Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Trường Tiểu học Cổ Đông

1. Đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng các từ, tiếng khó Ngự giá, Thăng Long, Hà Nội, quân lính, mây, la hét, náo động, leo lẻo.

 - Ngắt nghỉ hơi đằng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

 - Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung của từng đoạn luyện.

2. Đọc hiểu:

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: Minh Mạng, Cao Bá Quát, ngự giá, xa giá, đôi, tức cảnh, chỉnh.

 - Hiểu được nội dung: Câu chuyện ca nngợi Cao Bá Quát là người từ nhỏ đã thể hiện tư chất thông minh, giỏi đối đáp.

 

doc20 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 890 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Trường Tiểu học Cổ Đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên dương học sinh tích cực - Chuẩn bị bài sau. Toán Tiết 119 luyện tập I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố về đọc, viết và nhận biết giá trị của các số La Mã từ I đến XII để xem được đồng hồ và các số XX; XXI khi đọc sách - áp dụng tốt trong khi làm toán. II. Chuẩn bị: - Hệ thống bài luyện tập; chép bài 3 lên bảng (2 lần) III. Các hoạt động dạy học - chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu 1 học sinh viết các số la Mã từ 1 đến 12 - 1 học sinh viết. - Lớp đọc các số theo yêu cầu của giáo viên ghi bảng - Đọc các số La Mã - Nhận xét - cho điểm B. Dạy học bài mới Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề bài - 1 học sinh đọc - Thảo luận nhóm đôi để đọc - Các nhóm khác nhận xét. Giáo viên nhận xét chốt ý đúng. Bài 2: - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu. - Đọc xuôi, đọc ngược các số La Mã đã cho. Giáo viên nhận xét cho điểm Bài 3: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài - 1 học sinh đọc - Thi đua giữa 2 nhóm - Học sinh nhận xét - Lưu ý hs: Khi viết số La mã, mỗi chữ số không viết lặp lại liền nhau quá 3 lần. Bài 4: a. Học sinh tự làm b. 3 que diêm có thể xếp các số nào? - Học sinh nêu: III, IV, VI, XI, IX Giáo viên nhận xét, chốt ý đúng Bài 5: - Học sinh làm bài: XI IX - Chữ số I đặt bên phải chỉ gì? - Chỉ giá trị tăng thêm 1 đơn vị - Chữ số I đặt bên trái chỉ gì? - Chỉ giá trị giảm đi 1 đơn vị. - Lấy 5 que diêm yêu cầu học sinh xêp số 14 (XIV) - Học sinh xếp: XIV - Hãy nhắc 1 que diêm để được số 16 - XVI - Có 4 que diêm có thể xếp được những số nào? - Học sinh xếp: VII, XII, XX, XV,X, II, I. C. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. Thứ năm ngày tháng năm 2008 Luyện từ và câu từ ngữ về nghệ thuật - dấu phẩy I. Mục tiêu: - Mở rộng vốn từ ngữ về nghệ thuật - ôn luyện cách dùng dấu phẩy (ngăn cách giữa các bộ phận đồng chức) II: Đồ dùng, dạyhọc - 2 tờ giấy khổ lớn sử dụng bài tập 1. - Viết sẵn trên bảng bài tập 2. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A. ổn định tổ chức. - Hát B. Kiểm tra bài cũ. - Tìm những vật được nhân hoá với nhau trong câu thơ: - Những chị lúa phất phơ bím tóc những cậu tre bá vai nhau thầm thì đứng học. - Lúa và tre được nhân hoá, chúng được gọi là chị,cậu, được miêu tả và hành động như người. - Nhớ chân người bước lên đèo người đi rừng núi trông theo bóng người - Rừng núi được nhân hoá, có hành động như con người (trông theo bóng người) - Nhận xét cho điểm C. Dạy - học bài mới 1. Giới thiệu bài. - Nghe giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài -1 Học sinh đọc trước lớp - Bài tập yêu cầu tìm các từ ngữ ntn? - Thi viết tiếp sức. - Giáo viên nhận xét + Chỉ người hoạt động nghệ thuật: nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà quay phim, nhà điêu khắc, nhà nhiếp ảnh, nhà tạo mốt, nhà ảo thuật, hoạ sĩ, diễn viên. + Từ chỉ hoạt động như trên: Sáng tác, viết văn, làm thơ, soạn