Giáo án Lớp 3 Tuần 19

I. Mục tiêu: Sau bài học, hs biết:

- Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khỏe con người.

- Những hành vi đúng để giữ cho nhà tiêu hợp vệ sinh.

 

doc20 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1812 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Nói về hình dạng của lá cây, màu sắc, kích thước của lá cây vừa quan sát được. + Hãy chỉ đâu là cuống lá, phiến lá của 1 số lá cây sưu tầm được. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Hs lắng nghe. - Hs phân loại được các loại lá sưu tầm được. - Các nhóm nhận đồ dùng. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn sắp xếp các lá cây và dính vào giấy khổ Ao theo từng nhóm có kích thước, hình dạng tương tự nhau. - Các nhóm treo lên bảng và tự giới thiệu bộ sưu tập các loại lá của mình trước lớp. - Các nhóm nhận xét xem nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đẹp và nhanh là nhóm đạt giải nhất. - Hs lắng nghe. THỦ CÔNG: (Lớp 3C- tiết 4- chiều. Thứ 3: Lớp 3D- tiết 4- sáng Thứ 5: Lớp 3A- tiết 4- sáng. Lớp 3B- tiết 2- chiều) Bài 14: ĐAN NONG ĐÔI. (Tiết 1) I. Mục tiêu: -H/s biết cách đan nong đôi thực hành trên giấy. -Đan được nong đôi đúng quy trình kĩ thuật . -H/s yêu thích đan nan . II. Đồ dùng dạy học : -Mẫu , quy trình đan nong đôi . - Tấm đan nong mốt để so sánh . -Giấy màu ,bút chì , bìa , kéo , keo … III. Hoạt động dạy học : A. KTBC: -Giờ trước các em học bài gì ? -Nêu các bước đan nong mốt ? -Lớp nhận xét ? B. Bài mới : 1. Hoạt động 1: Gv hướng dẫn hs quan sát nhận xét . - Gv đưa ra mẫu đan nong đôi và đan nong mốt . - Em có nhận xét gì về cách đan của nong mốt và nong đôi ? - Nêu tác dụng của đan nong đôi . 2. Hoạt động 2 : Gv hướng dẫn mẫu . * Bước 1 : Kẻ cắt các nan đan . + Gv cho hs quan sát quy trình đan nong đôi . + Gv cho hs nhắc lại . + Gv hướng dẫn cắt . * Bước 2 : Đan nong đôi . -Nêu nguyên tắc đan nong đôi ? - Gv đan vừa hướng dẫn . + Đan nan 1 : nhấc các nan 2,3,6,7 luồn nan ngang vào . + Đan nan 2 : nhấc nan 3,4,2,8 và luồn nan ngang vào . + Đan nan ngang thứ 3 nhấc nan 1,4,5,8,9,và luồn nan ngang vào . => tương tự đến hết . * Bước 3 :Đan nẹp xung quanh tấm đan - Gv hướng dẫn vừa làm . - Gọi 1 em lên đan . * Nêu lại các bước đan nong đôi . + Hs đan theo nhóm . - Lớp nhận xét sửa . 3. Củng cố - Dặn dò : - Nêu các bước đan nong đôi ? - Chuẩn bị giờ sau thực hành . Bước 1;Kẻ ,cắt các nan đan . -Bước 2;Đan nong mốt bằng giấy,bìa ( theo cach đan nhấc một nan ,đè một nan;đan xong mỗi nan ngang càn dồn cho khít .) -Bước 3 Dán nẹp xung quanh tấm đan. + Hs quan sát . + Hs nêu . +Đan rá , nia , thúng … +Hs nêu các bước . + Hs quan sát . + Cất 2 đè 2 và lệch nhau 1 nan . + Yêu cầu 2 hs lên đan . + hs quan sát . -H/s nêu ----------------------------------------------------- Thứ 3 ngày 18 tháng 2 năm 2014 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: (Lớp 3A,3B- tiết 1,2- sáng. Lớp 3C- tiết 4- chiều Thứ 5: Lớp 3D- tiết 1- sáng) Bài 46: KHẢ NĂNG KÌ DIỆU CỦA LÁ CÂY. I. Mục tiêu: Sau bài học, hs biết: - Nêu được chức năng của lá cây. - Kể ra những ích lợi của lá cây. II. Đồ dùng dạy học. - Các hình trong SGK trang 88,89 III. Hoạt động dạy học: 1. KT bài cũ: - Gọi hs trả lời câu hỏi: + Nêu màu sắc, hình dạng kích thước của những lá cây? - Lá cây có đặc điểm gì giống nhau. - Nhận xét đánh giá. 2. Bài mới. - Hoạt động 1: Làm việc với SGK + Bước 1: Làm việc theo cặp. - GV y/c từng cặp hs dựa vào hình 1 trang 88, tự đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của