- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, đọc hiểu: Chú ý các từ ngữ: ngự giá, xa giá, trong leo lẻo, vùng vẫy.
- Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
- Rèn kĩ năng nói, kỹ năng nghe.
Biết cách sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyên: dựa vào trí nhớ và tranh, kể được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp lời bạn.
24 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Nguyễn Thị Huệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng viết chính tả:
1. Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong bài: “Tiếng đàn”.
2. Tìm và viết đúng các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng s/x hoặc mang thanh hỏi/ thanh ngã.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- GV kiểm tra 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vở nháp một số tiếng mang thanh hỏi/ thanh ngã.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới.
* HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu tiết học.
* HĐ2: Hướng dẫn viết chính tả.
- GV đọc một lần đoạn 2 bài: Tiếng đàn.
- Mời một HS nói lại nội dung đoạn văn (Tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn)
- Cho HS đọc thầm lại đoạn văn, viết ra nháp những từ dễ viết sai.
- GV đọc - HS viết vào vở chính tả.
- Chấm chữa bài.
* HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS làm bài tập 1, bài tập 2 ở vở bài tập Tiếng Việt.
- GV theo dõi, chấm chữa bài.
Bài tập 1, bài tập 2 : GVcho HS thi nối tiếp lên bảng viết, có thi đua giữa các tổ.
III. Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét tiết học
TOÁN
T119: Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Củng cố về đọc, viết và nhận biết giá trị của các số La Mã từ I (một) đến XII (mười hai) để xem được đồng hồ và các số XX (hai mươi), XXI (hai mươi mốt) khi đọc sách
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Hai HS làm lại bài tập 4, SGK trang 121.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
* HĐ1: GV giới thiệu bài.
* HĐ2: Thực hành.
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGK rồi chấm và chữa bài.
Bài tập 1: Một HS đọc giờ trên đồng hồ
Bài tập 2: Một học sinh đọc số, một học sinh viết số
Bài tập 3: Một HS lên bảng làm.
Bài tập 4,5: Chơi theo tổ, thi đua giữa các tổ.
III. Củng cố, dặn dò: Tuyên dương những HS làm bài tốt.
Buổi 2
LUYỆN TOÁN
Hoàn thành bài tập
I. Mụctiêu:
- Giúp HS hoàn thành các bài tập ở VBT toán
- Rèn kĩ năng tính toán cho HS
II. Các hoạt động dạy học
* HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
* HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu các bài tập ở VBT
- HS nêu cách làm từng bài, cả lớp theo dõi
- HS làm bài tập, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- Gọi một số HS chữa bài, GV nhận xét cho điểm.
III. Củng cố, dặn dò
Biểu dương những HS làm bài tốt và những HS có nhiều tiến bộ.
TỰ HỌC
TViệt: Luyện từ và câu tuần 24
I. Mục tiêu:
- Củng cố, hệ thống hoá và mở rộng vốn từ ngữ về nghệ thuật (người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật).
- Ôn luyện về dấu phẩy.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
? Nêu 1 số từ ngữ nói về hoạt động nghệ thuật.
? Đặt một câu có từ nói về hoạt động nghệ thuật.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Hướng dẫn tự học.
- HS hoàn thành bài tập ở vở BTTV ( Nếu em nào chưa hoàn thành )
- Bài tập làm thêm.
Bài 1. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước từ chỉ người hoạt động nghệ thuật
a. Hoạ sĩ b. Vẽ tranh c. Diễn viên
d. Nhà điêu khắc đ. Viết kịch e. nhà văn
Bài 2. Chọn các từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm thích hợp trong các câu sau:
a. Hôm qua cô giáo nghỉ dạy 2 tiết cuối vì .....
b. Trường em nghỉ học vào ngày mai vì.........
c. Bạn Tuấn không giải được bài tập toán vì.......
( bài khó, có Hội khoẻ Phù Đổng, bận họp )
- GV theo dõi HS làm bài.
- Chấm - chữa bài.
III. Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét tiết học và biểu dương những HS làm bài tốt.
LUYỆN VIẾT
Bài viết: Mặt trời mọc ở đằng... Tây
I. Mục tiêu:
- HS nghe - viết chính xác đoạn từ: Thầy giáo bảo Pu- s kin đến hết bài Mặt trời mọc ở đằng... Tây
- Biết cách trình đoạn văn: Tên bài văn viết ngay ngắn cân đối giữa trang vở, chữ đầu đoạn viết hoa lùi vào ô.