lịch, viết lịch, ca hát, múa...... - Từ chỉ các môn nghệ thuật: Thơ ca, điện ảnh, kịch nói, chèo, tuồng, cải lương, xiếc, hài ca nhạc....... Bài 2: Bài tập yêu cầu làm gì? - HS nêu - Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài - Làm bài vào vở. - Gọi 1 học sinh đọc bài làm của mình, đọc cả dấu phẩy. - 1 học sinh đọc. - Lớp theo dõi nhận xét. Giáo viên nhận xét - chốt ý đúng. D. Củng cố - dặn dò. - Giáo viên nhận xét tiết học Tập làm văn Nghe - kể: người bán quạt may mắn I. Mục tiêu: - Nghe và kể lại câu chuyện: Người bán quạt may mắn. Kể đúng nội dung, tự nhiên, biết kết hợp được điệu bộ, cử chỉ, nét mặt khi kể. II. Đồ dùng - dạy học: - Bảng ghi sẵn câu hỏi gợi ý về nội dung truyện - Tranh minh hoạ câu chuyện (phóng to) III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu A. kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 học sinh lên bảng đọc bài văn kể về buổi biểu diễn nt mà em được xem. - 2 học sinh đọc yêu cầu, lớp theo dõi, nhận xét - Nhận xét cho điểm B. Dạy - học bài mới: 1. Giới thiệu bài:. - Nghe giới thiệu 2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện. - Giáo viên kể chuyện lần 1 - Học sinh cả lớp theo dõi - Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì? - Bà lão bán quạt đến bên gốc cây nghỉ thì gặp ông Vương Hi Chi, bà … - Khi đó, ông Vương Hi Chi đã làm gì? - Khi bà lão thiu thiu ngủ, ông lẳng lặng lấy bút ra viết chữ lên quạt của bà - Ông Vương Hi Chi viết chữ, đề thơ vào những chiếc quạt của bà lão để làm gì? - Vì ông nghĩ rằng băng cách ấy ông sẽ giúp được bà lão, chữ của ông … - Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt? - Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ của ông Vương Hi Chi trên quạt. Họ mua quạt như mua một tác phẩm nghệ thuật qúi giá - Bà lão đã nghĩ thế nào trên đường về. - Bà nghĩ: Có lẽ vị tiên ông nào đã cảm thương cảnh ngộ nên đã giúp bà bán quạt chạy thế - Em hiểu thế nào là "cảnh ngộ" - Là tình trạng không hay - Giáo viên kể lại câu chuyện lần 2 - Học sinh theo dõi giáo viên kể - Giáo viên gọi 3 hs tiếp nối nhau kể lại 3 đoạn của câu chuyện (theo 3 câu hỏi gợi ý) - 3 học sinh kể trước lớp - Chia thành các nhóm 3 học sinh - 3 học sinh kể trước lớp, lớp theo dõi nhận xét sau khi học sinh kể trong nhóm, sửa cho nhau. - Giáo viên gọi 3 đến 5 nhóm kể lại câu chuyện trước lớp - Cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất. - Em có nhận xét gì về con người của Vương Hi Chi qua câu chuyện - Vương Hi Chi là người có tài, nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ - Gọi 2 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện - Nhận xét và cho điểm C. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị tiết sau Toán thực hành xem đồng hồ I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố hiểu biết về thời điểm - Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút II. Đồ dùng dạy học - Chép bài 2 lên bảng. - Mô hình đồng hồ III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu A. ổn định tổ chức - Hát B.Kiểm tra bài cũ: 4 que diêm xếp được những số La Mã nào? - 2 hs lên bảng - Lớp nhận xét - Giáo viên nhận xét - cho điểm C. Dạy học bài mới - Nghe giới thiệu bài 1. Giới thiệu bài: - Ghi đề bài lên bảng 2. Hoạt động day - học * Hướng dẫn xem đồng hồ - Giáo viên giơ mô hình đồng hồ giới thiệu chú trọng tới vạch chia phút - Học sinh quan sát 3. Luyện tập - thực hành Bài 1: - Y/c quan sát đồng hồ và nêu giờ có kèm theo nêu vị trí các kim ở mỗi thời điểm - Học sinh thực hành theo cặp - Chữa bài cho điểm Bài 2: - Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm - Học sinh trao đổi cách vẽ kim - Đại diện 2 nhóm lên vẽ vào mô hình có sẵn trên bảng - Lớp nhận xét - Giáo viên nhận xét cho điểm Bài 3: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài - Học sinh đọc - Học sinh lần lượt đọc từng giờ trong các mô hình - Học sinh đọc * Giáo viên kiểm tra bằng cách đọc 1 số giờ bất kỳ - HS dùng mô hình đồng hồ - Học sinh nhận xét - Giáo viên nhận xét cho điểm D. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học - Về nhà tập xem đồng hồ - chuẩn bị bài sau Chính tả Tiếng đàn I. Mục tiêu: - Nghe viết chính xác, đẹp đoạncuối bài tiếng đàn - Tìm được các từ có 2 tiếng bắt đầu bằng s/ x hoặc có thanh hỏi, thanh ngã. II. Đồ dùng dạy học: - Chép bảng sẵn bài .luyện tập III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu A: Kiểm tra bài cũ: Giáo viên yêu cầu - Đọc: Xào rau, cái sào, xông lên, dòng sông. - Nhận xét - cho điểm B: Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài - Nghe giới thiệu - Ghi bảng đầu bài 2. Hướng dẫn viết chính tả a. Trao đổi về nội dung bài viết: - Giáo viên đọc đoạn viết - 1 học sinh đọc lại - Hãy tả lại khung cảnh thanh bình bên ngoài như hoà cùng tiếng đàn - Vài cánh Ngọc Lan êm ái rung xuống vườn, lũ trẻ thả thyuyền trên vũng nước mưa, dân chài tung lưới bắt cá, hoa mười giờ nở, mấy con Chim Câu lướt nhanh trên mái nhà b. Hướng dẫn cách trình bày - Đoạn văn có mấy câu? - Có 6 câu - Những chữ nào trong bài phải viết hoa - Học sinh nêu c. Hướng dẫn viết từ khó. - Trong bài có những từ nào khó viết, dễ lẫn. - Ngọc Lan, thuyền, tung lưới, lướt nhanh. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc - 2 đến 3 học sinh đọc. - Giáo viên chỉnh, sửa lỗi chính tả cho học sinh. d.Viết chính tả - Giáo viên đọc cho học sinh viết - HS nghe giáo viên đọc để viết bài e. Soát lỗi g. Chấm bài: - Chấm 10 bài - Nhận xét chữ viết của học sinh 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2: (Chọn phần a) Gọi học sinh đọc yêu cầu - 1 học sinh đọc. - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả. - Các nhóm thảo luận và ghi rồi phát biểu. C. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, chữ viết của học sinh - Chuẩn bị bài sau Thể dục Ôn nhảy dây. Trò chơi: "ném trúng đích" I. Mục tiêu: - Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối đúng - Chơi trò chơi: "Ném trúng đích", yêu cầu biết cách chơi và chơi ở mức tương đối chủ động. - Giáo dục học sinh có ý thức khi luyện tập. II. Địa điểm, phương tiện. - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện -Phương tiện: Còi, bóng cao su để ném, kẻ vạch giới hạn cách vạch giới hạn III. Nội dung và phương pháp lên lớp Nội dung Phương pháp A. Phần mở đầu - Giáo viên phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học - Nghe giới thiệu - Chạy chậm 1 vòng quanh sân - Tập bài thể dục phát triển chung - Giáo viên đưa ra yêu cầu - Chơi trò chơi: " làm theo hiệu lệnh" B. Phần cơ bản * Nhảy dây kiểu chụm 2 chân - Giáo viên chia tổ - Các tổ luyện tập các khu vực đã quy định, từng đôi thi nhau nhảy và đếm số lần - Giáo viên bao quát chung - Cho nhảy thi đua giữa các nhóm. - Thi đua giữa các tổ: Mỗi tổ 2 em. Tổ nào nhảy nhiều lần nhất sẽ thắng * Từng tổ nhảy nhanh trong 1 phút xem tổ nào nhảy nhiều nhất - Các tổ tiến hành - Chơi trò chơi: Ném trúng đích: - Giáo viên nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, làm mẫu động tác chơi. - Học sinh khởi động kỹ khớp cổ tay cánh tay - Học sinh tiến hành chơi theo các đôi - Cho thi đua giữa các tổ + Thi đua giữa các tổ: Các tổ lần lươti chơi, tổ nào ném được nhiều sẽ thắng * Giáo viên có thể tạo các đích như: rổ bóng, bồ dây, vòng thép để học sinh được chơi. C: Phần kết thúc - Giáo viên hướng dẫn - Đi theo vòng tròn thả lỏng, hít thở sâu - Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài - Giáo viên nhận xét giờ học - Về luyện nhảy dây.

File đính kèm:

  • docTuan24DCS.doc
Giáo án liên quan