I. Mục đích yêu cầu:
A.Tập đọc:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng tên riêng người nước ngoài và các từ ngữ: nổi tiếng, loé lên, nảy ra,
- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ mới: nhà bác học, cười móm mém).
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê- đi- xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.
B. Kể chuyện:
1. Rèn kĩ năng nói: Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai (người dẫn chuyện, Ê- đi- xơn, bà cụ).
2. Rèn kĩ năng nghe:
15 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 22 - Phan Thị Kiều Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và câu Đ 22
Từ ngữ về sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi.
I. Mục đích, yêu cầu:
1, Mở rộng vốn từ: sáng tạo.
2, Ôn luyện về dấu phẩy( đứng sau bộ phận trạng ngữ chỉ địa điểm), dấu chấm, chấm hỏi.
II. Đồ dùng, dạy học:
- 1 tờ phiếu khổ to kẻ bảng ghi lời giải BT1
- 2 băng giấy viết 4 câu văn ở BT 2, 2 băng giấy viết ND truỵên “ Điện” trong BT 3
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:(4/) 2 HS lên bảng làm BT 2, 3 tiết LTVC tuần 21.
B. Bài mới: (31/')
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC giờ học.
2. Hướng dẫn bài tập:
Bài 1:
- HS đọc bài, nêu yêu cầu.
- GV nhắc HS: Dựa vào các bài tập đọc và chính tả( tuần 21, 22) để tìm những từ ngữ chỉ trí thức và hoạt động của trí thức.
- HS mở SGK, lần theo tên từng bài tập đọc và nội dung các bài chính tả để làm bài.
- Dại diện mỗi nhóm dán nhanh bài làm trên bảng, đọc kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- GV treo bảng lời giải đã viết sẵn. Cả lớp làm bài vào vở theo lời giải đúng.
Bài 2:
- HS đọc bài, nêu yêu cầu bài.
- Lớp đọc thầm, làm bài cá nhân.
- GV dán lên bảng lớp 2 băng giấy đã viết 4 câu văn, 2 HS lên bảng làm. Sau đó đọc lại 4 câu văn, ngắt nghỉ hơi.
- Nhận xét, lớp sửa lại bài theo lời giải đúng.
Bài 3:
- HS đọc bài, nêu yêu cầu bài.
- GV giải nghĩa từ “ phát minh”.
- Cả lớp đọc thầm lại truyện vui “ Điện”, làm bài cá nhân
- GV dán 2 băng giấy lên bảng, mời 2 HS thi sửa nhanh bài viết của bạn Hoa sau đó đọc kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, GV phân tích bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng.
- 2, 3 HS đọc truyên vui sau khi đã sửa đúng dấu câu. Cuối cùng GV hỏi: Truyện gây cười ở chỗ nào?
- Cả lớp làm bài vào VBT.
3. Củng cố, dặn dò(1/)
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ. Dặn dò HS
Thủ công Đ22
Đan nong mốt( tiết 2)
I. Mục tiêu:
- HS biết đan nong mốt.
- Đan nong mốt đúng quy trình kĩ thuật.
- HS yêu thích sản phẩm đan nan.
II. Chuẩn bị: Kéo giấy thủ công, tranh qui trình.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:(2 phút) Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
B. Dạy bài mới: (33 phút)
1. GTB: GV nêu mục tiêu giờ học.
2. Thực hành:
- GV gọi HS nêu lại quy trình đan nong mốt.
- GV nhận xét và hệ thống lại quy trình đan nong mốt:
+ Bước1: Kẻ, cắt nan đan.
+ Bước2: Đan nong mốt bằng bìa.
+ Bước3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.
- HS thực hành, GV quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- GV đánh giá sản phẩm của HS.
3. Củng cố,dặn dò:(1 phút)
- GV hệ thống kiến thức.
- Nhận xét giờ. Dặn dò HS.
Chính tả Đ44
Nghe-viết: Một nhà thông thái.
I. Mụcđích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng viết chính tả: Nghe viết đúng, đẹp đoạnvăn “ Một nhà thông thái”.
2. Làm đúng các bài tập: Tìm đúng các từ( theo nghĩa đã cho) chứa tiếng bắt đầu bằng r/ d/ gi. Tìm đúng các từ ngữ chỉ hoạt động có tiếng bắt đầu bằng r/ d/ gi.