II. Các hoạt động dạy học:
* HĐ1: GV giới thiệu mục đích, yêu cầu tiết học.
* HĐ2: Hướng dẫn HS nghe - viết.
- GV đọc đoạn văn, HS đọc thầm theo.
- Hai HS đọc bài trước lớp.
? Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa? Vì sao phải viết hoa.
- HS viết một số tiếng khó vào vở nháp.: Pu - skin, ngộ nghĩnh, hãnh diện,...
- GV đọc bài, HS viết vào vở.
- GV nhắc HS viết tên tác giả vào cuối trang vở phía bên phải.
- HS đổi vở cho nhau kiểm tra lỗi.
- GV chấm một số bài, nhận xét và hướng dẫn HS cách chữa lỗi.
III. Tổng kết, dặn dò.
Tuyên dương những HS viết bài có nhiều tiến bộ.
Thứ sáu, ngày 1 tháng 3 năm 2008
Buổi 1
TIẾNG ANH
GV chuyên dạy
TẬP LÀM VĂN
Nghe kể: người bán quạt may mắn
I. Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng nói: Nghe kể câu chuyện: Người bán quạt may mắn, Nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên.
II. Đồ dùg dạy học:
Trang minh hoạ câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Hai HS đọc bài viết "Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật".
- GV nhận xét, chấm điểm.
2. Bài mới.
* HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
* HĐ2: Hướng dẫn HS nghe - kể chuyện
a, Chuẩn bị.
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập và các câu hỏi gợi ý.
- HS quan sát tranh minh hoạ .
b, GV kể chuyện.
- GV kể chuyện lần 1 rồi hỏi HS:
? Bà lão gặp ai và phàn nàn điều gì.
? Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì.
? Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt.
- GV kể lần 2.
c, HS thực hành kể chuyện, tìm hiểu câu chuyện.
- Cả lớp chia nhóm tập kể câu chuyện
- Đại diện các nhóm thi kể .
- GV và cả lớp nhận xét cách kể của mỗi HS.
- Cuối cùng GV hỏi: Qua câu chuyện này em biết gì về Vương Hi Chi Chi?
Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này?
- Cả lớp bình chon người kể chuyện hay nhất, hiếu câu chuyện nhất .
III. Củng cố, dặn dò.
Nhận xét tiết học, tuyên dương những kể chuyện tốt tốt
THỦ CÔNG
Đan nong đôi ( T)
I. Mục tiêu:
- HS tiếp tục luyện cách đan nong đôi.
- Đan được nong đôi đúng quy trình kỹ thuật.
- Yêu thích sản phẩm đan nan
II. Phương tiện:
- Quy trình đan nong đôi
- Giấy, bìa, kéo, hồ dán
III. Hoạt động dạy học:
* HĐ1: Nêu lại quy trình đan nong đôi.
-Gọi 1 số em nêu.
- GV ghi bảng:
+ Bước 1. Kẻ cắt các nan.
+ Bước 2. Đan nong đôi.
+ Bước 3. Dán nẹp vào khung.
* HĐ2: Thực hành.
- HS thực hành các bước để hoàn thành sản phẩm.
- GV lưu ý các em cắt nan phải đều, thẳng. Khi đan nhấc 2 nan đè 2 nan, nan ngang trước và nan ngang sau liền kề lệch nhau một nan dọc, các nan ngang phải sít với nhau.
- GV theo dõi chung, giúp đỡ thêm cho những em còn lúng túng.
* HĐ3: Trưng bày sản phẩm.
- HS trưng bày sản phẩm của mình. GV đánh giá kết quả.
- Tuyên dương những em có sản phẩm đẹp.
IV. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS.
TOÁN
T120: Thực hành xem đồng hồ
I. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian (chủ yếu là về thời điểm)
- Biết xem đồng hồ (trường hợp chính xác đến từng phút).
II. Đồ dùng dạy học:
- Đồng hồ thật (loại có một kim ngắn và lại có một kim dài)
- Mô hình đồng hồ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Một HS lên bảng, cả lớp viết vào vở nháp các số La Mã từ 1 đến 12.
