I. Mục tiêu:
-Biết cách đọc, viết các số có 5 CS.
-Biết thứ tự của các số có 5
-Biết viết các số tròn nghìn (từ 10.000 đến 19.000) vào dưới mỗi vạch của tia số. (BTCL: 1, 2, 3, 4)
II/Chuẩn bị :
- Bảng lớp viết nội dung bài tập 1,2
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 27 Thứ ba, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2012
TOÁN
LUYỆN TẬP/142
I. Mục tiêu:
-Biết cách đọc, viết các số có 5 CS.
-Biết thứ tự của các số có 5…
-Biết viết các số tròn nghìn (từ 10.000 đến 19.000) vào dưới mỗi vạch của tia số. (BTCL: 1, 2, 3, 4)
II/Chuẩn bị :
- Bảng lớp viết nội dung bài tập 1,2
III. Các hoạt động dạy học
GV
HS
1.Ổn định (1ph)
2.K/tra b/cũ (5ph)
3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề (1ph)
HĐ 1(26ph): Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Làm miệng
- Giáo viên treo bảng bài tập 1
Bài 2: Làm SGK
- Giáo viên cho học sinh tự làm bài bằng bút chì vào SGK sau đó gọi 2 học sinh lên bảng, yêu cầu 1 học sinh viết các số trong bài cho học sinh kia đọc số.
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở
- Giáo viên hỏi học sinh làm phần a: Vì sao em điền 36522 vào số 36521 ?
- Hỏi tương tự với học sinh làm phần b và c.
HĐ 2(2ph): Củng cố - dặn dò:
Giáo viên tổng kết giờ học
Bài sau: Các số có 5 chữ số ( TT )
- 3 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm 1 bài.
24543 ; 18546 ; 50056 ; 13871
- Nghe giáo viên giới thiệu
- Học sinh tự làm bài vào SGK, sau đó theo dõi bài làm của 2 bạn trên bảng và nhận xét.
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền số thích hợp vào ô trống.
- 3 học sinh lên bảng làm 3 phần a, b, c học sinh cả lớp làm bài vào vở.
- Vì dãy số này bắt đầu từ 36520, tiếp sau đó là 36521 đây là dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ số 36520, vậy sau 36521 ta phải điền số 36522 ( Hoặc: Vì trong dãy số này mỗi số đứng sau bằng số đứng trước nó cộng thêm 1 )
- Học sinh lần lượt từng dãy số
CHÍNH TẢ (NGHE - VIẾT):
ÔN TẬP TIẾT 3
I/Mục tiêu:
-Mức độ Yêu cầu về kĩ năng đọc như ỏ tiết 1.
-Báo cáo được 1/3 nội dung nêu ở BT 2 (về học tập, hoặc về lao động, về công tác khác)
(tốc độ khoảng trên 65 tiếng/phút);
II/Chuẩn bị :
- Phiếu ghi tên từng bài tập đọc đã học (8 tuần đầu học kỳ II)
- Bảng lớp viết các nội dung cần báo cáo.
III/Các hoạt động dạy học :
GV
HS
1.Ổn định (1ph)
2.K/tra b/cũ (5ph)
3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề (1ph)
HĐ 1(10ph)Ktra đọc.
- Từng Học sinh lên hái hoa dân chủ
- Giáo viên đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
HĐ 2(21ph):Bài tập
- Đóng vai chi đội trưởng báo cáo với cô tổng phụ trách kết quả tháng thi đua “ Xây dựng đội vững mạnh”.
Hỏi: Yêu cầu của báo cáo này có gì khác với yêu cầu của báo cáo đã được học ở tiết TLV tuần 20 ?
- Nhắc học sinh chú ý thay lời “Kính gửi...” trong mẫu báo cáo bằng lời “Kính thưa...” (vì là báo cáo miệng).
- Cho học sinh làm việc theo tổ với các bước.
+ Thống nhất kết quả hoạt động của chi đội trong tháng qua (về học tập, lao động, công tác khác). Mỗi Học sinh tự ghi nhanh ý của cuộc trao đổi.
+ Lần lượt 1 số thành viên trong tổ đóng vai chi đội trưởng
- Cả tổ góp ý nhanh cho từng bạn
- Cả lớp và Giáo viên bổ sung , nhận xét, HĐ 3(2ph):Dặn dò
- GV nêu nhận xét tiết học.
- 1 Học sinh đọc 1 đoạn văn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu .
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
+ 1 Học sinh đọc lại mẫu báo cáo đã học ở tuần 20, trang 20 (SGK)
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Những điểm khác:
+ Người báo cáo là chi đội trưởng.
+ Người nhận báo cáo là chị phụ trách
+ Nội dung thi đua: Xây dựng Đội vững mạnh.
+ Nội dung báo cáo: về học tập về lao động, thêm nội dung về công tác khác.
- Đại diện các nhóm thi trình bày báo cáo trước lớp.
*************************************
ĐẠO ĐỨC:
TÔN TRỌNG THƯ TỪ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC
I. Mục tiêu:
-nêu được 1 vài biểu hiện về tôn trọng thư từ…người khác.
-Biết: không được xâm phạm thư từ…khác.
-Thực hiện tôn trọng thuwtuwf, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người. (hs K, G: Biết: TE có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư. Nhắc mọi người cùng thực hiện)
II/Chuẩn bị :
- Phiếu học tập để sinh hoạt nhóm.
- Số đồ chơi, mũ, truyện tranh để đóng vai trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học
GV
HS
1.Ổn định (1ph)
2.K/tra b/cũ (5ph)
3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề (1ph)
- Hoạt động1 (12ph):xét hành vi
Mục tiêu : HS có kỹ năng nhận xét những hành vi liên quan đến tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 8 nhóm nhỏ ( làm bài tập 4 ) vở bài tập.
