Giáo án Lớp 3 Tuần 10 theo chuẩn kiến thức

- Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.

- Hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện cho ta thấy tình cảm gắn bó thân thiết của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen .( trả lời câu hỏi 1,2,3,4 sgk)

- Dựa vào tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện

- HS giỏi kể được cả câu chuyện .

 

doc42 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 938 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 10 theo chuẩn kiến thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đọc đề bài. - Anh có bao nhiêu tấm bưu ảnh? - Số bưu ảnh của em như thế nào so với số bưu ảnh của anh ? - Bài toán hỏi gì ? - Muốn biết cả hai anh em có bao nhiêu bưu ảnh chúng ta phải biết đựơc điều gì ? - Chúng ta đã biết được số bưu ảnh của ai, chưa biết số bưu ảnh của ai ? - Vậy chúng ta phải đi tìm số bưu ảnh của em trước, sau đó mới tìm xem cả hai anh em có tất cả bao nhiêu bưu ảnh. - Yêu cầu HS vẽ sơ đồ rồi giải bài toán. - GV sửa bài và ghi điểm. Bài 3: - Bài yêu cầu chúng ta làm gì ? - Yêu cầu HS đọc sơ đồ. - Bao gạo cân nặng bao nhiêu kg ? - Bao ngô như thế nào so với bao gạo? - Bài toán hỏi gì ? - Yêu cầu HS đọc thành đề bài hoàn chỉnh. - Yêu cầu HS giải bài toán - Nhận xét,ghi điểm . D. Củng cố - dặn dò: - Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về giải bài toán bằng hai phép tính - Nhận xét tiết học. - Làm bài 2/50 vào vở bài tập. - Bài sau: Bài toán giải bằng hai phép tính ( tt ). - HS nhắc lại. - Hàng trên có 3 cái kèn - ... 2 cái kèn. - Hàng dưới 3 + 2 = 5 (cái kèn) - Vì hàng trên có 3 cái kèn, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn, số kèn hàng dưới là số lớn ta lấy số nhỏ cộng với phần hơn. - Cả hai hàng có 3 + 5 = 8 ( cái kèn) - Anh có 15 tấm bưu ảnh - Số bưu ảnh của em ít hơn số bưu ảnh của anh là 7 cái. - Bài toán hỏi tổng số bưu ảnh của cả hai anh em. - Biết được số bưu ảnh của mỗi người - Đã biết anh có 15 bưu ảnh chưa biết số bưu ảnh của em. Bài giải Số bưu ảnh của em có là: 15 – 7 = 8( bưu ảnh ) Số bưu ảnh của cả hai anh em là : 15 + 8 = 23 ( bưu ảnh) Đáp số : 23 bưu ảnh - Bài toán yêu cầu chúng ta nêu bài toán theo sơ đồ rồi giải - HS đọc sơ đồ - Bao gạo nặng 27 kg - Bao ngô cân nặng hơn bao gạo 5 kg - Số kg của cả hai bao gạo và ngô - Bao gạo cân nặng 27 kg, bao ngô cân nặng hơn bao gạo 5 kg. Hỏi cả hai bao nặng bao nhiêu kg ? Bài giải Bao ngô cân nặng là: 27 + 5 = 32 ( kg ) Cả hai bao nặng là: 27 + 32 = 59 ( kg ) Đáp số : 59 kg Tập làm văn : TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ I. Mục tiêu: - Biết viết được một bức thư ngắn cho người thân ( nội dung khoảng 4 câu ) để thăm hỏi , báo tin cho người thân dựa theo mẫu ( sgk ) ; biết cách ghi phong bì thư . II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn các gợi ý về nội dung và hình thức một bức thư. - Mỗi học sinh chuẩn bị một tờ giấy , 1 phong bì thư. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: - Trả bài và nhận xét về bài văn: Kể về người hàng xóm mà em yêu mến. - Nhận xét. B. Bài mới Giới thiệu bài: C. Hướng dẫn viết thư : - Yêu cầu HS đọc đề bài 1 và gợi ý trong SGK. - Em sẽ gửi thư cho ai ? - Dòng đầu thư em viết như thế nào ? - Em viết lời xưng hô với người nhận thư thế nào cho tình cảm, lịch sự. - Trong lời hỏi thăm tình hình người nhận thư, em viết những gì ? - Em sẽ thông báo những gì về tình hình gia đình và bản thân cho người thân ? - Em muốn chúc người thân của mình những gì? - Em có hứa với người thân điều gì không ? - Yêu cầu cả lớp viết thư, sau