệ môi trường .
- Lớp tiến hành chia thành các nhóm .
- Các nhóm kể cho nhau nghe những việc làm nhằm để bảo vệ môi trường .
-Ba em thi kể trước lớp .
- Lớp lắng nghe và bình chọn bạn kể hay và có nội dung đúng nhất .
- Hai em đọc yêu cầu đề bài tập 2 .
- Thực hiện viết lại những điều mà vừa kể ở trên về các biện pháp bảo vệ môi trường , đảm bảo đúng các yêu cầu trình bày như giáo viên đã lưu ý .
-Nối tiếp nhau đọc lại đoạn văn của mình trước lớp .
- Lớp lắng nghe bình chọn bạn có bài viết hay nhất .
-Hai em nhắc lại nội dung bài học .
-Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.
******
Thứ sáu , Ngày soạn: 20/ 4/ 2014
Ngày dạy : 25/ 4/ 2014
TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- H S biết rèn kĩ năng thực hiện các phép tính giá trị biểu thức số.
- Rèn luyện kỉ năng giải toán “ Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”.
- Rèn kĩ luyện năng thực hiện cẩn thận khi thực hiện phép tính .Làm BT 1, 3 ,4.
II. Đồ dùng dạy – học:
Bảng phụ, bảng con.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ :
-Gọi hai học sinh lên bảng sửa bài tập về nhà
-Chấm vở hai bàn tổ 3
-Nhận xét đánh giá phần kiểm tra .
2.Bài mới: Giới thiệu bài:
Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập 1
-Yêu cầu nhắc lại quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức số .
- Gọi 1 em lên bảng giải bài ,
-Yêu cầu lớp làm vào vở .
-Mời một học sinh khác nhận xét .
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 3 - Gọi học sinh nêu bài tập 3 .
-Hướng dẫn học sinh giải theo hai bước .
-Mời một em lên bảng giải bài .
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 4
- Gọi học sinh nêu bài tập 4 .
-Hướng dẫn đổi về cùng một đơn vị đo rồi giải theo hai bước .
-Mời một em lên bảng giải bài .
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
3. Củng cố - Dặn dò:
-Hôm nay toán học bài gì ?
- Nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
-Một em lên bảng chữa bài tập số 4 về nhà
-Lớp theo dõi nhận xét bài bạn .
*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu
-Một em đọc đề bài 1 .
-Cả lớp làm vào vở bài tập .
-Hai em lên bảng giải bài
a/ ( 13829 + 20718 ) x 2 = 34547 x 2
= 69094
b/ (20354 – 9638) x 4 = 10716 x 4
= 2864
- Học sinh khác nhận xét bài bạn .
- Một học sinh nêu đề bài 3.
- Một em lên bảng giải bài.
Giải
Mỗi người nhận số tiền là :
75000 : 3 = 25 000 (đồng )
Hai người nhận số tiền là :
25 000 x 2 = 50 000 ( đồng )
Đ/S: 50 000 đồng
- Một em nêu đề bài 4 .
- Lớp làm vào vở , một em sửa bài trên bảng
Giải :
Đổi : 2 dm 4 cm = 24 cm
Cạnh hình vuông là :24 : 4 = 6 (cm)
Diện tích hình vuông là : 6 x 6 = 36(cm2)
Đ/S: 36 cm2
-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài
-Về nhà học và làm bài tập còn lại.
-Xem trước bài mới .
********
TỰ NHIÊN – XÃ HỘI: NĂM, THÁNG VÀ MÙA
I. Mục tiêu: Sau bài học HS:
- Biết được một năm trên Trái Đất có bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày và mấy mùa.
- HS có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy – học: - Giáo viên: các hình trong SGK, 2 quyển lịch tay, 1 tờ lịch to
- Học sinh: Xem trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy- học:
1) Kiểm tra bài cũ: (2 HS)
- Thời gian để Trái Đất quay trọn một vòng quanh mình nó là bao nhiêu ?
2) Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Năm – Tháng và Mùa
b) Các hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Năm tháng
Tiến hành:
- HS quan sát lịch theo nhóm
+ Một năm thường có bao nhiêu ngày? Bao nhiêu tháng?
+ Số ngày trong các tháng có bằng nhau không ?
Kết luận: Thời gian để Trái Đất quay quanh Mặt Trời một vòng là 1 năm. Một năm có 12 tháng, 365 ngày.
Hoạt động 2: Mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông
Tiến hành:
- HS làm việc theo gợi ý:
+ Trong các vị trí A, B, C, D trên hình vẽ SGK, vị trí nào thể hiện Bắc bán cầu đang là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông.
Kết luận: Có một số nơi trên Trái Đất, một năm có bốn mùa: Mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông: các mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau.
Hoạt động 3: Trò chơi Xuân - Hạ - Thu - Đông
Tiến hành:
- GV nêu cách chơi.
- GV hỏi: Mùa xuân, hạ, thu, đông có khí hậu như thế nào?
+ Hướng dẫn cách chơi:
GV nói:
- Mùa xuân:
- Mùa hạ:
- Mùa thu:
- Mùa đông:
- HS thảo luận. Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Một năm có 365 ngày. Một năm có 12 tháng.
- Có những tháng 31 ngày, 30 ngày, tháng 2 chỉ có 28 ngày (hoặc 29 ngày).
- HS phát biểu.
A là mùa Xuân, B là mùa Hạ, C là mùa Thu, D là mùa Đông.
+ Xuân: ấm áp, Hạ: nóng nực; Thu: mát mẻ; Đông: lạnh lẽo.
- HS cười.
- HS lấy tay quạt.
- HS đưa hai tay lên má.
- HS xuýt xoa.
3) Củng cố - Dặn dò:
Vài HS đọc lại kiến thức cần biết của bài.
- Ghi nhớ nội dung bài học. Xem trước bài Các đới khí hậu.
*******
SINH HOẠT SAO
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết chủ điểm tháng, biết ngày lễ lớn trong tháng(10/3 âm lịch, 30/4) , nêu những việc làm cụ thể để chào mừng ngày lễ lớn.
II. Các hoạt động dạy- học:
1. Giáo viên phổ biến nhiệm vụ:
2. Hướng dẫn học:
a. Học sinh tập hợp ra sân.
b. Giáo viên phân bố các sao .
c. Học sinh tiến hành sinh hoạt sao.
Lớp trưởng điều khiển lớp theo từng bước qui trình sinh hoạt sao .
Cả lớp làm theo dưới sự chỉ huy của lớp trưởng .
Học sinh : Nêu tên chủ điểm trong tháng.
Từng sao thực hiện từng nhiệm vụ của mình.
Giáo viên nhận xét chung và hướng dẫn các sao sinh hoạt.
Học sinh : thi đọc thơ , kể truyện , hát những bài hát ca ngợi chủ điểm.
Giáo viên ôn lại những bài múa hát tập thể.
Học sinh : Chơi những trò chơi tự chọn.
d. Giáo viên tổng kết giờ sinh hoạt sao.
******
File đính kèm:
- GIAO AN LOP 3 TUAN 32.doc