I. MỤC TIÊU:
- Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua
- Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần 4
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ:
1. Nhận xét đánh giá tuần qua
a. Về học tập: Nhìn chung đã đi vào nề nếp. Các em đều tích cực tự giác học tập
- Một số em chữ viết có tiến bộ: .
- Một số em chữ viết còn cẩu thả : .
b. Về thể dục vệ sinh:
- Một số em còn lề mề khi xếp hàng tập thể dục giữa giờ: .
- Vệ sinh cá nhân chưa tốt, tay còn giây nhiều mực: .
- Trực nhật lớp chưa sạch:.
20 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 3 - Đỗ Thị Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào VBT- HS đổi Sách kiểm tra cho nhau
- GV chấm Đ, S
- GV chữa bài : Chú ý HS quan sát kĩ mặt đồng hồ => nối
với số giờ tương ứng .
=> Chốt : Cách xem giờ theo 2 cách
*Bài 4 ( 5 – 6’ ) Miệng
- HS làm miệng
- GV chữa bài :
* Hướng dẫn HS quan sát kĩ hình vẽ a => Nêu thời điểm tương ứng trên đồng hồ rồi trả lời câu hỏi tương ứng trong phần a
* Các phần còn lại HS làm tương tự
=> Chốt : Củng cố cho HS về thời điểm làm các công việc hàng ngày của mình .
* Dự kiến sai lầm : HS quay kim đồng hồ ngược - đọc 2 cách
còn nhầm
HĐ4 Củng cố :
GV quay mô hình đồng hồ – HS đọc số giờ theo 2 cách
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy :
…...............................................................................
…..............................................................................
….............................................................................
------------------------------------
chính tả ( tập chép )
Tiết 6 Chị em
I- Mục đích yêu
* Rèn kĩ năng viết chính tả
- Chép lại đúng chính tả . trình bày đúng bài thơ lục bát : " Chị em "
- Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : tr / ch ; ăc / oăc
2, Ôn bảng chữ cái
- Điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng
- Thuộc lòng tên 10 chữ đầu trong bảng .
II- Các hoạt động dạy học
A- KTBC
Không kiểm tra
B - Bài mới
1, Giới thiệu bài
2, Hướng dẫn HS chép bài
a, Hướng dẫn HS phân tích chính tả
- Gv đọc mẫu đoạn viết - HS đọc thầm SGK
? Người chị trong bài thơ làm những việc gì ?
- HS nhận xét cách trình bày
? Bài thơ viết theo thể thơ gì ?
? Những chữ nào trong bài chính tả viết hoa ?
- GVviết từ khó lên bảng
* trải chiếu , lim dim , luống rau , chung lời
- HS đọc và phân tích từ khó
- GV đọc cho HS viết bảng con các từ khó
b, HS viết vở
- GV gõ thước ra hiệu lệnh bắt đầu tập chép - và hiệu lệnh kết thúc
- Chú ý HS các từ khó - theo dõi HS chép bài
c, Hướng dẫn chấm chữa
- GV đọc cho HS soát lỗi chính tả
- HS đổi vở kiểm tra cho nhau - Ghi số lỗi ra lề vở
- GVchấm 10 bài - nhận xét
3, Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 2
- HS đọc thầm nội dung bài tập
- HS làm vở – GV chấm Đ, S
- GV chữa bài :
* đọc ngắc ngứ , ngoắc tay nhau , dấu ngoặc đơn
Bài 3 :
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm miệng – GV chữa bài trên bảng phụ
a, chung - trèo - chậu
b, mở - bể – mũi
C- Củng cố
- GVnhận xét bài viết của HS
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..................................................................................
.................................................................................
Luyện từ và câu
Tiết 3 So sánh – Dấu chấm
I- Mục đích yêu cầu
- Tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn . Nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong những câu đó .
- Ôn luyện về dấu chấm : điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn chưa đánh dấu chấm .
II- Các hoạt động dạy - học
A- KTBC
2 em lên bảng làm : Bài 1 , Bài 2 - Tuần 2
B- Bài mới
1, Giới thiệu bài
2, Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1
- 1 HS đọc yêu cầu bài - Cả lớp đọc thầm đề bài
- HS tìm hình ảnh so sánh ra nháp
- HS đọc hình ảnh so sánh đã tìm được theo dãy bàn
- GV nhận xét và ghi lên bảng lời giải đúng
a, Mắt hiền sáng tựa vì sao .
b, Hoa xao xuyến nở như mây từng chùm .
c, Trời là cái tủ ướp lạnh / Trời lá cái bếp lò nung .
d, Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng .
=> Chốt : Bài tập 1 các em nhớ các hình ảnh so sánh để vận dụng khi viết văn.
Bài tập 2
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu bài
- 1 HS đọc lại các câu thơ , câu văn ở Bài tập 1
- HS làm ra nháp
- 1 em lên gạch chân ở bảng phụ
- GV nhận xét chữa bài
* Các từ chỉ sự so sánh là : Tựa – như – là - là - là .
=> Chốt : Đây là những từ thường dùng để chỉ sự so sánh .
Bài tập 3
- 1 HS đọc yêu cầu bài
- GV nhắc HS đọc kĩ đoạn văn để chấm câu cho đúng ( Mỗi câu phải nói trọn ý ) . Viết hoa lại những chữ đứng đầu câu .
- HS làm vở ô li
- GV chấm và chữa bài
=> Chốt : Dấu chấm dùng để ngăn cách các ý . Khi viết sau dấu chấm ta phải viết hoa chữ cái đầu .
3, Củng cố
HS nhắc lại những hình ảnh so sánh ở Bài tập 1
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..................................................................................
................................................................................
====================================================
Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2012
thể dục
Tiết 6 Bài số 6
I- Mục tiêu
- Ôn tập tập hợp đội hình hàng ngang , dóng hàng . Yêu cầu thực hiện đúng .
- Ôn đi từ 1 -> 4 hàng dọc theo vạch kẻ . Yêu cầu thực hiện đúng .
- Trò chơi : '' Tìm người chỉ huy '' Yêu cầu biết cách chơi
II- Địa điểm - Phương tiện
Còi, tập trên sân trường
Nội dung
1, Phần mở đầu
- Phổ biến nội dung
- Xoay các khớp
- Chạy chậm 1 vòng quanh sân
- Trò chơi : Chui qua hầm
2, Phần cơ bản
a, Tập hợp hàng ngang , dóng hàng , điểm số.
b, Ôn đi đều theo 1 – 4 hàng dọc theo vach kẻ thẳng
b, Trò chơi : Tìm người chỉ huy
- Gv hướng dẫn luật chơi - cách chơi
- Điều khiển cả lớp chơi
- HS chơi thử 1- 2 lần
- HS chơi chính thức tính điểm
3, Phần kết thúc
- Đi thường theo nhịp hát
- GV hệ thống bài học
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà ôn ĐHĐN
T - Gian
1- 2'
1'
1’
1 - 2’
8 -10’
6- 8'
5 – 7’
1- 2'
1- 2'
P2 tổ chức
Tập hợp 2 hàng dọc
x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x
- Lần 1 GV điều khiển
- Lần 2 cán sự lớp hô
- GV đi uốn nắn sửa sai
- Cho HS lên chỉ định bất kì bạn nào lên làm chỉ huy ….
toán
Tiết 15 Luyện tập
A- Mục tiêu
Giúp HS
- Củng cố cách xem giờ ( chính xác đến 5 phút )
- Củng cố số phần bằng nhau của đơn vị ; so sánh giá trị số của 2 biểu thức đơn giản , giải toán có lời văn .
B- Các hoạt đông dạy - học
HĐ1 KTBC
- HS làm miệng Bài toán 4
HĐ2 Luyện tập
*Bài 1 :(5- 6' ) Miệng
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm miệng
- GV dùng mô hình đồng hồ , vặn kim theo giờ để HS tập đọc giờ tại lớp .
