A.Mục tiêu:
- Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
- Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người.
- GDKNS: KNtự trọng .KN làm chủ bản thân,kiên định,ra quyết định.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: bài soạn, phiếu
- HS: Vở BT ĐĐ 3.
10 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 26 Trường Tiểu học Yên Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV : mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công được dán trên tờ bìa có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát
- Một lọ hoa gắn tường đã được gấp hoàn chỉnh nhưng chưa dán vào bìa.
- Kéo, thủ công, bút chì.
- HS : bìa màu, bút chì, kéo thủ công.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Bài cũ:
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Làm lọ hoa gắn tường
2. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn lại quy trình
Giáo viên treo tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường lên bảng.
Giáo viên cho học sinh quan sát, nhận xét và hệ thống lại các bước làm lọ hoa gắn tường
Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
Giáo viên hướng dẫn: đặt ngang tờ giấy thủ công hình chữ nhật có chiều dài 24ô, rộng 16ô lên bàn, mặt màu ở trên. Gấp một cạnh của chiều dài lên 3ô theo đường dấu gấp để làm đế lọ hoa ( H. 1 )
Xoay dọc tờ giấy, mặt kẻ ô ở trên. Gấp các nếp gấp cách đều nhau 1ô như gấp cái quạt ( ở lớp một ) cho đến hết tờ giấy ( H. 2, H. 3, H. 4 )
Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
Tay trái cầm vào khoảng giữa các nếp gấp. Ngón cái và ngón trỏ tay phải cầm vào nếp gấp làm đế lọ hoa kéo tách ra khỏi nếp gấp màu làm thân lọ hoa ( H. 5 ). Tách lần lượt từng nếp gấp cho đến khi tách hết các nếp gấp làm đế lọ hoa.
Cầm chụm các nếp gấp vừa tách được kéo ra cho đến khi các nếp gấp này và các nếp gấp phía dưới thân lọ tạo thành hình chữ V( H. 6 )
Giáo viên lưu ý học sinh miết mạnh lại các nếp gấp.
Bước 3 : Làm thành lọ hoa gắn tường.
Giáo viên hướng dẫn: dùng bút chì kẻ đường giữa hình và đường chuẩn vào tờ giấy hoặc tờ bìa dán lọ hoa.
Bôi hồ đều vào một nếp gấp ngoài cùng của thân và đế lọ hoa. Lật mặt bôi hồ xuống, đặt vát như hình 7 và dán vào tờ giấy hoặc tờ bìa.
Bề rộng của miệng lọ hoa tuỳ thuộc vào độ vát khi dán. Vì vậy, muốn miệng lọ hoa hẹp thì đặt vát ít, ngược lại muốn miệng lọ hoa rộng thì đặt vát nhiều hơn.
Bôi hồ đều vào nếp gấp ngoài cùng còn lại và xoay nếp gấp sao cho cân đối với phần đã dán, sau đó dán vào bìa thành lọ hoa.
Giáo viên chú ý cho học sinh: dán chụm đế lọ hoa để cành hoa không bị tuột xuống khi cắm trang trí. Bố trí chỗ dán lọ hoa sao cho có chỗ để cắm hoa trang trí.
3. Hoạt động 2: thực hành
Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại các bước gấp và làm lọ hoa gắn tường.
Giáo viên nhận xét
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành gấp lọ hoa gắn tường theo nhóm.
Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh gấp chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng.
Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương.
Gv đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
III. Củng cố, dặn dò:
Chuẩn bị : Làm lọ hoa gắn tường ( tiết 3 )
Nhận xét tiết học.
Hát
Học sinh nhắc lại
Học sinh thực hành gấp lọ hoa gắn tường theo nhóm
Mỗi nhóm trình bày sản phẩm
Thứ năm ngày 07 tháng 03 năm 2013
Toán
BÀI TOÁN LIÊN QUAN VỀ RÚT ĐƠN VỊ
A. Mục tiêu: GV giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hiện giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị nhanh, đúng, chính xác
B. Các hoạt động dạy học:
1. GV nêu nhiệm vụ, yc của tiết học:
2. HD luyện tập
Bài 1:
GV gọi HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt :
8 bàn có : 48 cái cốc
3 bàn có : … cái cốc ?
