Giáo án Tiếng Việt lớp 3 - Phần Tập đọc - Tiết 4: Ai có lỗi ?

I. MỤC TIÊU:

A Tập Đọc

1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc trôi chảy toàn bài . Đọc đúng :

 +Các tư ngữ có vần khó : khuỷu tay, nguệch ra.

 + Các từ ngữ dễ phát âm saivà viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ : nắn nót, nổi giận, đến nỗi, lát nữa .

 + Các từ phiên âm tên nước ngoài : Cô-rét-ti, En-ri-cô.

 - Ngắt nghỉ đúng sau các dấu câuvà giữa những cụm từ dài.

 - Biết đọc phân biệt lời ngưòi kể và lời các nhân vật.

2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:

 - Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGK.

 - Nắm được diễn biến của câu chuyện.

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xư không tốt với bạn.

 B Kể Chuyện

 1. Rèn kĩ năng nói :

 - Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện .

 - Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi lời kể cho phù hợp với nội dung.

 

doc3 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1656 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt lớp 3 - Phần Tập đọc - Tiết 4: Ai có lỗi ?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 13 tháng 9 năm 2004 Tập đọc – kể chuyện AI CÓ LỖI ? MỤC TIÊU: A Tập Đọc 1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Đọc trôi chảy toàn bài . Đọc đúng : +Các tư ngữ có vần khó : khuỷu tay, nguệch ra. + Các từ ngữ dễ phát âm saivà viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ : nắn nót, nổi giận, đến nỗi, lát nữa.. + Các từ phiên âm tên nước ngoài : Cô-rét-ti, En-ri-cô. - Ngắt nghỉ đúng sau các dấu câuvà giữa những cụm từ dài. - Biết đọc phân biệt lời ngưòi kể và lời các nhân vật. 2.Rèn kỹ năng đọc hiểu: - Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGKù. - Nắm được diễn biến của câu chuyện. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xư không tốt với bạn. B Kể Chuyện 1. Rèn kĩ năng nói : - Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện . - Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi lời kể cho phù hợp với nội dung. 2. Rèn kĩ năng nghe : - Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện. - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn. II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ trong SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2HS đọc bài Đơn xin vào Đội và nêu nhận xét về cách trình bày lá đơn. TẬP ĐỌC B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Truyện đọc mở đầu tuần 2 kể cho các em nghe câu chuyệnvề hai bạn Cô-rét-ti và En- ri-cô. Hai bạn chỉ vì một truyện nhỏ mà cáu giận nhau, nhưng lại rất sớm làm lành với nhau. Điều gì khiến hai bạn sớm làm lành với nhau, giữ được tình bạn? Đọc truyện này các em sẽ hiểu rõ điều đó. HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH 1 2 3 Luyện đọc -GV đọc toàn bài : đọc chậm rãi ở đoạn 1 nhấn mạnh các từ :nắn nót, nguệch ra, nổi giận, kiêu căng. Đọc nhanh và căng thẳng hơn ở đoạn 2 .Trở lại châm rãi, nhẹ nhàng ở đoạn 3. Ở đoạn 4 và 5 nhấn giọng các từ: ngạc nhiên, ngây ra, ôm chầm. -GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ + Đọc từng câu -GV viết bảng: Cô-rét-ti, En-ri-cô + Đọc từng đoạn trước lớp + Đọc từng đoạn trong nhóm - GV theo dõi , hướng dẫn các nhóm đọc đúng. +Thi đọc giữa các nhóm + Đọc đồng thanh Hướng dẫn tìm hiểu bài GV chốt lại câu trả lời đúng Luyện đọc lại -GV yêu cầu HS đọc truyện theo vai -GV nhận xét, tuyên dương những nhóm đọc tốt nhất. -HS kết hợp đọc thầm -HS đọc đồng thanh các từ : Cô-rét-ti, En-ri-cô -HS nối tiếp nhau đọc từng câu . Đọc đúng các từ : nắn nót, nguệch ra, nổi giận, kiêu căng. -HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn . -HS đọc các từ chú giải trong bài -Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng đoạn -Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau -Các nhóm đọc từng đoạn -Các nhóm thảo luận ,trao đổi về nội dung bài 1 HS đọc câu hỏi ,các HS khác trả lời 1. Hai bạn nhỏ trong truyện tên là gì ?(En-ri-cô nà Cô-rét-ti) 2 . Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau? ( Cô-rét-ti vô ý chạm khuỷu tay vào En-ri-cô làm En-ri-cô viết hỏng. En-ri-co âgiận bạn, để trả thù bạn, En-ri-cô đã đẩy Cô-rét-ti, làm hỏng hết trang viết của Cô-rét-ti) 3. Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti? ( Sau cơn giận, En-ri-cô bình tĩnh lại, nghĩ là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình. Nhìn thấy vai áo bạn sứt chỉ, cậu thấy thương bạn, muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm.) 4. Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao? (Tan học , thấy Cô-rét-ti đi theo mình, En-ri-cô nghĩ là bạn định đánh mình nên rút thước cầm tay nhưng Cô-rét-ti cười hiền hậu đề nghị “ Ta lại thân nhau như trước đi” khiến En-ri-cô ngạc nhiên, rồi vui mừng ôm chầm lấy bạn vì cậu rất muốn làm lành với bạn.) 5. Bố đã trách mắng En-ri-cô như thế nào ? (Bố mắng En-ri-cô là người có lỗi, không chủ động xin lỗi bạn mà lại giơ thước doạ đánh bạn.) 6 . Theo em mỗi bạn có điểm gì đáng khen? (En-ri-cô đáng khen vì cậu biết ân hậnbiết thương bạn khi bạn làm lành, cậu cảm động ôm chầm lấy bạn. Cô-rét-ti đáng khen vì cậu biết quý trọng tình bạn và rất độ lượng nên đã chủ động làm lành với bạn.) - HS mỗi nhóm tự phân vai và thi đọc với nhau. KỂ CHUYỆN 1.GV nêu nhiệm vụ :Trong phần kể chuyện hôm nay các em sẽ thi kể lại lần lượt 5 đoạn câu chuyện Ai có lỗi? Bằng lời của em dựa vào trí nhớ và 5 tranh minh hoạ. 2. Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh -GV yêu cầu HS đọc thầm mẫu và quan sát lần lượt 5 tranh minh hoạ trong SGK -GV mời 5 HS tiếp nối nhau, quan sát tranh và kể 5 đoạn của câu chuyện -GV khen ngợi những HS có lời kể sáng tạo, không kể theo cách học thuộc lòng văn bản . CỦNG CỐ – DẶN DÒ Trong câu chuyện em thích nhân vật nào ? Vì sao ? -GV khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. -GV nhận xét tiết học. - HS nghe yêu cầu - HS đọc thầm mẫu và quan sát lần lượt 5 tranh minh hoạ trong SGK -Từng HS tập kể cho nhau nghe. - 5 HS tiếp nối nhau, quan sát tranh và kể 5 đoạn của câu chuyện - Sau mỗi lần HS kể , cả lớp nhận xét -Về nội dung: Kể có đủ ý , đúng trình tự không ? - Cách diễn đạt: Nói đã thành câu chưa ? dùng từ có phù hợp không? Đã biết kể bằng lời của mình chưa ? -Cách thể hiện : Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không ?Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa ? - HS nói theo ý thích của mình. VD : Thích En-ri-cô vì cậu biết ân hận, biết thương bạn khi bạn làm lành.Thích Cô-rét-ti vì cậu biết quý trọng tình bạn và rất độ lượng

File đính kèm:

  • doc04.doc
Giáo án liên quan