II. Đồ dùng dạy học: 3 tờ phiếu kẻ bảng để HS làm BT 3
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:(4/)1HS đọc cho 2 bạn viết bảng, cả lớp viết nháp 4 tiếng bắt đầu bằng tr/ch. Nhận xét.
B. Bài mới(31/)
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn viết chính tả:
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài 1 lần - 1 HS đọc.
- GV yêu cầu HS quan sát ảnh Trương Vĩnh Kí đọc năm sinh, năm mất và đọc chú giải từ mới trong bài.
- GV hỏi:
+ Nêu nội dung đoạn vừa đọc ?
+ Đoạn viết có mấy câu ?
+ Trong đoạn có những chữ nào viết hoa ? Vì sao phải viết hoa ?
- HS đọc thầm đoạn văn, tập viết những tiếng các em dễ viết sai. GV nhắc HS chú ý mấy chữ số trong bài( 26 ngôn ngữ, 100 bộ sách, 18 nhà bác học).
- Nêu cách trình bày đoạn viết ?
b) GV đọc HS viết bài vào vở. Soát bài.
c) Chấm, chữa bài: GV chấm1 số bài, nhận xét từng bài..
3. Hướng dẫn bài tập:
Bài 2:
- GV lựa chọn bài tập 2a. GV nhắ HS chú ý để tìm đúng từ theo nghĩa đã cho, các em cần chú ý từ đó phải chứa tiếng bắt đầu bẳng/ d/ gi.
- HS làm bài cá nhân.
- GV chia bảng lớp thành 3 cột, mời 3 HS lên bảng thi làm đúng và nhanh. Sau đó từng HS đọc két quả.
- Nhận xét. 5-7 HS đọc lại lời giải đúng.
Lời giải : ra- đi- ô, dược sĩ, giây.
Bài 3:
- GV lựa chọn bài tập 3a. Nhắc HS chú ý: Từ ngữ cần tìm phải là từ ngữ chỉ hoạt động.
- GV phát phiéu cho các nhóm, thư kí viết nhanh từ cả nhóm tìm được.
- Đại diện các nhóm dán bài lên bảng đọc kết quả.
- Cả lớp nhận xét, tính điểm thi đua.
4. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học. Dặn dò học sinh.
Thứ sáu ngày tháng 1 năm 2008
Toán Đ110
Luyện tập.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn kĩ năng nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số( có nhớ 1 lần)
- Củng cố ý nghĩa phép nhân, tìm số bị chia, kĩ năng giải toán có 2 phép tính.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:(4 ') 2 HS lên bảng làm BT 2, 3. Nhận xét.
B. Bài mới:(29')
1. GTB: GV nêu mục tiêu giờ học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài1:
- 1 HS đọc yêu cầu của BT, lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm bài cá nhân, viết thành phép nhân rồi thực hiện phép nhân, ghi kết quả đó.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét. Chốt lời giải đúng.
Bài 2:
- HS đọc bài, nêu yêu cầu của BT.
- 3 HS lên bảng làm bài. Lớp làm vào vở.
- Nhận xét, GV gọi HS nêu lại cách tìm thương và tìm số chia chưa biết.
Bài 3:
- 1 HS đọc bài toán, lớp đọc thầm theo.
- Hướng dẫn HS giải bài toán theo 2 bước:
+ B1: Tìm số lít dầu ở cả 2 thùng( 1025 x 2 = 1050(l))
+ B2: Tìm số lít dầu còn lại( 2050 – 1350 = 700(l))
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
- Nhận xét, chữa bài, chốt lại lời giải đúng.
Bài 4:
- HS làm bài cá nhân rồi chữa bài.
- Rèn kĩ năng phân biệt “ thêm” và “ gấp”.
3. Củng cố dặn dò (2')
- Nêu đơn vị kiến thức của tiết học.
- Nhận xét giờ học. Dặn dò HS.
Tự nhiên xã hội Đ 44
Rễ cây( tiếp theo)
I. Mục tiêu : Sau bài học, HS biết:
- Nêu chức năng của rễ cây.
- Kể ra những ích lợi của 1 số rễ cây.
II. Đồ dùng dạy học: Các hình trong SGK trang 84, 85.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:(4/) Nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ?
B. Bài mới:(31/)
1. GTB: GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hoạt động1: Làm việc theo nhóm:
*) Bước1: Làm việc theo nhóm: Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý:
- Nói lại việc bạn đã làm theo yêu cầu trong SGK trang 82.
