Giáo án Lớp 3 Tuần 27 Trường Tiểu học Sơn Kim 2

- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút; HSKG đọc tương đối lưu loát; tốc độ đọc khoảng trên 65 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc.

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh (HSKG kể được toàn bộ câu chuyện); biết dùng phép nhân hoá để lời kể thêm sinh động.

 

doc15 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 878 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 27 Trường Tiểu học Sơn Kim 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h với số có tròn nghìn, tròn trăm. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: 5’ - Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập : Viết các số thích hợp vào chỗ chấm : a- 37042, 37043, ......, ...... , ...... , ........ b- 58607, ........ , ....... , ....... , 58611, ....... , ....... - Nhận xét bài làm của HS cho điểm. 2. Luyện tập: 25’ Bài 1: Viết số theo mẫu: Viết số Đọc số 16305 Mười sáu nghìn ba trăm linh năm 16500 62007 62070 71010 71001 - Củng cố cho HS cách đọc số ( gọi 1 số HS đọc nối tiếp) Ví dụ : 16305 : Đọc : Mười sáu nghìn ba trăm linh năm. - HS tự làm bài vào vở; 1 HS chữa bài lên bảng. Khi chữa cho HS nêu cách đọc từng số, các HS khác nhận xét, chốt ý đúng. Bài 2: Viết theo mẫu: HS làm tương tự bài 1. Bài 3: GV cho HS quan sát tia số và mẫu đã nối để nêu được qui luật xếp thứ tự các số có trên vạch. Từ đó nối các số còn lại với vạch thích hợp. Bài 4: GV hướng dẫn HS cách tính nhẩm. Ví dụ: 300 + 2000 x 2 = 300 + 4000 = 4300 GV lưu ý HS cần có bước tính nhẩm ở vở nháp như trên rồi mới viết kết quả: 300 + 2000 x 2 = 4300. - Tương tự HS làm phần còn lại rồi chữa bài. C. Chấm bài – Nhận xét, dặn dò. 5’ GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS. Thủ công Cô Ngọc dạy TẬP ĐỌC ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 5) I. Yêu cầu cần đạt: - Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút; HSKG đọc tương đối lưu loát; tốc độ đọc khoảng trên 65 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc. - Dựa vào báo cáo miệng ở tiết 3, dựa theo mẫu (SGK), viết báo cáo về 1 trong 3 nội dung: về học tập, hoặc về lao động, về công tác khác. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra học thuộc lòng. 15’ (kiểm tra 1/2 số HS) - Từng HS lên bốc thăm chọn bài HTL. Sau khi bốc thăm, xem lại trong SGK bài vừa chọn khoảng 2 phút. - HS đọc TL cả bài hoặc khổ thơ theo phiếu chỉ định. GV cho điểm. 2. Làm bài tập 2. 15’ - 1 HS đọc yêu cầu của bài và mẫu báo cáo, cả lớp theo dõi trong SGK. - GV nhắc các em nhớ nội dung báo cáo đã trình bày trong tiết 3, viết lại đúng mẫu, đủ thông tin, rõ ràng, trình bày đẹp. - HS viết báo cáo vào vở. - Một số HS đọc bài viết. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn báo cáo tốt nhất. 3. Củng cố, dặn dò. 5’ GV nhận xét tiết học. Dặn HS về tiếp tục ôn bài. TẬP VIẾT ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 6) I. Yêu cầu cần đạt: - Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút; HSKG đọc tương đối lưu loát; tốc độ đọc khoảng trên 65 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc. - Viết đúng các âm, vần dễ lẫn trong đoạn văn (BT2). II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu ghi tên các bài thơ. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra học thuộc lòng. 15’ (kiểm tra 1/2 số HS) - Từng HS lên bốc thăm chọn bài HTL. Sau khi bốc thăm, xem lại trong SGK bài vừa chọn khoảng 2 phút. - HS đọc TL cả bài hoặc khổ thơ theo phiếu chỉ định. GV cho điểm. 2. Làm bài tập 2. 