+ Muốn biết trên 3 bàn đó có bao nhiêu cái cốc ta làm như thế nào ?
+ Biết 48 cái cốc xếp đều lên 8 bàn, muốn tìm mỗi bàn có bao nhiêu cái cốc ta phải làm phép tính gì ?
+ Biết mỗi bàn có 6 cái cốc, muốn tìm 3 bàn đó có bao nhiêu cái cốc ta phải làm phép tính gì ?
Giáo viên cho học sinh ghi bài giải
Giáo viên nhận xét.
Bài 2 :
GV gọi HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt ?
+ Muốn biết trong 4 hộp đó có bao nhiêu cái bánh ta làm như thế nào ?
+ Biết 30 cái bánh xếp đều vào 5 hộp, muốn tìm mỗi hộp có bao nhiêu cái bánh ta phải làm phép tính gì ?
+ Biết mỗi hộp có 6 cái bánh, muốn tìm 4 hộp đó có bao nhiêu cái bánh ta phải làm phép tính gì ?
Giáo viên cho học sinh ghi bài giải
Giáo viên nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
HS đọc
Muốn biết trên 3 bàn đó có bao nhiêu cái cốc ta phải tìm số cái cốc trên mỗi bàn.
Ta làm phép chia: 48 : 8 = 6 (cái cốc)
Phép nhân 6 x 3 = 18 (cái cốc)
HS đọc
Muốn biết trong 4 hộp đó có bao nhiêu cái bánh ta phải tìm số cái bánh trong mỗi hộp.
Ta làm phép chia: 30 : 5 = 6 (cái bánh)
Phép nhân 6 x 4 = 24 (cái bánh)
Ôn Tập làm văn
KỂ VỀ MỘT BUỔI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
A. Mục tiêu:
GV tiếp tục giúp học sinh củng cố, hệ thống hoá và mở rộng vốn từ ngữ về nghệ thuật ( người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật), ôn luyện sử dụng dấu câu: dấu phẩy
B. Đồ dùng dạy học:
C. Hoạt động dạy học:
Giáo viên giúp học sinh biết kể lại rõ ràng, tự nhiên một buổi biểu diễn nghệ thuật đã được xem. Dựa vào những điều vừa kể, viết được một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu ) kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật
1. Gv nêu nhiệm vụ, yc của tiết học:
2. HD luyện tập:
Giáo viên cho học sinh đọc các câu hỏi gợi ý.
Đó là buổi biểu diễn nghệ thuật gì : kịch, ca nhạc, múa, xiếc,…?
Buổi diễn được tổ chức ở đâu? Khi nào?
Em cùng xem với những ai?
Buổi diễn có những tiết mục nào?
Em thích tiết mục nào nhất? Hãy viết cụ thể về tiết mục ấy.
Giáo viên cho học sinh tập kể theo nhóm đôi
Méột số nhóm kể trước lớp
Giáo viên nhận xét
Cho học sinh thi kể trước lớp
Giáo viên gọi 1 học sinh khá kể mẫu cho cả lớp nghe
Giáo viên n x, bổ sung vào từng bài kể cho học sinh
Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu
Giáo viên chú ý nhắc học sinh viết bài tự nhiên, chân thật những điều vừa kể.
Cho học sinh làm bài
3. Củng cố, dặn dò:
Học sinh nêu.
Cá nhân
Học sinh tập kể theo nhóm đôi
Cá nhân
Cả lớp lắng nghe bạn kể và nhận xét xem bạn kể có tự nhiên không, nói đã thành câu chưa.
Lớp nhận xét
Luyện viết
Bài 32( kiểu chữ nghiêng)
A. Mục tiêu:
- Giúp HS viết đúng, đẹp nội dung bài, viết đều nét, đúng khoảng cách, độ cao từng con chữ: m, M, H, L, a, ô, n, h…
- Rèn kĩ năng viết đẹp, cẩn thận, chu đáo.
B. Đồ dùng dạy học:
- Vở luyện viết của HS, bảng lớp viết sẵn nội dung bài
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét chung
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện viết
+ Hướng dẫn HS viết chữ hoa trong bài
- Trong bài có những chữ hoa nào?
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình viết.
+ H:
+ L:
- Yêu cầu HS viết vào vở nháp
- GV nhận xét chung
3. Hướng dẫn HS viết bài
- Các chữ cái trong bài có chiều cao như thế nào?