nhau. VD: + Trong quá trình quang hợp lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì? + Quá trình quang hợp xảy ra trong điều kiện nào? + Trong quá trình hô hấp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì? + Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì? Bước 2: Làm việc cả lớp. - Tổ chức cho hs thi nhau đặt câu hỏi và trả lời về chức năng của lá cây. * GV kết luận: Lá cây có 3 chức năng: - Quang hợp. - Hô hấp. -Thoát hơi nước. GV: Nhờ hơi nước được thoát ra từ lá mà dòng nước liên tục được hút từ rễ, qua thân và đi lên lá. Sự thoát hơi nước giúp cho nhiệt độ của lá được giữ ở mức độ thích hợp, có lợi cho hoạt động sống của cây….). Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. Bước 1:- Giao nhiệm vụ cho các nhóm. - GV đi kiểm tra, theo dõi. Giúp đỡ các nhóm làm việc. Bước 2:-GV tổ chức cho các nhóm thi đua xem trong cùng 1 thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các lá cây được dùng vào việc như để ăn, làm thuốc, gói bánh, gói hàng, làm nón, lợp nhà. - 1 số hs trả lời câu hỏi: - Lá cây thường có màu xanh lục, 1 số ít có màu đỏ vàng. Lá cây có rất nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau. - Mỗi chiếc lá thường có cuống lá, phiến lá, trên phiến lá có gân lá. - Hs thảo luận cặp đôi, quan sát tranh hỏi và trả lời cho nhau nghe dựa vào các câu hỏi gợi ý: - Hút khí các - bô - níc. - Thải ra khí ô - xi. - Quá trình quang hợp xảy ra dưới ánh sáng mặt trời. - Hấp thụ khí ô - xi. - Thải ra khí các - bô - níc. - Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng thoát hơi nước. - Hs thi nhau đặt ra những câu hỏi và đố nhau về chức năng của lá cây. - Hs lắng nghe. - 2 hs nhắc lại chức năng của lá cây. Nhóm trưởng điều khiển cả nhóm dựa vào thực tế cuộc sống và quan sát các hình ở trang 89 SGK để nói về ích lợi của lá cây. Kể tên những lá cây thường được sử dụng ở địa phương. - Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. + Gói bánh, gói hàng: Lá dong, lá chuối. + Lợp nhà: lá cọ, lá mía, lá cỏ gianh. + Để ăn: Lá của các cây rau. + Làm nón: Lá cọ. + Làm thuốc: Lá ngải cứu, lá tía tô… 3. Củng cố, dặn dò: - Học bài và chuẩn bị bài sau: Quan sát đặc điểm của từng loại hoa và mang vài loại hoa đến lớp. ----------------------------------------------------------- HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: ( Lớp 3B- tiết 3- chiều) Hướng dẫn HS chơi trò chơi dân gian: Mèo bắt chuột. I.Mục tiêu: Rèn cho HS tính nhanh nhẹn,,biết cách chơi trò chơi Mèo bắt chuột được biến tiết tấu để nhằm tuyên truyền, giáo dục HS về việc rửa tay với xà phòng. II. GV phổ biến cách chơi- HS thực hiện trò chơi. Chọn ra 1 em đóng vai xà phòng, 1em đóng vai vi khuẩn, những em còn lại sẽ nắm tay nhau xếp thành vòng tròn,giơ 2 tay lên cao. Em vi khuẩn và em xà phòng sẽ đứng đối lưng lại với nhau, khi có tín hiệu ,em vi khuẩn sẽ chạy trước một đoạn,sau đó em xà phong chạy theo đúng con đường mà em vi khuẩn đã chạy để bắt vi khuẩn lại.Các em đứng xung quanh hát bài háttrong lúc em vi khuẩn và em xà phòng đuổi rượt nhau. Trò chơi kết thúc khi xà phòng bắt được vi khuẩn, em đóng vai vi khuẩn sẽ đi rửa tay với xà phòng. Sau đó đổi ngược lại cho nhau và chơi tiếp . III. Củng cố, dặn dò: Về nhà các em thực hiện rửa tay với xà phòng. ------------------------------------------------------ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: (Lớp 3D,3A- tiết 2,3- sáng Lớp 3B,3C- tiết 1,3- chiều) Bài: ÔN TẬP. I. Mục tiêu: Ôn tập các kiến thức đã học về lá cây. II.Hoạt động dạy