- Nhận xét, đánh giá
2. Bài mới.
* HĐ1: Hướng dẫn cách xem đồng hồ (trường hợp đúng đến từng phút).
- GV giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ (đặc biệt giới thiệu các vạch chia phút)
- GV yêu cầu HS nhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ nhất trong phần bài hỏcòi hỏi hỏi HS: " Đồng Hồ chỉ mấy giờ?" (6 giờ 10 phút)
- Hướng dẫn HS quan sát tiếp tranh vẽ đông hồ thứ hai để xác định vị ttrí kim ngắn trước, sau đó là kim dài.
- Kim ngắn ở vị trí quá số 6 một tí.
- Kim dài ở vạch nhở thứ ba sau số 2 (tính theo chiều quay của kim đồng hồ). HS có thể tính từ vạch ghi số 12 đến vị trí hiện tại của kim dài, được 13 phút (nhẩm miệng : 5, 10 (đến vạch ghi số 2), rồi nhẩm tiếp 11, 12, 13). Do đó đồng hồ chỉ 6 giờ 13 phút.
- GV hướng dẫn tương tự với đồng hồ thứ ba: (6 giời 56 phút hoặc 7 giời kém 4 phút)
* HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS làm vào vở bài tập các bài 1, 2, 3.
- GV theo dõi hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
- Chấm một số bài, chữ bài.
Bài 1: Yêu cầu HS đọc giờ trên mặt từng đồng hồ.
Bài tập 3, 4: HS đổi vở cho nhau kiểm tra xem bạn nối đúng chưa?.
Buổi 2
TIẾNG ANH
GV chuyên dạy
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Luyện TLV tuần 22, 23
I. Mục tiêu:
- Luyên tập kể về người lao động trí óc mà em biết.
- Kể lại được một buổi biểu diễn nghệ thuật.
II. Các hoạt động dạy học:
* HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
* HĐ2: Hướng dẫn luyện tập.
a, Kể về người lao động trí óc.
- HS nối tiếp đọc bài kể về người lao động trí óc đã viết ở tuần 22.
- HS khác nhận xét, chữa lỗi.
- GV hướng dẫn HS chữa lỗi sai vào vở.
b, Viết một đoạn văn kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật.
- HS viết bài. GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
- Một số HS đọc bài trước lớp. GV chấm điểm một số bài văn hay.
III. Củng cố, dặn dò:
Biểu dương những HS viết bài tốt.
LUYỆN TOÁN
Luyện nhân, chia, đọc viết số La Mã. Giải toán
I. Mục tiêu:
Luyện tập Nhân, chia số có 4 chữ số cho số có một chữ số (chia có dư và trường hợp thương có chữ số o); Đọc, viết số La Mã và giải toán bằng hai phép tính.
II. Các hoạt động dạy học:
* HĐ1: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
* HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
? Trong tuần 24 các em đã học những nội dung toán nào.
? Có những bài tập nào chưa hoàn thành.
- GV hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập trong SGK
- Bài tập ra thêm:
a. Đặt tính:
1465 : 5 5476: 6 980 : 7 757 : 7
b. Một nhà máy có 972 kiện hàng, buổi chiều đã xuất được số hàng. Hỏi còn lại bao nhiêu kiện hàng?
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS.
- Chấm một số bài.
- Chữa bài.
III. Tổng kết, dặn dò: GV nhận xét chung tiết học.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
Giúp các em rút ra được những công việc tốt đã thực hiện trong tuần và những tồn tại cần khắc phục.
II. Các hoạt động dạy học:
1. GV nêu tiêu chí đánh giá.
+ Đảm bảo sỉ số- Chậm, vắng.
+ Tổng số điểm 10 trong tuần - Vệ sinh trực nhật.
+ Các hoạt động Đội Sao...- Trang phục HS.
- Các tổ dựa vào tiêu chí bình xét thi đua giữa các tổ, giữa các cá nhân.
- GV cùng tập thể lớp tuyên dương những HS có nhiều thành tích và tổ xuất sắc.
2. GV triển khai kế hoạch trong tuần 25:
- Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập.
- Các tổ kèm cặp giúp đỡ HS yếu trong tổ cùng nhau tiến bộ.
- Vệ sinh nhặt rác ở sân trường.
File đính kèm:
- Tuan 24.doc