1: Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó, lán, lượt, yên lặng, lặng đi, rừng lạnh.
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết phân biệt giọng kể của các nhân vật khi đọc bài.
2. Đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: Trung đoàn trưởng, lán, tây, việt gian, thống thiết, vệ quốc quân, bảo tồn.
- Hiểu nội dung: Câu chuyện cho ta thấy tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ, sãn sàng hi sinh vì tổ quốc của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc chống thực dân pháp của dân tộc ta.
21 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 20 - Trường Tiểu học Cổ Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u gì?
- Nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc
b. Hướng dẫn cách trình bày:
- Đoạn văn có mấy câu?
- 7 câu
- Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? vì sao?
- Những chữ đầu câu.
c. Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu hs tìm các từ khó. dễ lẫn.
- Lầy, thung lũng, lúp xúp
- Y/ầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- 1 học sinh lên bảng, lớp viết nháp.
- Chỉnh sửa lỗi chính tả cho học sinh
d. Viết chính tả.
- Nghe giáo viên đọc để viết chính tả
e. Soát lỗi
g. Chấm bài: Thu chấm 10 bài
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
* Bài 2a:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Phát giấy và bút cho các nhóm
- Nhận đồ dùng học tập.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài trong nhóm.
- Học sinh tự làm tiếp sức
- Gọi các nhóm dán bài lên bảng và đọc các câu vừa đặt.
- Nhận xét câu của các nhóm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, chữ viết học sinh
- Dặn học sinh ghi nhớ các từ, câu và chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày tháng năm
Luyện từ và câu
Từ ngữ về Tổ quốc. Dấu phẩy
I. Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ về Tổ quốc: làm đúng các bài tập tìm từ gần nghĩa với Tổ quốc, bảo vệ, xây dựng; nói được những hiểu biết cơ bản về 1 vị anh hùng dân tộc.
- Luyện tập về cách dùng dấu phẩy để ngăn cách bộ phận trạng ngữ chỉ t/ gian với bộ phận còn lại của câu.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Vở bài tập tiếng việt
- Chép sẵn đoạn văn trong bài tập 3 lên bảng.
- Giáo viên chuẩn bị tóm tắt về tiểu sử của 13 vị anh hùng có tên trong bài.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu học sinh tìm hình ảnh nhân hoá trong các câu ở bài 1
2 hs lên bảng
- Nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy - học bài mới:
2.1. Giới thiệu: Ghi đầu bài.
2.2. Hướng dẫn MR vốn từ về Tổ quốc:
* Bài 1:
- Giáo viên gọi học sinh đọc y/c bài tập 1
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi
- yêu cầu học sinh đọc lại các TN trong bài
- 1 học sinh đọc phần TN trước lớp
- Treo các tờ giấy đã chuẩn bị, yêu cầu học sinh viết từ cùng nghĩa với các từ Tổ quốc, bảo vệ, xây dựng.
+ Tổ quốc: đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn.
+ Bảo vệ: giữ gìn, gìn giữ
+ Xây dựng: dựng xây, kiến thiết.
* Bài 2: - Gọi 1 hs đọc yêu cầu của bài
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
- 1 học sinh đọc
- Hướng dẫn: Khi kể về một vị anh hùng mà em biết, em có thể kể tất cả những điều em muốn nhưng xần kể ngắn gọn, nói thành câu
- Nghe giáo viên hướng dẫn làm bài.
- Yêu cầu học sinh kể theo cặp.
- Học sinh kể theo nhóm đôi
- Tổ chức cho học sinh thi kể.
- 4 em thi kể trước lớp
- Nhận xét và cho điểm học sinh
2.3. Luyện tập về cách dùng dấu phẩy
- Gọi học sinh đọc y/c của bài tập 3
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm.
- Giáo viên giới thiệu về anh hùng Lê Lai
- Yêu cầu học sinh làm bài
- 2 học sinh lên bảng, lớp làm vở bài tập
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn.
- 2 học sinh nhận xét:
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Dặn chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
I. Mục tiêu:
- Dựa theo bài tập đọc “Báo cáo kết quả tháng” “ Noi gương chú bộ đội”, báo cáo được trước lớp về kết quả học tập, lao động của tổ trong tháng qua, nói rõ ràng, rành mạch, tự nhiên.