đó gọi một số HS đọc thư của mình trước lớp. - Nhận xét và ghi điểm HS. * Viết phong bì thư - Yêu cầu HS đọc phong bì thư được minh hoạ trong SGK. - Góc bên trái phía trên của phong bì ghi những gì ? - Góc bên phải, phía dưới của phong bì ghi những gì ? - Cần ghi địa chỉ của người thân như thế nào để đến tay người nhận. - Chúng ta dán tem ở đâu ? - Yêu cầu HS viết bì thư sau đó kiểm tra bì thư của một số em. - Nhận xét. D. Củng cố - dặn dò: - Yêu cầu HS nhắc lại các nội dung chính trong một bức thư. - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau. - 2 HS đọc trước lớp - HS trả lời tuỳ theo sự lựa chọn của từng em ( Em gửi thư cho ông, bố mẹ, anh...) - Đà Nẵng, ngày 22 tháng 11 năm 2007. - VD: Ông kính mến!/ Ông kính yêu!/… - Dạo này ông có được khoẻ không ạ ? Ông có đi tập dưỡng sinh vào các buổi sáng không? Cây cam mà hai ông cháu mình trồng từ năm ngoái bây giờ chắc lớn lắm rồi ông nhỉ?.......... - Cả nhà cháu vẫn khoẻ. Bố mẹ cháu vẫn đi làm đều. Năm nay cháu đã lên lớp 3, em Ngọc cũng chuẩn bị vào mẫu giáo ông ạ. Bố giao cho cháu phải dạy em Ngọc tập tô chữ nhưng em nghịch và hay kêu mỏi tay lắm. Giá mà có ông ở đây, ông sẽ dạy em giống như ngày xưa ông dạy cháu, ông nhỉ ? - Cháu kính chúc ông khỏe mạnh sống lâu. - Cháu sẽ cố gắng học giỏi, vâng lời bố mẹ để ông luôn vui lòng. - Viết thư - 2 HS đọc. - Ghi họ tên, địa chỉ của người gửi. - Ghi họ tên, địa chỉ của người nhận thư - phải ghi đầy đủ họ tên, số nhà, đường phố, phường, quận, thành phố( tỉnh) hoặc xóm, thôn, xã, huyện. - Dán tem ở góc bên phải phía trên Tự nhiên và xã hội : Tiết 20 HỌ NỘI HỌ NGOẠI I. Mục tiêu: Sau bài học HS có khả năng: - Nêu được mối quan hệ họ nội, họ ngoại và biết cách xưng hô đúng . II. Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK trang 40,41 - Học sinh mang ảnh họ hàng nội, ngoại đến lớp ( nếu có) - Giáo viên chuẩn bị giấy A4 cho 8 nhóm III. Các hoạt dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: Các thế hệ trong gia đình. - Phân biệt gia đình có 2 thế hệ và gia đình có 3 thế hệ. - Hãy giới thiệu các bạn trong lớp về các thế hệ trong gia đình em ? - Nhận xét - tuyên dương B. Bài mới: * Giới thiệu bài. Hoạt động1: Làm việc với SGK Mục tiêu: Giải thích được những người thuộc họ nội là ai ? Những người thuộc họ ngoại là ai ? Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm đôi - Hương đã cho các bạn xem ảnh của những ai ? - Ông bà ngoại đã sinh ra những ai trong ảnh ? - Quang đã cho các bạn xem ảnh của những ai ? -Ông bà nội Quang đã sinh ra những ai trong tranh ? Bước 2: Làm việc cả lớp - Những người thuộc họ nội gồm những ai ? - Những người thuộc họ ngoại gồm có những ai ? * Kết luận: Ông bà sinh ra bố và các anh chị em ruột của bố cùng với các con họ là những người thuộc họ nội. - Ông bà sinh ra mẹ và các anh chị em ruột của mẹ cùng với các con họ là những người thuộc họ ngoại. Hoạt động 2: Kể về họ nội và họ ngoại. Mục tiêu: Biết giới thiệu về họ nội, họ ngoại của mình. Cách tiến hành: Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm phát tờ giấy A4, số tranh ảnh của họ nội, họ ngoại - Đối với anh chị em của bố và mẹ với các con của họ các em có cách xưng hô thế nào theo địa phương ? Bước 2: Làm việc cả lớp - Cho đại diện một số nhóm trình bày kết quả. - GV – HS nhận xét, bổ sung. * Kết luận: Mỗi người ngoài bố mẹ, anh chị em ruột của mình còn có những người trong họ hàng thân thích khác đó là họ nội, họ ngoại. Hoạt động 3: Đóng vai Mục tiêu: Biết cách ứng xử thân thiện với họ hàng của mình. Cách tiến hành: Bước 1: GV chia lớp 3 nhóm thảo luận