Giáo án lớp 3 tuần 19 Trường TH Ngô Quyền

I/ Mục tiêu:

- Đánh giá các mặt trong tuần 19

- GDHĐNGLL: Tuần 19: Thi hát ca ngợi công ơn Đảng, vẻ đẹp của quê hương

- Biết ơn và tự hào về Đảng về truyền thống cách mạng của dân tộc do Đảng lãnh đạo.

Biết vẽ và mô tả vẻ đẹp của quê hương nơi em đang sống.

II/ Chuẩn bị:

GV: Các bài hát, bài thơ, về đảng

Một số bài hát về quê hương đất nước do nhà trường quy định

HS :Báo cáo và sổ tay ghi chép - Bài hát

 

doc38 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2486 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 tuần 19 Trường TH Ngô Quyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. -Cho HS lấy 8 tấm bìa có ghi 1000 và xếp như SGK rồi hỏi: Có bao nhiêu nghìn? -GV cho HS lấy thêm 1 tấm bìa có ghi 1000 rồi vừa xếp tiếp vào nhóm 8 tấm bìa (như SGK) vừa trả lời câu hỏi: Tám nghìn thêm một nghìn là mấy nghìn? -Gọi 1 HS nêu lại. -GV cho HS lấy thêm 1 tấm bìa có ghi 1000 rồi vừa xếp tiếp vào nhóm 9 tấm bìa (như SGK) vừa trả lời câu hỏi: Chín nghìn thêm một nghìn là mấy nghìn? -Gọi 1 HS nêu lại. -GV giới thiệu: số 10 000 đọc là mười nghìn hoặc một vạn. Gọi vài HS chỉ vào số 10 000 và đọc số “mười nghìn” hoặc “một vạn”. -Số 10 000 là số có mấy chữ số? -Số 10 000 gồm có các số nào? -Vậy em có biết số nhỏ nhất có 5 chữ số là số nào không? 3/HOẠT ĐỘNG 3 : luyện tập Bài 1: Miệng -YC HS tự làm bài. Sau đó đọc các số đó. -Chữa bài, ghi điểm cho HS. GV: Làm sao để nhận biết các số tròn nghìn? Bài 2: Vở -HS tự làm như bài tập 1. có thể cho dãy số khác. -Chữa bài, ghi điểm cho HS. Bài 3: Vở -Làm tương tự với BT 2. (các số tròn chục) -Chữa bài, ghi điểm cho HS. Bài 4: Vở -Hướng dẫn HS làm tương tự BT 3. -GV hỏi: Số 10 000 là số 9999 thêm vào bao nhiêu đơn vị? -Chữa bài, ghi điểm cho HS. Bài 5: Bảng con. -GV hỏi: Muốn tìm được số liền trước hoặc liền sau ta làm sao? -Yêu cầu HS làm bài Bài 6: Bảng lớp - GV hướng dẫn HS vẽ tia số từ 9990 đến 10 000 vào vở (như SGK) cho HS đọc bài toán rồi tự làm bài và chữa bài. Chú ý: Bài tập 5 và 6 nếu còn thời gian thì cho HS làm tại lớp, nếu hết thời gian thì cho HS làm các bài này khi tự học rồi chữa bài ở tiết sau. 4/HOẠT ĐỘNG 4 : Củng cố -Nhận xét tiết học. 5/HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP : Dặn dò -Yêu cầu HS luyện thêm về đọc và viết các số có bốn chữ số. -Chuẩn bị bài Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng. - 3 học sinh lên bảng làm bài. 9000 + 20 + 5 = 9025 4000 + 400 + 4= 4440 2000 + 20 = 2020 -Nghe giới thiệu. -HS thực hiện đếm thêm từ 1000, 2000, …và trả lời: Có 8000. Rồi đọc số: “tám nghìn” -Tám nghìn thêm một nghìn là chín nghìn. -1 HS nêu rồi tự viết 9000 ở dưới nhóm các tấm bìa và đọc số: “Chín nghìn”. -Chín nghìn thêm một nghìn là mười nghìn. -1 HS nêu, rồi nhìn vào số 10 000 để đọc số: “mười nghìn”. -3 -4 HS đọc, sau đó lớp đồng thanh. - Số 10 000 là số có 5 chữ số. -Gồm có một chữ số 1 và bốn chữ số 0. -Số nhỏ nhất có 5 chữ số là số mười nghìn hoặc một vạn. -1 HS nêu yêu cầu bài tập. -Các số tròn nghìn đều có tận cùng bên phải ba chữ số 0, riêng số 10 000 có tận cùng bên phải bốn chữ số 0. -1 HS nêu yêu cầu bài tập. -1 HS nêu yêu cầu bài tập. -1 HS nêu yêu cầu bài tập. -Muốn tìm được số liền trước thì ta lấy số đó trừ đi 1; còn muốn tìm đước số liền sau thì ta lấy số đó cộng thêm 1. -HS làm bài theo yêu câù, sau đó đọc các số từ 9990 đến 10 000 và ngược lại. -HS lắng nghe và ghi nhớ. TỰ NHIÊN XÃ HỘI PPCT: Tiết 38 Bài: VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (tt) [KNS + BVMT+ TKNL + BĐKH] I . MỤC TIÊU: Nêu được tầm quan trọng của việc xử lí nước thải hợp vệ sinh đối với đời sống con người và động thực vật . * KNS : (PPDH : tranh luận, quan sát thảo luận nhóm) Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí thông tin để biết tác hại của nước bẩn, nước ô nhiễm ảnh hưởng tới sinh vật và sức khỏe con người . Kĩ năng tư duy phê phán : Có tư duy phân tích, phê phán các hành vi, việc làm không đúng làm ảnh hưởngtới vệ sinh môi trường. *BVMT: GDHS biết một vài biện pháp xử lí nước thải hợp vệ sinh. Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường *TKNL: GDHS biết xử lý nước thải hợp vệ sinh là bảo vệ nguồn nước sạch, góp phần tiết kiệm nguồn nước. BĐKH: Phân và nước tiểu là chất thảy trong quá trình tiêu hóa và bài tiết, ngoài mùi hôi và chứa mầm bệnh khi bị phân hủy, chúng còn tạo ra khí nhà kính gây hại cho môi trường. Trong nước thảy không những chứa nhiều chất bẩn độc hại và vi khuẩn gây bệnh mà từ nước thảy còn phát sinh khí nhà kính (C02) II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : GV :Tranh ảnh theo SGK . Phiếu thảo luận nhóm. HS : SGK, VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Kiểm tra bài cũ a/Mục tiêu : Kiểm tra kiến thức đã học. b/Cách tiến hành: -Vì sao chúng ta phải đi đại tiểu tiện đúng nơi qui định và không để vật nuôi phóng uế bừa bãi? -Có mấy loại nhà tiêu? Hãy nêu một vài biện pháp để giữ vệ sinh nhà tiêu sạch sẽ. c/Kết luận : -Nhận xét , tuyên dương. B/Bài mới : 1)Khám phá : Ở g/đ em, nước thải s/h được thải ra đâu ? - Để giữ vệ sinh môi trường, chúng ta không chỉ quan tâm đến rác thải, việc phóng uế mà còn cần quan tâm đến nguồn nước thải. Đây là vấn đề mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. 2/ Kết nối : HOẠT ĐỘNG 2: Tác hại của nước thải đối với môi trường xung quanh. a/Mục tiêu : Biết được những hành vi đúng và hành vi sai trong việc thải nước bẩn ra môi trường sống. b/Cách tiến hành: Bước 1: GV chia HS thành các nhóm nhỏ và tổ chức cho HS thảo luận nhóm. Bước 2 :Yêu cầu các nhóm quan sát hình 1, 2 trang 72/SGK và thảo luận theo 2 câu hỏi: +a) Hãy mô tả những gì em thấy trong hình vẽ? + b)Theo em, nước thải được đổ ra như thế có hợp lí không? Tại sao? + c)Hãy nêu những tác hại của nước thải đối với sinh vật và sức khoẻ con người? - TKNL:Chúng ta phải biết xử lý nước thải hợp vệ sinh đó chính là bảo vệ nguồn nước sạch và góp phần tiết kiệm nguồn nước. -Nhận xét ý kiến của HS. c/Kết luận: Trong nước thải có chứa nhiều chất bẩn, độc hại và các vi khuẩn gây bệnh. Nếu để nước thải chưa xử lí chảy vào hồ, ao, sông ngòi sẽ làm cho nguồn nước bị ô nhiễm và làm chết các sinh vật sống trong nước. Do vậy, để giữ vệ sinh môi trường cần phải xử lí nước thải. Vậy việc xử lí nước thải cần được xử lí như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở nội dung tiếp theo của bài. 3/Thực hành: HOẠT ĐỘNG 3: Xử lí nước thải. a/Mục tiêu : Giải thích được tại sao cần phải xử lí nước thải. b/Cách tiến hành: - HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi sau: +Quan sát từ thực tế, em thấy nước thải ở các bệnh viện, gia đình, ...chảy đi đâu? +Yêu cầu quan sát hình 3, 4 trang 73/SGK và trả lời câu hỏi sau: Theo bạn, hệ thống cống rãnh nào hợp vệ sinh? Tại sao? +Nêu các biện pháp xử lí nước thải phù hợp. -Tổng hợp các ý kiến của HS. -Giới thiệu hệ thống xử lí nước thải ở một số nhà máy. c/Kết luận: Nước thải có thể làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Vì vậy, việc xử lí các loại nước thải, nhất là nước thải công nghiệp trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung là cần thiết. GDHS có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. BĐKH: Trong nước thảy không những chứa nhiều chất bẩn độc hại và vi khuẩn gây bệnh mà từ nước thảy còn phát sinh khí nhà kính (C02) 4/ Vận dụng : -Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết SGK. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giữ vệ sinh . -Nhận xét tiết học. -Yêu cầu HS chuẩn bị bài Ôn tập :Xã hội -2 HS trả lời câu hỏi. Lớp lắng nghe nhận xét. - HS trả lời nối tiếp -HS chia thành nhóm, tiến hành thảo luận nhóm. -Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. -Quan sát và trả lời: a) Nhìn vào tranh vẽ, em thấy các bạn HS đang bơi dưới sông. Một vài chị phụ nữ đang rửa rau, vo gạo,...bằng nước sông. Trên bờ một bác đang đổ rác thải xuống sông. Bên cạnh đó, ống cống đang xả nước bẩn trực tiếp xuống sông. b) Nước thải đổ trực tiếp xuống sông như thế là không hợp vệ sinh. Vì trong nước thải có chứa nhiều vi khuẩn và chất độc hại, dễ gây bệnh truyền nhiễm cho con người. c) Làm ô nhiễm đất, nước. Truyền bệnh, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của sinh vật và con người. Làm cho sinh vật dưới nước không sống được. ........ -Lắng nghe và ghi nhớ. -Tiến hành thảo luận, sau đó 3 – 4 cặp đôi đại diện trình bày: +Qua quan sát thực tế, em thấy nước thải ở gia đình em được thải qua đường ống, thông xuống cống chung của xóm. Nước thải của bệnh viện được thải trực tiếp xuống cống. +Theo em, hệ thống cống rãnh ở hình 4 là hợp vệ sinh. Vì nước thải ở đây được đổ ra ống cống có nắp đậy xung quanh. +Nước thải được chảy qua đường ống kín, không hở ra bên ngoài. +Nếu nước thải đổ ra sông, ao, hồ cần phải được xử lí hết các chất độc hại -Lắng nghe và ghi nhớ. -1 HS đọc cá nhận, sau đó lớp đồng thanh. -Ghi nhận và chuẩn bị ở tiết sau. SINH HOẠT TẬP THỂ I/ HOẠT ĐỘNG 1 : Đánh giá hoạt động tuần 19 - Lớp phó học tập nêu nhận xét về các cá nhân trong lớp . - Lớp trưởng nhận xét chung . - HS phát biểu ý kiến . - GV giải đáp, nêu nhận xét cụ thể về các mặt và đánh giá HS về: Nề nếp lớp , học tập, giờ giấc , trang phục , vệ sinh ,trật tự , chuyên cần , phong trào . .. ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………….. - Tuyên dương những HS học tốt, có tiến bộ trong tuần trước lớp. ………………………………………………………………………………………. II/ HOẠT ĐỘNG 2 : Giáo viên nêu kế hoạch tuần tới - Kiểm tra bảng nhân và bảng chia đã học . - Đánh giá, nhận xét bài kiểm tra cuối HKI - Kiểm tra sách vở HS . Rèn chữ viết cho HS cả lớp thông qua các môn học . - Học sinh thực hiện tốt luật GTĐB, không đi xe đạp đến trường . - Thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân, trường lớp ; chăm sóc cây hoa kiểng . KHỐI TRƯỞNG GIÁO VIÊN SOẠN Ngày 2 tháng 01 năm 2013 NGUYỄN THỊ LỢI Đặng Thị Hồng Chiến BỒI DƯỠNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU KỂ CHUYỆN : HAI BÀ TRƯNG I. Yêu cầu cần đạt: HS năng khiếu kể được câu chuyện tương đối hay, biết thay đổi giọng theo từng nhân vật trong câu chuyện để thể hiện nội dung câu chuyện kể. HS có thể thuộc nội dung và kể được câu chuyện II. Chuẩn bị : Nội dung câu chuyện (SGK) III. Các hoạt động dạy – học : GV yêu cầu HS đọc câu chuyện. HS nhắc lại tên các nhân vật trong chuyện. GV lập bản đồ chi tiết câu chuyện lên bảng lớp . HS kể chuyện dựa vào bản đồ chi tiết trên bảng ( kể bằng lời của mình, chú ý kể đúng theo trình tự diễn biến câu chuyện xen lẫn tình cảm người kể ; thay đổi giọng sao cho phù hợp với tính cách từng nhân vật kết hợp diễn tả bằng các hoạt động tay…. ) . HS cả lớp nghe kể, nhận xét và học tập cách kể chuyện của bạn . GV nhận xét, hướng dẫn để HS kể hay hơn. Dặn HS về nhà tập kể chuyện cho người thân nghe và thuộc chính xác nội dung chính câu chuyện .

File đính kèm:

  • docke hoach bai day lop 3 tuan 19.doc
Giáo án liên quan