- Khoảng cách giữa các chữ như thế nào?
- GV nhận xét, bổ sung.
- Y/c HS viết bài
- GV bao quát chung, nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách trình bày
4. Chấm bài, chữa lỗi
- Chấm 7 - 10 bài, nêu lỗi cơ bản
- Nhận xét chung, HD chữa lỗi
III. Củng cố, dặn dò
- HS mở vở, kiểm tra chéo, nhận xét
- HS nêu: G, H, L
- HS nhắc lại quy trình viết:
+ G:
- HS viết vào vở nháp
- Lớp nhận xét
- HS trả lời:
+ g, , h, l: cao 2 li rưỡi
+ a, i, o, n,…: cao 1 li
- HS trả lời
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc lại bài viết
- HS viết bài
- HS chữa lỗi
HĐNGLL
KỂ CHUYỆN VỀ MẸ, BÀ VÀ CÁC CHỊ EM GÁI CỦA EM
1.1. Mục tiêu hoạt động:
- HS biết kể về mẹ, bà và chị em gái của mình.
- HS hiểu được sự yêu thương, quan tâm chăm sóc mà bà, mẹ, chị em gái đã dành cho em.
- Giáo dục HS tình cảm thương yêu, thái độ tôn trọng đối với những người phụ nữ trong gia đình các em.
1.2. Quy mô hoạt động:
- Tổ chức theo quy mô lớp.
1.3. Tài liệu và phương tiện:
- ảnh, băng hình về mẹ, bà, chị em gái của HS.
- Một món quà nhỏ mà HS đã được mẹ, bà, chị em gái tặng.
1.4. Các bước tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu hoạt động trước 1 tuần để HS chuẩn bị:
+ Nội dung: Kể về bà, mẹ và chị em gái của mình. Ví dụ: Bà em năm nay bao nhiêu tuổi ? Bà còn đi làm hay đã nghỉ hưu ? Mẹ của em tên là gì ? Mẹ bao nhiêu tuổi ? Mẹ hiện nay làm nghề gì ? Ở đâu? Hàng ngày bà, mẹ đã thương yêu, chăm sóc em như thế nào ? Các chị em gái hiện đang học lớp mấy ? Tại trường nào ? Em có yêu bà, mẹ, các chị em gái của mình không ? Em đã làm gì để bày tỏ tình cảm yêu thương đó ? ...
+ Hình thức: Kể bằng lời, kết hợp với giới thiệu ảnh, băng hình, các vật kỉ niệm về bà, mẹ , chị em gái.
- HS chuẩn bị kể chuyện theo yêu cầu của GV.
Bước 2: Kể chuyện
- Mở đầu: GV có thể nêu vấn đề: Nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, chúng ta sẽ cùng kể cho nhau nghe về những người phụ nữ thân yêu trong gia đình mình là: bà , mẹ và các chị em gái. Bây giờ bạn nào sẽ xung phong kể trước?
- Mời lần lượt từng HS đứng lên kể chuyện, vừa kể vừa giới thiệu ảnh, băng hình, vật kỉ niệm về bà, mẹ và chị em gái của mình.
- Sau khi mỗi HS kể, các bạn trong lớp có thể bình luận hoặc nêu câu hỏi, nếu có.
Bước 3: Thảo luận chung
Sau khi cả lớp kể chuyện xong, GV tổ chức cho cả lớp thảo luận theo các câu hỏi sau:
- Em nghĩ gì khi nghe kể chuyện và nghe các bạn kể chuyện về bà, mẹ và các chị em gái của mình?
- Chúng ta cần thể hieenjtinhf cảm yêu thương đối với bà, mẹ, chị em gái ttrong cuộc sống hàng ngày ntn?
Bước 4: Tổng kết
- Gv nhận xét, đánh giá chung về kết quả buổi kể chuyện, khen ngợi những HS kể chuyện hay, thể hiện được cảm xúc của mình đối với bà, mẹ, chị em gái qua câu chuyện,
- Gv nhắc nhở HS hãy luôn yêu quý và thể hiện tình cảm của mình đối với bà, mẹ, chị em gái bằng thái độ quan tâm và những việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.
Nhận xét của BGH
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- tuan 26.doc