Giáo án Lớp 3 Tuần 2 Trường Tiểu học Cổ Đông

1. Đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng các từ, tiếng khó: khuỷu, nguệch, Cô- rét- ti, En- ri- cô, làm cho, nắn nót, nổi giận, nên, lát sau, đến nỗi, lát nữa, xin lỗi, nói, vui lòng.

 - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, các cụm từ.

 - Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến câu chuyện.

 2. Đọc- hiểu:

 - Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: kiêu căng, hối hận, can đảm, ngây.

 - Nắm được trình tự, diễn biến câu chuyện

 - Hiểu nghĩa của câu chuyện: khuyên các em đối với bạn bè phải tin yêu và nhường nhịn, không nên nghĩ xấu về bạn bè.

 

doc32 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 898 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 2 Trường Tiểu học Cổ Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g con: nghuệch ngoạc, khuỷu tay, xấu hổ, cá sấu, sông sâu, xâu kim. - Nhận xét, cho điểm. C. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học - Nghe giới thiệu. 2. Hướng dẫn viết chính tả: a. Trao đổi về nội dung đoạn viết: - Giáo viên đọc đoạn văn một lần - Theo dõi giáo viên đọc. - Tìm những hình ảnh cho thấy Bé bắt chước cô giáo? HS trả lời - Hình ảnh mấy đứa em có gì ngộ nghĩnh, đáng yêu? - Chúng chống hai tay nhìn chị, ríu rít đánh vần theo. b. Hướng dẫn cách trình bày: - Đoạn văn có mấy câu? - Chữ đầu câu viết thế nào? - Ngoài chữ đầu câu, trong bài còn chữ nào phải viết hoa? Vì sao? - Có 5 câu. - Chữ đầu câu phải viết hoa. - Chữ Bé, Vì đó là tên riêng. c. Hướng dẫn viết từ khó: - Trong bài có các chữ nào khó viết? - Học sinh nêu: Treo nón, trâm bầu, cô giáo, ríu rít. - Yêu cầu học sinh viết. - 1học sinh đọc, 3 học sinh viết bảng lớp, lớp viết bảng phoóc. d. Viết chính tả, soát lỗi: - Giáo viên đọc . - Giáo viên đọc 2 lần cho học sinh soát lỗi. - Học sinh viết. - Học sinh đổi chéo vở soát lỗi. g. Chấm bài: - Giáo viên thu 10 vở chấm. - Nhận xét bài viết của học sinh. 3. Hướng dẫn bài tập chính tả: Bài 2a: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài. - Giáo viên phát bảng cho các nhóm, yêu cầu học sinh thi tìm từ trong 5 phút. Nhóm nào tìm được nhiều từ đúng sẽ thắng. 1 hs đọc HS làm bài theo nhóm D. Củng cố, dặn dò: - Ghi nhớ các từ tìm được, viết sai 3 lỗi trở lên viết lại bài. - Thực hiện ở nhà. Thứ sáu ngày 19 tháng 9 năm 2008 Tự nhiên và xã hội Bài 4: Phòng bệnh đường hô hấp I. Mục tiêu: - Kể được tên các bệnh đường hô hấp thường gặp là: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. - Nêu được nguyên nhân, cách phòng bệnh đường hô hấp. II. Đồ dùng dạy học: + Các hình minh hoạ trang 10, 11. + Tranh minh hoạ các bộ phận của cơ quan hô hấp. + Phiếu giao việc. + Mũ bác sĩ làm bằng bìa. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: A . Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra vở bài tập của học sinh: + Tập thở vào buổi sáng có lợi gì? + Hít thở được không khí trong lành. + Hằng ngày chúng ta cần làm gì để giữ sạch mũi và họng? + Dùng khăn lau, xúc miệng hằng ngày. + Chỉ hình minh hoạ và nêu các bộ phận của cơ quan hô hấp. - Giáo viên nhận xét, cho điểm. + Học sinh chỉ minh hoạ và nêu các bộ phận của cơ quan hô hấp. B. Dạy học bài mới: * Hoạt động 1: Các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp: - Nêu tên các bộ phận của cơ quan hô hấp? - Mũi, khí quản, phế quản, phổi. - Giáo viên phát giấy: Ghi các bệnh đường hô hấp thường gặp? - Học sinh chuyền tay nhau ghi các bệnh đường hô hấp thường gặp vào giấy? - Yêu cầu đại diện 1 dãy đọc kết quả của mình. - Đại diện 1 