- Giải thích tại sao nếu không có rễ, cây không sống được?
- Theo bạn, rễ có chức năng gì?
*) Bước 2: Làm việc cả lớp:
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Mỗi nhóm chỉ cần trả lời 1 câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung.
*) Kết luận: Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ.
3, Hoạt động 2: Làm việc theo cặp:
*)Bước1: Làm việc theo cặp:
GV yêu cầu 2 HS quay mặt vào nhau và chỉ đâu rễ của những cây có trong các hình 2, 3, 4, 5 trang 85 trong SGK. Những rễ cây đó được sử dụng để làm gì?)
*) Bước 2: Hoạt động cả lớp:
HS thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về con người sử dụng một số loại rễ cây để làm gì.
*) Kết luận: 1 số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường, …
3. Củng cố, dặn dò
- Nêu nội dung kiến thức của tiết học.
- Nhận xét giờ học. Dặn dò HS.
Tập làm văn Đ22
Nói, viết về người lao động trí óc.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói: Kể được vài điều về người lao động trí óc mà em biết( tên, nghề nghiệp, công việc hằng ngày, cách làm việc của người đó)
2. Rèn kĩ năng viết: Viết lại điều em vừa kể thành 1 đoạn văn( từ 7- 10 câu) diễn đạt rõ ràng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ về 1 số trí thức( 4 tranh ở tiết TLV tuần 21)
- Bảng lớp viết gợi ý về 1 người lao động trí óc
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:(4/) 1 HS kể lại câu chuyện “ Nâng niu từng hạt giống”. Nhận xét.
B. Bài mới:(31/)
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học.
2. Hướng dẫn bài tập:
Bài 1:
- HS đọc bài và các gợi ý, nêu yêu cầu bài.
- GV lưu ý HS có thể kể về người thân trong gia đình, người hàng xóm, cũng có thể là 1 người em quen biết qua đọc truyện, sách báo, xem phim…
- HS nói về người lao độnh trí óc mà em chọn kể theo gợi ý trong SGK, có thể mở rộng hơn. VD:
+ Người ấy tên là gì? làm nghề gì? ở đâu? Quan hệ thế nào với em?
+ Công việc hằng ngày của người ấy là gì?
+ Người đó làm việc như thế nào?
+ Em có thích làm công việc như người ấy không?
- HS tập kể chuyện theo cặp.
- 4- 5 HS thi kể trước lớp. Nhận xét, rút kinh nghiệm.
Bài 2:
- HS đọc bài, nêu yêu cầu bài.
- GV nhắc HS viết vào vở rõ ràng sáng sủa đoạn văn từ 7- 10 câu những lời mình vừa kể.
- HS viết bài. G V thu bài, chấm.
3.Củng cố, dặn dò:
- Nêu nội dung chính của tiết học.
- Nhận xét giờ học. Dặn dò học sinh.
Thể dục Đ44
Ôn nhảy dây. Trò chơi “ Lò cò tiếp sức”.
I. Mục tiêu :
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối đúng. Riêng em Giang chỉ cần biết cách nhảy.
- Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức ” yêu cầu biết cách chơi và chơi chủ động. Em Giang chỉ cần biết cách chơi.
II. Địa điểm phương tiện : Sân trường VS sạch sẽ, còi, kẻ sẵn vạch cho trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:(5')
-Tập hợp báo cáo.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu của tiết học.
- Chạy chậm 1 vòng xung quanh sân tập.
- Trò chơi: “ Chim bay, cò bay”.
2. Phần cơ bản (25')
a, Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân:
- GV chia tổ theo khu vực đã quy định. HS tập dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
- GV đến từng tổ nhắc nhở, sửa sai cho HS.
b, Chơi trò chơi : Lò cò tiếp sức:
- GV chia số HS trong lớp thành những đội đều nhau.
- GV nhắc lại cách chơi để HS nắm vững luật chơi, sau đó chơi chính thức. Đội nào thực hiện nhanh nhất, ít lần phạm quy, đội đó thắng.
- GV quy định đường lò cò về của các đội không để các em va vào nhau khi thực hiện.
3. Phần kết thúc:(5/)
- Chạy chậm thả lỏng tích cực, hít thở sâu.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét giờ. Dặn dò HS.
******************************************************************
Phần kí duyệt của giám hiệu
File đính kèm:
- ldfahojweopkadihfiouaƯPFJAKSLDA (19).doc