- GV giao nhiệm vụ, phát phiếu.
- GV treo tranh lên bảng các nhóm quan sát - thảo luân.
- GV gọi các nhóm trình bày.
- GV nhận xét từng ý kiến và kết luận:
+ Tình huống a: sai
+ Tình huống b: đúng
+ Tình huống c : sai
+ Tình huống d: đúng.
Hoạt động 2(14ph):Đóng vai
Mục tiêu: HS có kỹ năng thực hiện một số hành động thể hiện sự tôn trọng thư từ, tài sả
Cách tiến hành:
- Bài tập 5 ( sách bài tập/41)
- GV Yêu cầu tổ 1,2 thực hiện đóng vai tình huống 1.
- GV Yêu cầu tổ 3,4 thực hiện tình huống 2.
- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày nội dung.
- GV nhận xét, đánh giá từng tình huống.
- GV kết luận :
HĐ 3(2ph):Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
Bài sau: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- 3 em lên đọc ghi nhớ SGK/41
+ 1 HS trả lời câu hỏi sau
- Thư từ, tài sản riêng của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng, xâm phạm là việc làm sai trái, vi phạm Pháp luật.
- Tôn trọng thư từ, tài sản riêng của người khác là hỏi mượn khi cần, chỉ sử dụng khi đưcợ phép, giữ gìn bảo quản khi sử dụng.
- Thảo luận nhóm các tình huống sau:
+ Nhóm 1 + 2 (a) :
Thấy bố đi công tác về, Thắng liền lục túi để xem bố mua quà gì cho mình.
+ Nhóm 3 + 4 (b):
Mỗi lần sang nhà hàng xóm xem ti vi, Bình đều chào hỏi mọi người và xin phép bác chủ nhà rồi mới ngồi xem.
+ Nhóm 5 +6 (c):
Bố công tác ở xa, Hải thường viết thư cho bố . Một lần, mấy bạn lấy thư Hải xem bạn viết gì.
+ Nhóm 7 + 8 (d)
Sang nhà bạn thấy nhiều đồ chơi đẹp và lạ mắt Phú bảo với bạn: “ Cậu cho tớ xem những đồ chơi này được không” ?
* Các nhóm thảo luận.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày .
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
- HS đọc ghi nhớ:
- Thư từ, tài sản riêng của mỗi người thuộc về của riêng họ, không ai được xâm phạm. Tự ý bóc, đọc thư hoặc sử dụng tài sản của người khác là việc làm không nên làm.
MĨ THUẬT
VẼ THEO MẪU – VẼ LỌ HOA VÀ QUẢ
I- Mục tiêu :
- HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của lọ hoa và quả.
- Vẽ được hình lọ hoa và quả.
- Thấy được vẻ đẹp về bố cục giữa lọ và quả.
II- Chuẩn bị :
GV : -Chuẩn bị 1 số lọ hoa và quả có hình dáng, màu sắc khác nhau.
- Bài vẽ lọ hoa và quả của hs lớp trước. - Hình gợi ý cách vẽ.
HS : -Tranh, ảnh lọ hoa; Vở tập vẽ ; Bút chì, tẩy, màu.
III- Các hoạt động dạy - học
GV
HS
1/ Khởi động: 1’
2/ Bài cũ: 1’ Kiểm tra dụng cụ
3/ Bài mới: Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: 5’ Quan sát, nhận xét
GV bày ra 1 vài lọ hoa và quả h/dẫn hs quan sát, nhận xét.
+ Lọ hoa và quả có hình dang như thế nào ?
+ Quả được đặt ở phía trước hay phía sau lọ?
Màu sắc, độ đậm nhạt của lọ so với quả như thế nào ?
* Hoạt động 2: 5’ Hướng dẫn cách vẽ
- Giới thiệu cách vẽ qua mẫu hoặc đồ dùng dạy học .
+ Phác khung hình của lọ, của quả vừa vớiphần giấy.
+ Phác nét tỉ lệ lọ và quả.
+ Vẽ màu hoặc bằng bút chì đen.
- Giới thiệu với hs 1 số bài của hs năm trước.
* Hoạt động 3: 18’ Thực hành
- Giúp hs tìm được tỉ lệ khung hình chung và vẽ vừa với phần giấy vẽ.
- Gợi ý hs để các em chú ý đến :
+ Tỉ lệ giữa lọ và quả.
+ Tỉ lệ bộ phận : miệng , cổ, thân lọ …
- Nhắc nhở hs quan sát mẫu để vẽ.
* Hoạt động 4: 5’ Nhận xét, đánh giá
Giới thiệu 1 số bài và gợi ý hs nhận xét về :
+ Hình vẽ so với giấy như thế nào ?
+ Hình vẽ có giống mẫu không ?
- Cho hs xếp loại bài theo ý mình.
Sưu tầm các tranh, ảnh tĩnh vật.Liên hệ giáo dục
Nhận xét tiết học .Chuẩn bị bài sau:Vẽ trang trí: Vẽ màu vào hình có sẵn
Nghe giới thiệu
Quan sát, nhận xét
-lọ hoa tròn và cao.
Quả tròn đặt trước
lọ được vẽ đậm hơn
Quan sát cách vẽ qua đồ dùng hoặc mẫu
Thực hành vẽ
- Có thể vẽ màu theo ý thích.
HS nhận xét
Xếp loại bài theo ý mình
HS theo dõi
File đính kèm:
- Thứ ba.doc