dãy đọc kết quả của mình: Viêm họng, viên phế quản, viêm phổi... ( Nếu học sinh ghi: ho, sốt, đau họng, sổ mũi... Giáo viên giúp các em hiểu đây là biểu hiện của bệnh.) * Hoạt động 2: Nguyên nhân chính và cách đề phòng các bệnh đường hô hấp: - Quan sát tranh và trả lời các câu hỏi sau: + Em có nhận xét gì về cách ăn mặc của 2 bạn trong tranh? + Rất khác nhau: một người mặc áo sơ mi, một người mặc áo ấm. + Bạn nào mặc phù hợp với thời tiết, vì sao em biết? + Bạn mặc áo ấm phù hợp vì có gió mạnh. + Chuyện gì xảy ra với bạn nam mặc áo trắng? + bị ho rất đau họng khi nuốt nước bọt. + Theo em, vì sao bạn lại bị ho và đau họng? + vì bạn bị lạnh(cảm lạnh) + Vậy bạn ấy cần làm gì? + Đi khám, nghe lời khuyên của bác sĩ. - Quan sát tranh 5 và thực hiện tương tự. * Hoạt động 3: Trò chơi “Bác sĩ” - Giáo viên nêu cách chơi, luật chơi. - 1 học sinh xung phong làm bác sĩ. - Các học sinh khác làm bệnh nhân, kể triệu chứng của bệnh. - Bác sĩ đưa ra kết luận và lời khuyên. - Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh xuất sắc. * Tổng kết, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Nhắc học sinh: Ghi nhớ tên, nguyên nhân chính, cách đề phòng bệnh đường hô hấp. - 1 vài học sinh nêu lại. - Tổng kết giờ học. - Về làm bài tập vở Tự nhiên và Xã hội - Thực hiện ở nhà. - Chuẩn bị bài tiết sau. - Thực hiện ở nhà. Tập làm văn Viết đơn I. Mục tiêu: Giúp hs viết được đơn xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh theo mẫu đơn đã học. II. Đồ dùng dạy học: Giáo viên:Viết sẵn mẫu đơn lên bảng ( Hoặc bảng phụ). III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. ổn định tổ chức: - Cho học sinh hát bài “Đội ca” B. Kiểm tra bài cũ: - Đội thành lập ngày tháng năm nào, ở đâu? - 15 - 5 - 1941, tại Pắc Bó, Cao Bằng - Bài hát của Đội do ai sáng tác? - Nhạc sĩ Phong Nhã. - Đội mang tên Đội Thiếu niênTiền phong Hồ Chí Minh từ khi nào? - 30 - 1 - 1970. C. Dạy học bài mới: Nêu mục tiêu bài học - Nghe giới thiệu. 2. Nêu lại những nd chính của đơn: - Mở mẫu đơn viết sẵn. - Quan sát. - Nêu những nd chính của đơn xin vào Đội? -Học sinh tiếp nối nhau trả lời( mỗi học sinh chỉ cần nêu một nội dung). - Trong các nd đó, nd nào cần viết đúng theo mẫu, nd nào không cần hoàn toàn theo mẫu? HS trả lời 3. Tập nói theo nội dung đơn: - Giáo viên yêu cầu. - Một số học sinh tự nói trước lớp về nội dung cụ thể lá đơn của mình. - Giáo viên chú ý cho học sinh - HS trình bày phần nguyện vọng - Nhận xét, bổ sung cho nhau. - Giáo viên nhận xét, sửa chữa. 4. Thực hành viết đơn: - Giáo viên yêu cầu - Học sinh cả lớp viết đơn vào VBT - GV y/c một vài hs đọc đơn trước lớp. - Một vài học sinh đọc đơn trước lớp. - Lớp theo dõi, nhận xét. - Giáo viên chấm một số bài, thu các bài còn lại chấm sau. D. Củng cố, dặn dò: - Đơn dùng để làm gì? - Nhận xét giờ học. Hs trả lời Toán Tiết 10: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố kỹ năng tính giá trị biểu thức có đến hai dấu phép tính. - Củng cố biểu tượng về 1/4 - Giải toán có lời văn bằng một phép tính nhân. - Xếp hình theo mẫu. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên:+ Phóng to hình vẽ bài 2. + 4 tam giác vuông cân. - Học sinh: 4 tam giác vuông cân. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. ổn định tổ chức: - Cho học sinh hát 1 bài . - Học sinh hát 1 bài . B. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài. - 2 học sinh lên bảng làm bài: 3 x 4 = 3 x 5 = 12 : 3 = 15 : 3 = 12 : 4 = 15 : 5 = - Gọi 2 học sinh khác lên bảng - 2 học sinh lên bảng đọc bảng chia. - Giáo viên chữa bài, nhận xét, cho điểm. C. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học, ghi bảng. - Nghe giới thiệu. 2. Củng cố kỹ năng tính giá trị biểu thức: Bài 1: (làm bảng) - Giáo viên ghi: 5 x 3 + 2 = Có 2 cách tính là: Cách 1: 5 x 3 + 2 = 15 + 2 = 17 Cách 2 : 5 x 3 + 2 = 5 x 5 = 25 - Trong 2 cách tính trên cách nào đúng, cách nào sai, vì sao? - Cách 1 đúng, cách 2 sai vì cách 2 làm phép tính cộng trước phép tính nhân. - Trong biểu thức có 2 dấu phép tính nhân ( chia) và cộng hoặc trừ ta làm phép tính nào trước? - Nhân ( chia ) làm trước, cộng (trừ ) làm sau. - Giáo viên ghi: 20 x 3 : 2 = - Yêu cầu học sinh nêu cách làm. - Học sinh nêu cách làm và thực hiện tính. - 1 học sinh làm bảng, lớp làm vở. Bài 2: (làm miệng) - Yêu cầu học sinh đọc đề bài - 1 học sinh đọc đề. - Treo tranh vẽ - Học sinh quan sát. - Hình nào đã khoanh vào 1 số con vịt , vì sao? 4 - Hình a vì có 12 con vịt, chia làm 4 phần bằng nhau thì mỗi phần có 3 con. Hình a đã khoanh vào 3 con. - Hình b khoanh vào một phần mấy số con vịt, vì sao? - 1 ,vì có 12 con, chia thành 3 phần 3 bằng nhau thì mỗi phần được 4 con vịt, hình b khoanh 4 con vịt. Bài 3: (làm vở) - Yêu cầu học sinh đọc đề bài. - 1 học sinh đọc đề bài. - Bài toán cho biết gì? - Mỗi bàn có 2 học sinh. - Bài toán yêu cầu tìm gì? - Giáo viên yêu cầu. - Nhận xét, cho điểm. Bài 4:( Trò chơi) - Hướng dẫn cách chơi, luật chơi. - 4 bàn như vậy có bao nhiêu học sinh? - 1 học sinh làm bảng. - Lớp làm vở ô ly. - Lần 1: học sinh xếp thử. - Lần2: 4 học sinh của 4 nhóm thi xếp. D. Củng cố, dặn dò: - Nêu cách tính giá trị của biểu thức. - Về nhà luyện làm thêm bài tập toán tiết 10. - Học sinh nêu. Thể dục Bài 4: Ôn bài tập rLTTvà kỹ năng vận động cơ bản Trò chơi: “Tìm người chỉ huy” I. Mục tiêu: - Ôn đi đều 1- 4 hàng dọc; đi kiễng gót hai tay chống hông, dang ngang, đi theo vạch kẻ thẳng, đi nhanh chuyển sang chạy. - Học trò chơi: “ Tìm người chỉ huy” . Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu tham gia chơi một cách chủ động. II. Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: Còi, kẻ sân cho trò chơi Tìm người chỉ huy. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Phần Nội dung Đ.lượng Phương pháp Số lần Thời gian Mở đầu + 3 - Phổ biến nội dung tiết học. - Yêu cầu giờ học: nghiêm túc, hăng hái. - Đứng tại chỗ vỗ tay (hoặc múa hát) bài Chào người bạn mới đến. - Giậm chân tại chỗ theo nhịp 1-2; 1-2 ... - Trò chơi Có chúng em. - Chạy quanh sân 80 m đến 100 m. 1 1 1 1 1 1’ 1’ 1’ 1’ 1’ - Đội hình hàng dọc. - Đội hình hàng ngang. - Đội hình hàng dọc. - Đội hình hàng dọc. Cơ bản * Ôn đi đều theo 1 – 4 hàng dọc: - Giáo viên điều khiển, học sinh cả lớp tập. - Cán sự điều khiển lớp tập, giáo viên sửa chữa, uốn nắn. *Ôn động tác đi kiễng gót hai tay chống hông( hoặc 2 tay dang ngang) *Ôn phối hợp đi theo vạch kẻ thẳng, đi nhanh chuyển sang chạy) *Trò chơi: tìm người chỉ huy. *Trò chơi: chạy tiếp sức: - Giáo viên gợi mở nhắc lại cách chơi, luật chơi. - Lớp chơi thử - Học sinh chơi chính thức. 3 3 2 3 2 3-5 4-6 3-4 3-5 4-5 - Theo đội hình 4 hàng dọc. - Quan sát, luyện tập. - Theo đội hình 4 hàng dọc. - Theo đội hình 4 hàng dọc. - Theo đội hình 2 hàng dọc. - Theo đội hình vòng tròn. - Theo đội hình 2 hàng dọc. Kết thúc - Đi thường theo nhịp và hát 1 bài. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài. - Nhận xét giờ học . - Giao bài về nhà. - Làm thủ tục xuống lớp. 1 1 1 1 1’ 1’ 1’ 1’ - Theo đội hình 2 hàng dọc. - Theo đội hình 4 hàng dọc. - Theo đội hình 4 hàng dọc. - Giáo viên hô: giải tán. - Lớp hô: khoẻ!

File đính kèm:

  • docTuan 2 da sua.doc
Giáo án liên quan