15’ - GV nêu yêu cầu BT. - Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm BT vào vở. - GV dán 3 tờ phiếu lên bảng lớp, mời 3 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức (chọn 11 chữ thích hợp với 11 chổ trống bằng cách gạch bỏ những chữ không thích hợp ) - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Một số HS đọc lại đoạn văn đã điền chữ thích hợp. - Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng. - Các từ cần điền: Rét, buốt, ngắt, lá, trước , nào, lại, chúng, biết, làng, tay. 3. Củng cố, dặn dò. 5’ GV nhận xét tiết học. Dặn HS về tiếp tục ôn bài để chuẩn bị KT. TIẾNG VIỆT KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II I. Yêu cầu cần đạt: - Nhớ – viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 65 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày sạch sẽ, đúng hình thức bài thơ. - Viết được đoạn văn ngắn có nội dung liên quan đến những chủ điểm đã học. II. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Kiểm tra A. Nhớ - viết: Em vẽ Bác Hồ (từ đầu đến khăn quàng đỏ thắm) B. Tập làm văn: Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết. Hoạt động 3: Thu bài Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. TIẾNG VIỆT ÔN TẬP - KIỂM TRA (Tiết 7) I. Yêu cầu cần đạt: Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút; HSKG đọc tương đối lưu loát; tốc độ đọc khoảng trên 65 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc. II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu ghi tên bài tập đọc và giấy A4. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Kiểm tra đọc - hiểu - Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc và về chỗ chuẩn bị. - HS đọc một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu và TLCH. - Cả lớp và GV nhận xét và bình chọn bạn đọc tốt nhất. - GV công bố điểm kiểm tra đọc. Hoạt động 2: Kiểm tra Luyện từ và câu Câu 1: Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động nghệ thuật; người hoạt động nghệ thuật; môn nghệ thuật. Câu 2: Đặt dấu phẩy cho đúng vào đoạn văn sau: Một buổi sáng Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng. Vừa thấy Bác các em nhỏ đã chạy ùa tới quây quanh Bác. Ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ. Bác đi giữa đoàn học sinh tay dắt hai em nhỏ nhất. Mắt Bác sáng da Bác hồng hào. Bác cùng các em đi thăm phòng ngủ phòng ăn nhà bếp nơi tắm rửa... - GV thu bài, chấm một số bài làm và nhận xét. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Dặn HS về tiếp tục ôn bài để chuẩn bị KT viết. Thứ sáu ngày 18 tháng 3 năm 2011 THỦ CÔNG LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (Tiết 3) I. Yêu cầu cần đạt: - Biết cách làm lọ hoa gắn tường. - Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối. - HS khéo tay: Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa cân đối. Có thể trang trí lọ hoa đẹp. II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công; Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Thực hành - GV cho HS nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường; kiểm tra HS có đầy đủ dụng cụ cho tiết học này chưa. - GV nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường một lần nữa; Gọi 2 HS nhắc lại để các em nắm chắc cách làm. - HS tự làm việc cá nhân. GV đi đến từng em theo dõi và uốn nắn một số em còn lúng túng chưa thành thạo trong khi làm. Hoạt động 2: Trình bày sản phẩm - GV cho các tổ tự trưng bày sản phẩm của tổ mình và tự phân loại trong tổ. - GV và cả lớp bình chọn sản phẩm đẹp nhất. Tuyên dương những em có sản phẩm đẹp. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài học sau. TOÁN SỐ 100 000. LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt: - Biết số 100 000. - Biết cách đọc, viết và thứ tự các số có năm chữ số. - Biết số liền sau của số 99 999 là số 100 000. II. Đồ dùng dạy - học: 10 mảnh bìa, mỗi mảnh bìa có ghi số 100 000. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: GVgiới thiệu số 100 000 - GV gắn 7 mảnh bìa có ghi số 10 000 lên bảng (như ở SGK). - GV yêu cầu HS cho biết có mấy chục nghìn. (có bảy chục nghìn). - GV gắn tiếp một mảnh bìa có ghi số 10 000 ở dòng ngay trên các mảnh bìa đã gắn trước. GV cho HS nêu “có tám chục nghìn” rồi ghi số 80 000 bên phải gắn số 70 000. - GV gắn tiếp một mảnh bìa nữa lên phía trên rồi tiến hành tương tự, ghi số 90 000 bên phải số 80 000 để có dãy số: 70 000; 80 000; 90 000. - GV gắn tiếp một mảnh bìa có ghi số 10 000 lên phía trên cột các mảnh bìa đã gắn trước. GV cho HS nêu “có mười chục nghìn” rồi ghi số 100 000 bên phải số 90 000. - Cho HS đọc nhiều lần: Một trăm nghìn. - GV cho HS đọc các số ở sãy số trên. - GV cho HS nhận xét: Số 100 000 gồm có 6 chữ số, chữ số đầu tiên là chữ số 1 còn các chữ số còn lại đều là chữ số 0. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: GV cho HS nêu qui luật của dãy số rồi điền tiếp các số thích hợp vào chỗ chấm. Bài 2: Cho HS quan sát tia số để tìm ra qui luật thứ tự các số trên tia số, sau đó HS tự điền các số vào các vạch. Bài 3: HS nêu cách tìm số liền trước, liền sau của một số rồi tự làm bài vào vở, sau đó chữa bài. Bài 4: - HS đọc đề bài, GV nêu câu hỏi để HS tìm cách giải BT. - HS trình bày bài giải vào vở, sau đó chữa bài. Hoạt động 3: Chấm bài – Nhận xét, dặn dò. GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ KIỂM ĐIỂM CUỐI TUẦN I. Yêu cầu cần đạt: - Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần về vệ sinh trực nhật, nề nếp, học tập. - Bình xét thi đua. - Nêu kế hoạch tuần tới. II. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần a. Cán sự lớp nhận xét: Về vệ sinh cá nhân; Về nề nếp học tập. b. GV nhận xét những ưu, khuyết điểm của HS trong tuần: - Khen ngợi những học sinh có nhiều tiến bộ, có ý thức trong học tập và các hoạt động khác. - Nhắc nhở những HS còn phạm nhiều khuyết điểm như: không thuộc bài khi đến lớp, còn thiếu sách vở, ĐDHT, hay nói chuyện riêng, ý thức học tập chưa tốt. c. Bình xét thi đua. Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới - Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của HS. - Tiếp tục tăng cường công tác bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu. - Ôn tập chuẩn bị cho KTĐK giữa học kỳ II. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tuần tới. Tiết 4 I. Yêu cầu cần đạt: - Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút; HSKG đọc tương đối lưu loát; tốc độ đọc khoảng trên 65 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc. - Nghe - viết đúng bài chính tả Khói chiều (tốc độ viết khoảng 65 chữ/15 phút; HSKG viết đúng và đẹp bài CT; tốc độ 65 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày sạch sẽ, đúng bài thơ lục bát (BT2). II. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe - viết a. Hướng dẫn HS chuẩn bị. - GV đọc một lần bài thơ Khói chiều, 2 HS đọc lại, cả lớp theo dõi SGK. - GV giúp HS nắm nội dung bài thơ: + Tìm những câu thơ tả cảnh Khói chiều? + Bạn nhỏ trong bài thơ nói gì về khói? - HS nêu cách trình bày một bài thơ lục bát. - HS viết vào bảng con hoặc giấy nháp các từ dễ viết sai . b. GV đọc cho HS viết bài . c. Chấm, chữa bài. Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị tiết học sau.

File đính kèm:

  • docGAlop3Tuan 27CKTKNGTva KNSGDMTbiendao.doc
Giáo án liên quan