học: Ôn tập. Câu 1: Nói chung lá cây có màu gì? Câu 2: Phần nối chiếc lá với cành được gọi là gì? Câu 3: Phần lớn nhất của chiếc lá được gọi là gì? Trên phiến lá có gì? Câu 4: Chức năng nào của lá cây giup cho ta cảm thấy mát khi đứng dưới tán cây vào những ngày hè nóng bức? Câu 5: Trong quá trình quang hợp cây xanh hút khí gì? Thải khí gì? Câu 6: Nhờ khả năng nào của lá cây mà cây có thể lấy vào các chất khí? Câu 7: Đây là một quá trình rất quan trọng mà chỉ có cây xanh mới có, nhờ quá trình này mà cây xanh cung cấp cho chúng ta đủ dưỡng khí( khí ô- xi)? HS ôn theo nhóm. Đại diện nhóm nêu kết quả. HS và GV nhận xét.+ III. Củng cố,dặn dò: Nhận xét tiết học. ------------------------------------------------------- TUẦN 24 . Thứ 2 ngày 24 tháng 2 năm 2014 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: (Lớp 3B,3A,3C- tiết 1,2,3- chiều Thứ 3: Lớp 3D- tiết 1- sáng) Bài 47: HOA . I.Mục tiêu: Sau bài học, hs biết: - Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của 1 số loài hoa. - Kể tên 1 số bộ phận thường có của 1 bông hoa. - Phân loại các bông hoa sưu tầm được. - Nêu được chức năng và ích lợi của hoa. II. Đồ dùng - Các hình trong SGK trang 90, 91. - Gv và hs sưu tầm các bông hoa mang đến lớp. III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Lá có mấy chức năng là những chức năng nào? - Lá cây có ích lợi gì? 2. Bài mới. a. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Quan sát và nói về màu sắc của những bông hoa trong hình và những bông hoa được mang đến lớp. Trong những bông hoa đó, bông nào có hương thơm, bông nào không có hương thơm. - Mỗi bông hoa thường có những bộ phận nào? - Hãy chỉ và nói các bộ phận đó trên bông hoa. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Y/c đại diện các nhóm trình bày. KL: Các loài hoa thường khác nhau về hình dạng, màu sắc và hương vị. Mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa. b. Hoạt động 2: Làm việc với vật thật. - Y/c hs phân loại hoa theo nhóm. - Y/c các nhóm trưng bày sản phẩm trên bảng. c. Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp. - Muốn nhân giống có nhiều cây hoa, loại hoa người ta làm gì? - Hoa thường dùng để làm gì? KL: Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Hoa thường dùng để trang trí, làm nước hoa và nhiều việc khác. 3. Củng cố, dặn dò: NX giờ học. - 2 hs trả lời câu hỏi. - Lá cây có ba chức năng: + Quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước. - Lá cây được dùng vào các việc như: để ăn, làm thuốc, gói bánh, gói hàng, làm nón, lợp nhà. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận câu hỏi sau: - Các bông hoa màu sắc khác nhau hình dạng của hoa cũng khác nhau. - Có bông hoa hồng, hoa sen, hoa nhài, hoa ngâu…thơm, hoa loa kèn, hoa cúc, hoa lay ơn, hoa râm bụt không thơm… Mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa. - Hs chỉ và nói các bộ phận của bông hoa. - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn sắp xếp các bông hoa sưu tầm được theo từng nhóm tùy theo tiêu chí phân loại do nhóm đặt ra. Các bông hoa đó được gắn vào tờ giấy khổ Ao. Hs cũng có thể vẽ thêm những bông hoa bên cạnh. - Hs trưng bày sản phẩm của nhóm mình và tự đánh giá có sự so sánh với sản phẩm của nhóm bạn. - Muốn nhân giống để có nhiều cây hoa, loại hoa người ta thường gieo hạt. - Hoa thường dùng để cắm lọ trang trí trong những ngày vui, ngày trọng đại, ướp chè làm nước hoa. ----------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docGA lop 3 GV2 tuan 19.doc
Giáo án liên quan