- Viết đầy đủ, đúng các thông tin còn thiếu vào mẫu báo cáo in sẵn.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Cả lớp chuẩn bị trước nội dung báo cáo về hoạt động lđ và học tập của lớp trong tháng.
- Giáo viên chuẩn bị mẫu báo cáo như sách giao khoa (phóng to).
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng tiếp nối nhau kể câu chuyện “Chàng trai làng Phù ủng”
- 2 học sinh lên bảng kể, lớp theo dõi và nhận xét.
- 2 học sinh khác trả lời câu hỏi: VS THĐ đưa chàng trai về kinh đô?
- 2 học sinh trả lời, lớp theo dõi và nhận xét.
- Nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy - học bài mới:
2.1. Giới thiệu: Ghi đầu bài
2.2. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1:
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi sách giáo khoa.
- Yêu cầu học sinh đọc lại bài “báo cáo kết quả tháng thi đua “noi gương chú bộ đội” để đọc lại bài.
- 1 học sinh đọc bài
- Bài tập 1 yêu cầu các em báo cáo hoạt động tổ theo những mục nào?
- học tập và lao động
- Trong báo cáo nêu đưa những gì không phải là hđ của tổ mình không? vì sao?
- Chỉ đưa ra những hđ của tổ để đảm bảo tính chân thực của báo cáo.
Khi đóng vai bạn tổ trưởng để báo cáo, các em cố gắng nói rõ ràng, mạch lạc phần báo cáo của mình.
- Giáo viên hướng dẫn: Trước khi thực hành báo cáo, các tổ cần thống nhất lại những những gì đã làm được, chưa làm được về 2 mặt: học tập và lao động.
- Yêu cầu các tổ thống nhất kg hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên
- Yêu cầu các học sinh trong tổ lần lượt đóng vai tổ trưởng để báo cáo.
- Học sinh thựchành báo cáo trong tổ của mình. Các bạn trong tổ theo dõi để nhận xét.
- yêu cầu đại diện các tổ lên báo cáo về tình hình của tổ mình trước lớp.
- đại diện các tổ trình bày báo cáo. Lớp theo dõi để nhận xét.
* Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu cảu bài và mẫu báo cáo.
- 2 học sinh đọc, lớp theo dõi SGK
- Phát phiếu báo cáo mẫu đã phô tô từng học sinh trong lớp
- Nhận mẫu báo cáo
- yêu cầu học sinh đọc 2 dòng đầu trong báo cáo.
- 2 học sinh đọc
- Giáo viên: Hầu hết các bản báo cáo đều có Quốc hiệu và tiêu ngữ ở trên cùng.
- Tiếp theo phần Quốc hiệu và tiêu ngữ, bản báo cáo viết gì?
- Địa điểm, thời gian làm báo cáo
- Em sẽ viết phần này như thế nào?
- 2 đến 3 học sinh trả lời.
- Phần tiếp theo viết gì?
- Tên báo cáo, báo cáo của tổ nào, lớp nào, trường nào?
- Em sẽ viết phần này như thế nào?
- 2 đến 3 học sinh trả lời
- Đọc tiếp mẫu và cho biết nội dung tiếp theo cần viết trong báo cáo là gì? Em viết phần đó như thế nào?
- Tiếp theo là người nhận báo cáo.
2 học sinh trả lời.
- Tiếp theo là nội dung chính của báo cáo, nêu tình hình học tập và lao động của tổ trong tháng qua, nội dung này đã thống nhất ở bài tập 1.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự viết mẫu báo cáo của mình.
- Viết báo cáo.
- Gọi 1 vài học sinh đọc báo cáo trước lớp, nhận xét và cho điểm học sinh.
- 4 học sinh đọc báo cáo, lớp theo dõi để nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh tích cực xây dựng bài.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
Toán
Phép cộng các số trong phạm vi 10 000
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10 000: đặt tính và tính đúng.
- Củng cố về ý nghĩa phép cộng quan giải bài toán có lời văn bằng phép cộng.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Ví dụ.
- Bài tập luyện tập
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu: Ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn thực hiện phép cộng:
3526 + 2759 = ?
- Giáo viên nêu phép cộng trên bảng rồi gọi học sinh nêu nhiệm vụ phải thực hiện.