đóng theo tình huống sau: N1: Đóng vai anh của bố đến chơi nhà khi không có bố mẹ ở nhà. N2: Đóng vai em gái của mẹ ở quê ra chơi nhưng không có bố mẹ ở nhà. N3: Đóng vai người họ hàng bên ngoại bị ốm và bố mẹ đi thăm. - Gọi HS các nhóm trình bày Bước 2: Thực hiện - Em có nhận xét gì trong tình huống vừa rồi ? - Nếu em ở tình huống đó em sẽ ứng xử thế nào ? - Tại sao phải yêu quý những người trong họ hàng của mình ? * Kết luận: Ồng bà nội, ông bà ngoại, cô, dì, chú, bác cùng với các con của họ là những họ hàng ruột thịt. Chúng ta phải biết yêu quý quan tâm giúp đỡ những người họ hàng của mình. C. Củng cố - dặn dò: - Gọi HS dọc ghi nhớ SGK. - Về nhà học thuộc bài. - Làm bài tập cuối trang chỗ dấu ? - Bài sau: Thực hành phân tích vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng. - Học sinh mở SGK trang 40 - HS thảo luận nhóm 2. - Hương đã cho các bạn xem ảnh của ông bà ngoại cùng với mẹ và cậu ruột của Hương và Hồng. - Ông bà ngoại Hương đã sinh ra mẹ Hương và cậu Hương. - Quang đã cho các bạn xem ảnh của ông bà nội chụp chung với bố và cô ruột của Quang và Thuỷ. - Ông bà nội của Quang đã sinh ra bố Quang và cô Quang. - Đại diện các nhóm lên trình bày - nhóm khác bổ sung. - Họ nội gồm có những người: Bố, các anh chị em ruột của bố cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội. - Họ ngoại gồm những người: Mẹ, các anh chị em ruột của mẹ cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại - Nhóm trưởng các nhóm nhận giấy A4 - Anh chị của bố ở miền Bắc các em gọi là Bác. Em gái của bố gọi bằng cô. Em trai của bố gọi bằng chú. + Miền Nam gọi chị gái của bố là cô, em gái là cô. - Các con của anh, chị bên bố hay mẹ em đều gọi là anh chị. Con của em bố hay mẹ gọi là em. - Đại diện trình bày kết quả. - Cách xử lý và ứng xử - Đại diện các nhóm đóng vai. - Lần lượt các nhóm lên đóng vai của nhóm mình nhóm 4 và các nhóm khác bổ sung nhận xét. - Nhận xét các vai đóng có nhập vai không ? - Nếu là em em có thể làm như vậy: Mời bác vào nhà kéo ghế mời bác ngồi rót nước mời bác uống. Đợi cháu đi gọi bố mẹ về - Ta phải yêu quý những người họ hàng của mình vì họ là những người cùng ruột thịt với mình. - HS đọc ghi nhớ SGK / 40 Sinh hoạt tuần 10. I. Mục tiêu : - Đánh giá các hoạt động tuần 10 - Triển khai kế hoạch tuần 11. II. Nội dung : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trò Hoạt động 1 : Đánh giá các hoạt động tuần qua: GVCN đánh giá và nhận xét : Về học tập : - GV nhận xét chung : Trong tuần qua, lớp ta nhiều bạn học rất sôi nổi - Bên cạnh đó, lớp ta vẫn còn một số bạn chưa tích cực: Xuân Hoàng, Châu , Thị My, Tứ, Vương ) Nề nếp : Trực vệ sinh trường , lớp sạch - Hầu hết , các em ăn mặc sạch sẽ .... - Còn nhiều em nói chuyện riêng trong lớp : * Nhận xét, bầu chọn tổ, cá nhân xuất sắc trong tuần 10 và trong tháng 10 ( Văn bản kèm theo ) . Hoạt động 2: Nhiệm vụ tuần đến - Tiếp tục thực hiện kế hoạch học tập tuần 11. - Chuẩn bị bài trước khi đến lớp . - Thực hiện tốt nội quy của nhà trường : đi học đúng giờ, đảm bảo đúng tác phong khi đến lớp, phù hiệu, Logo. - Phát huy ưu điểm của tuần 10 và khắc phục nhược điểm trong tuần 11 . - Một số em về nhắc bố mẹ đóng góp các khoản tiền năm học 2010 – 2011 . - Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt. - Các tổ trưởng lần lượt nhận xét các hoạt động tuần qua của tổ ( có xếp loại kèm theo ) . - Lớp phó học tập đánh giá thi đua của ban cán sự lớp ( có xếp loại kèm theo ). - Lớp nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe

File đính kèm:

  • docGA 3 tuan 10 co ca chieu.doc
Giáo án liên quan