Giáo án Lớp 3 Tuần 19 Trường TH La Ngâu

Tập đọc:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện.

- Hiểu ND: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta (trả lời được các CH trong SGK).

* Tích hợp KNS:

-Đặt mục tiêu

-Giải quyết vấn đề

Kể chuyện:

Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

 

doc31 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1051 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 19 Trường TH La Ngâu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ 0 = 7000 + 70 nhưng khi đã quen thì có thể viết ngay: 7070 = 7000 + 70 * Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Viết (theo mẫu) Học sinh đọc yêu cầu và làm vào vở bài tập tương tự như mẫu. Học sinh nêu kết quả bài tập. Lớp và giáo viên nhận xét . Bài 2: Viết các tổng thành số có bốn chữ số ( theo mẫu ) Học sinh đọc yêu cầu . Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và viết số thích hợp vào chỗ chấm. Học sinh làm vào VBT. Chấm, chữa bài tập. Bài 3: Viết số ( theo mẫu ), biết số đó gồm: Học sinh đọc yêu cầu . Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi số. Học sinh làm vào VBT. Chấm chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò: Học sinh nêu lại cách viết các số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị. nhận xét tiết học Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ******************************** Luyện từ và câu Tiết 19 NHÂN HOÁ. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TLCH KHI NÀO? Sách giáo khoa trang 8 - 9. Thời gian dự kiến: 40 phút I/Mục tiêu: - Nhận biết được hiện tượng nhân hoá, các cách nhân hoá (BT1, BT2). - Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?; tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?; trả lời được câu hỏi Khi nào? (BT3, BT4). II/ Đồ dùng dạy học: Gv: Ba băng giấy kẻ bảng trả lời bài tập 1, 2. Bảng lớp viết sẵn bài tập 3, các câu hỏi ở bài tập 4. III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài tập 1: Đọc hai khổ thơ dưới đây và trả lời câu hỏi: + Con đom đóm được gọi bằng gì? + Tính nết và hoạt động của đom đóm được tả bằng những từ ngữ nào? Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập.Cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa Trao đổi theo cặp. 3 học sinh làm bài trên phiếu, trình bày kết quả. Cả lớp và giáo viên trao đổi, nhận xét, chốt lại lời giả đúng. Cả lớp làm vào vở bài tập theo lời giải đúng. Con đom đóm được gọi bằng Tính nết của đom đóm Hoạt động của đom đóm anh chuyên cần lên đèn, đi gác, đi rất êm, đi suốt đêm, lo cho người ngủ Bài tập 2: Trong bài thơ Anh Đom đóm, còn có những con vật nào nữa được gọi và tả như người ( nhân hoá )? - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. Một học sinh đọc thành tiếng bài Anh Đom Đóm. - Học sinh suy nghĩ, làm bài tập cá nhân. Học sinh phát biểu ý kiến, cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Học sinh làm vào vở bài tập.Lời giải: Tên các con vật Các con vật được gọi bằng Các con vật được tả như người Cò Bợ chị ru con: Ru hỡi! Ru hỡi ! Hỡi bé tôi ơi! Ngủ cho ngon giấc. Vạc thím lặng lẽ mò tôm Bài 3: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Khi nào?” - Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập. - Học sinh làm vào vở bài tập. - Học sinh phát biểu ý kiến, giáo viên và cả lớp chốt lại lời giải đúng. Lời giải: a/ Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối. b/ Tối mai, anh Đom Đóm lại đi gác. c/ Chúng em học bài thơ Anh Đom Đóm trong học kì I. Bài tập 4: Trả lời câu hỏi Học sinh đọc yêu cầu bài, nhẩm câu trả lời, phát biểu ý kiến. Ví dụ: a/ Lớp em bắt đầu vào học kì II từ ngày 11 tháng 1. b/ Ngày 31 tháng 5, học kì II kết thúc. c/ Đầu tháng 6, chúng em được nghỉ hè. 3. Củng cố- dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học, cho điểm và biểu dương những học sinh học tốt. Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ******************************** Chính tả ( Nghe - Viết ) Tiết: 38 TRẦN BÌNH TRỌNG Sách giáo khoa trang 8. Thời gian dự kiến 40 phút I /Mục đích, yêu cầu: - Nghe - viết chính xác trình bày đúng, đẹp bài Trần Bình Trọng.Viết hoa đúng tên riêng. Viết đúng các dấu câu: Dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. - Điền đúng vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng l/n; iêt/iêc II / Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết bài tập 2a, III /Các hoạt động dạy học : 1. Giáo viên kiểm tra một số em viết lại bài sai ở tiết trước. 2: Dạy bài mới: Giới thiệu bài * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe - viết. Giáo viên đọc một lần bài Trần Bình Trọng. Hai học sinh đọc lại, cả lớp đọc thầm theo. Giáo viên hướng giúp học sinh hiểu nội dung bài chính tả: + Khi giặc dụ dỗ hứa phong cho tước vương, Trần Bình Trọng đã khẳng khái trả lời như thế nào? ( Ta thà làm ma nước Nam còn hơn là làm vương đất Bắc ). + Câu nào đượcc đặt trong dấu ngoặc kép? ( Câu nói của Trần Bình Trọng ). Học sinh tự nêu các từ dễ viết sai, giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào bảng con các từ các em dễ viết sai. Đọc cho học sinh viết vào vở. Giáo viên đọc thong thả để học sinh viết, mỗi câu đọc 3 lần kết hợp với theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi viết, chữ viết của học sinh.. Chấm, chữa bài. + Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì. + Giáo viên chấm 10 - 12 bài, nhận xét bài viết. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài chính tả Bài 2a: điền vào chỗ trống l hay n? Các từ cần điền là: nay là – liên lạc - nhiều lần - luồn sâu - nắm tình hình – có lần – ném lựu đạn 3. Củng cố, dặn dò. Về tập viết lại các tiếng - từ viết sai. Xem bài sau. Nhận xét tiết học. Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ******************************** Mĩ thuật Tiết:19 VẼ TRANG TRÍ: TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG Thời gian dự kiến: 35 phút I /Mục tiêu: - Hiểu các cách sắp xếp hoạ tiết và sử dụng màu sắc trong hình vuông. - Biết cách trang trí hình vuông. - Trang trí được hình vuông và vẽ màu theo ý thích. II / Đồ dùng dạy học: - Gv : Chuẩn bị một số đồ vật dạng hình vuông có trang trí như: khăn vuông, khăn trải bàn, gạch hoa,... . - Hình gợi ý cách trang trí hình vuông. Một vài bài của học sinh lớp trước. III /Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ 2. Bài mới Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Quan sát nhận xét - Giáo viên cho học sinh xem một vài bài trang trí hình vuông để học sinh thấy có nhiều cách trang trí qua cách sắp xếp hoạ tiết và vẽ màu. + Cách sắp xếp hoạ tiết: Hoạ tiết lớn thường ở giữa ( làm rõ trọng tâm ) Hoạ tiết nhỏ ở bốn góc và xung quanh. Hoạ tiết giống nhau vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu, cùng tô đậm nhạt. + Cách vẽ màu: vẽ màu theo ý thích Màu cần rõ ở trọng tâm Hoạt động 2: Cách trang trí hình vuông Giáo viên hướng dẫn cách trang trí hình vuông + Vẽ hình vuông + Kẻ các đường trục + Vẽ hình mảng ( có thể vẽ hình mảng khác nhau ) + Vẽ hoạ tiết cho phù hợp với các mảng ( tròn, vuông, tam giác ) + Gợi ý cho học sinh nhận ra độ đậm nhạt của màu ở bài trang trí. Hoạt động 3: Thực hành Giáo viên hướng dẫn học sinh: + Kẻ các đường trục + Vẽ các hình mảng theo ý thích + Vẽ hoạ tiết. - Học sinh vẽ vào vở tập vẽ. - Giáo viên theo dõi giúp đỡ. 3. Nhận xét, đánh giá, dặn dò - Giáo viên gợi ý để học sinh nhận xét, xếp loại bài vẽ. - Khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp. - Dặn dò: Sưu tầm tranh vẽ đề tài ngày Tết và lễ hội. - Nhận xét tiết học. Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ******************************** Tự nhiên và xã hội Tiết:38 VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ( tt ) Sách giáo khoa trang 72- 73, Thời gian dự kiến: 35 phút I /Mục tiêu: - Nêu được tầm quan trọng của việc xử lí nước thải hợp vệ sinh đối với đời sống con người, động vật và thực vật. * Tích hợp kĩ năng sống -Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, cam kết thực hiện các hành vi đúng, phê phán và lên án các hành vi không đúng nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. -Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ môi trường. II / Đồ dùng dạy học: Các hình trang 72 - 73 SGK. III /Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Quan sát tranh + Mục tiêu: Biết được những hành vi đúng và hành vi sai trong việc thải nước bẩn ra môi trường sống. + Cách tiến hành: * Tích hợp kĩ năng sống -Tranh luận -Đóng vai Bước 1: Học sinh quan sát các hình 1, 2 trang 72 sách giáo khoa theo nhóm và trả lời theo gợi ý: Hãy nói và nhận xét những gì bạn thấy trong hình. Theo bạn, hành vi nào đúng, hành vi nào sai? Hiện tượng trên có xảy ra ở nơi bạn sinh sống không? Bước 2: Gọi một vài nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. Bước 3: Thảo luận nhóm các câu hỏi trong sách giáo khoa. - Các nhóm trình bày, giáo viên nhận xét và kết luận. + Kết luận: Trong nước thải có chứa nhiều chất bẩn, độc hại, các vi khuẩn gây bệnh. Nếu để nước thải chưa xử lí thường xuyên chảy vào ao, hồ, sông ngòi sẽ làm nguồn nước bị ô nhiễm, làm chết cây cối và các sinh vật sống trong nước. Hoạt động 2: Thảo luận về cách xử lí nước thải hợp vệ sinh + Mục tiêu: Giải thích được tại sao cần phải xử lí nước thải + Cách tiến hành: Bước 1: Từng cá nhân cho biết ở gia đình hoặc ở địa phương em thì nước thải được chảy vào đâu? Theo em cách xử lí như vậy hợp lí chưa? Nên xử lí như thế nào thì hợp vệ sinh, không ảnh hưỏng đến môi trường xung quanh? Bước 2: Quan sát hình 3, 4 trang 73 sách giáo khoa theo nhóm và trả lời câu hỏi: Bước 3: Các nhóm trình bày nhận định của nhóm mình ** Biết một vài biện pháp xử lí nước thải hợp vệ sinh. + Kết luận: Việc xử lí các loại nước thải, nhất là nước thải công nghiệp trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung là cần thiết. 3. Củng cố, dặn dò. - Giáo viên hệ thống lại bài học - Dặn dò: Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ********************************

File đính kèm:

  • docTuan9cucchuan.doc
Giáo án liên quan