- 1 học sinh trả lời
- Gọi học sinh thực hiện theo yêu cầu
- 1 hs lên bảng đặt tính và tính
- 3 học sinh nhắc lại cách tính
- Khi cộng các số có 4 chữ số ta thực hiện như thế nào?
- HS nêu
3. Thực hành:
* Bài 1:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- 1 học sinh
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Lớp làm bảng con, 2 hs lên bảng
- Nhận xét, chữa bài cho hs
* Bài 2:
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Đặt tính và tính
- Yêu cầu học sinh nêu lại cách thực hiện cộng các số có 4 chữ số.
- 1 hs nêu, lớp theo dõi, nhận xét.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- 4 hs lên bảng làm bài, lớp làm vào vở
- Nhận xét và cho điểm.
* Bài 3:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Muốn biết cả hai đội trồng được bao nhiêu cây ta làm thế nào?
- Tính tổng 3680 + 4220
- yêu cầu học sinh tự làm bài.
- 1 học sinh lên làm bài, lớp làm vào vở
* Bài 4:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài, giáo viên vẽ hình lên bảng, yêu cầu học sinh tự làm bài
- Học sinh làm bài vào vở bài tập
- Hãy nêu tên của HCN
- ABCD.
- Nêu tên các cạnh của hcn ABCD
- HS nêu
Vì sao M là trung điểm của cạnh AB
- Vì 3 điểm A, M, B thẳng hàng. độ dài đoạn AM bằng độ dài đoạn thẳng MB (bằng 3 cạnh 3 ô vuông con)
- GV hỏi tương tự các trường hợp còn lại.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
Thể dục
Trò chơi: “Lò Cò tiếp sức”
I. Mục tiêu:
- Ôn động tác đi đều theo 1- 4 hàng dọc. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối đúng.
- Học TC: “Lò Cò tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia vào trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Sân trường.
- Phương tiện: Còi, kẻ sẵn các ô vạch cho tập luyện ĐHĐN và trò chơi “Qua đường lội” và “Lò Cò tiếp sức”.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: 1-2 phút
- Giậm chân tại chỗ, vỗ tay và hát: 1 phút.
- Khởi động các khớp cổ tay, chân, gối, vai, hông: 1-2 phút
- Trò chơi “Quan đường lội”: 3 phút (lớp)
Cách chơi: Khi có lệnh “ Đến trường” học sinh lần lượt vượt qua vạch giới hạn bước vào các ô giả làm các viến đá để đi đến trường. Khi tất cả học sinh đã vượt qua đoạn đường đó giáo viên hô tiếp “Về nhà!”, học sinh lại lần lượt đi từ trường về nhà. Ai bước ra ngoài các ô là coi như bị ngã.
2. Phần cơ bản:
- Ôn đi đều theo 1- 4 hàng đọc: 10 – 12 phút.
Lần đầu giáo viên chỉ huy, những lần sau cán sự điều khiểu. Giáo viên bao quát chung và nhắc nhở các em thực hiện chưa chính xác. Thi giữa các tổ xem tổ nào trình diễn có nhiều người làm đúng động tác, đều và đẹp nhất: 1 lần x 15m.
- Làm quen trò chơi: “Lò Cò tiếp sức”: 8 – 10 phút.
+ Trước khi tập giáo viên cho học sinh khởi động kĩ các khớp cổ chân, đầu gối, khớp hông và hướng dẫn cách lò cò để tránh chấn động mạnh. Tập trước động tác lò cò của từng chân, cách nhún của chân và phối hợp với đánh tay để tạo đà lò cò.
+ Khi tập thuần thục các động tác riền lẻ rồi cho cả lớp chơi thử 1 lần.
+ Khi học sinh chơi, chú ý các em nhảy lò cò bằng 1 chân tiến về phía trước, khi vòng qua mốc không được giẫm vào vòng tròn, sau đó nhảy lò cò trở lại vạch xuất phát và vỗ vào tay bạn tiếp theo.
3. Phần kết thúc:
- Đứng tại chỗ, vỗ tay hát: 1 phút.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài và nhận xét: 1- 2 phút.
- Giáo viên giao bài tập về nhà: Ôn lại động tác đi đều.
File đính kèm:
- Tuan20.doc