=> Chốt : Củng cố cách xem giờ
* Bài 2 : ( 7- 8’ ) Vở
- HS đọc yêu cầu bài
- HS nêu miệng bài toán
- HS tự làm vở – GV chấm Đ, S
* GV lưu ý HS về phép tính giải không viết 4 x 5 (Vì có thể hiểu là 5 thuyền , mỗi thuyền có 4 người )
=> Chốt : Giải bài toán đơn – Chú ý phép tính giải
* Bài 3 ( 7 - 8 ' )
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm miệng
* GV lưu ý HS : Phần a có 3 hàng như nhau , đã khoanh vào 1 hàng
Phần b : Hình 3 có 2 hàng như nhau , đã khoanh vào 1 hàng ; ở hình 4 có 4 cột như nhau , đã khoanh vào 2 cột ( đều khoanh vào 1/2 số bông hoa )
=> Chốt : - Cách tìm số phần bằng nhau
* Bài 4 : ( 5- 6 ' )
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm bảng con
* GV chữa bài : Chú ý HS tính kết quả rồi mới điền dấu
Hoặc cho HS nhận xét 4 x 7 > 4 x 6 Vì 4 lấy 7 lần thì lớn hơn 4 lấy 6 lần
=> Chốt : Nhân chia trong bảng và so sánh số .
*Dự kiến sai lầm :
Bài 3 HS viết phép tính ngược
HĐ3 Củng cố :
HS làm bảng con : 3 x 6 ….3 x 7 ; 18 : 2….18 : 3
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..................................................................................
.................................................................................
................................................................................
-------------------------------------------------
Tập làm văn
Tiết 3 Kể về gia đình
I- Mục đích yêu cầu
1, Rèn kĩ năng nói : Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen
II- Các hoạt động dạy- học
A- KTBC
- 2 em đọc mẫu đơn xin vào đội TNTPHCM
B- Bài mới
1, Giới thiệu bài
2, Hướng dẫn làm miệng
- 1 HS đọc yêu cầu bài
* GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài : Kể về gia đình mình cho một người bạn mới , chỉ cần nói từ 5 đến 7 câu giới thiệu về gia đình em .
Gia đình em có những ai ? Làm công việc gì ? Tính tình như thế nào ?
- HS kể nhóm đôi cho nhau nghe
- HS xung phong kể trước lớp
* GV nhận xét , bình chọn người kể tốt nhất : Kể đúng yêu cầu của bài , lưu loát chân thật.
3- Củng cố
HS chú ý về nhà viết bài văn vào vở nháp
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..................................................................................
.................................................................................
--------------------------------------
Thủ công
Tiết 3 Gấp con ếch
I - Mục tiêu:
- HS biết cách gấp con ếch
- Gấp được con ếch bằng giấy đúng quy trình kỹ thuật
- Hứng thú với giờ gấp hình
II - Chuẩn bị:
- GV: Mẫu con ếch bằng giấy, tranh quy trình
Giấy màu, kéo
- HS: Giấy màu, kéo.
III - Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 2 - 3'
? Quy trình gấp tàu thủy 2 ống khói?
1 HS gọi lên gấp
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1 - 2'
b. Nội dung: 28'
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1:
Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét.
- Giáo viên đưa vật mẫu
HS quan sát
? con ếch gồm mấy phần
- 3 phần đầu, thân, chân
? Nhận xét về phần chân
- 2 chân trước và hai chân sau ở dưới thân.
- GV mở 2 chân sau và 2 chân trước
- Máy bay đuôi rời: Lớp 2
HS nhận xét giống với gấp hình nào đã học
Hoạt động 2:
GV hướng dẫn mẫu (14 - 15')
Bước 1: Gấp cắt tờ giấy hình vuông
- HS nêu
Bước 2: Gờp tạo 2 chân trước con ếch.
? H3, H4, H5, H6 giống với cách gấp vật gì đã học.
- Máy bay đuôi rời
- 1 HS tự làm, nói cách làm
- Sau khi được H6 gấp 2 đỉnh của hình vuông trong H6 theo đường dấu gấp được H7: 2 chân trước con ếch.
- HS quan sát
Bước 3: Gấp tạo 2 chân sau và thân.
- Lật H7 ra sau được H8
- Gấp 2 cạnh bên của hình tam giác trùng nếp gấp của hai chân trước, miết nhẹ, mở ra.
- HS quan sát
- Lật H9b ra sau đợc H10.
* Làm cho con ếch nhảy.
- Kéo 2 chân trước dựng lên
- Dùng ngón trỏ miết nhẹ
? Bước kho?
3 Bước
GV lưu ý các mếp gấp phẳng thẳng. GV quan sát, giúp đỡ HS (8')
- HS thực hành.
3. Nhận xét - Dặn dò: 3 - 4'
- Nhận xét giờ học
File đính kèm:
- TUAN 3.doc