Giáo án Lớp 3 Tuần 18 - Đặng Thị Thu Thanh

1- Kiểm tra lấy điểm tập đọc:

- Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng, HS đọc thông các bài tập đọc đã học từ đầu lớp 3 và đọc thêm 2 bài ( Quê hương, Chõ bánh khúc của dì tôi).

- Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu : HS trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

2. Rèn luyện kĩ năng viết chính tả qua bài chính tả nghe viết: Rừng cây trong nắng.

 

doc24 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 911 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 18 - Đặng Thị Thu Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n phải tránh bị viêm họng kéo dài… *Làm việc cá nhân. - HS vẽ sơ đồ về gia đình mình. - Từng em giới thiệu về gia đình mình Giới thiệu về số lượng người trong gia đình mình, nghề nghiệp của bố mẹ, anh chị em trong nhà, ngoài thời gian học ra em giúp đỡ bố mẹ những việc gì… Tiếng Việt: Kiểm tra đọc ( Đọc hiểu - Luyện từ và câu) I. Mục tiêu - Kiểm tra đọc hiểu - Luyện từ và câu để lấy điểm kiểm tra cuối kì 1. - Qua kiểm tra đánh giá được kết quả học tập của HS cuối kì 1. II. Đồ dùng Phô tô đề kiểm tra III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra: Giấy, bút của HS B. Bài mới: Giới thiệu bài - T. nêu y/c của giờ kiểm tra - Cho HS làm bài - Phát đề kiểm tra cho HS - HS làm bài * Đề bài: A. Đọc thầm bài: Mùa hoa sấu (SGK. Trang 73) B. Dựa theo nội dung bài đọc, ghi dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng: 1.Cuối xuân, đầu hạ, cây sấu như thế nào ? 1 a. Cây sấu ra hoa. 1 b. Cây sấu thay lá. 1 c. Cây sấu thay lá và ra hoa. 2. Hình dạng hoa sấu như thế nào ? 1 a. Hoa sấu nhỏ li ti. 1 b. Hoa sấu như những chiếc chuông nhỏ xíu. 1 c. Hoa sấu thơm nhẹ. 3. Mùi vị hoa sấu như thế nào ? 1 a. Hoa sấu thơm nhẹ có vị chua. 1 b. Hoa sấu hăng hắc. 1 c. Hoa sấu nở từng chùm trắng muốt. 4. Trong câu Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm, em có thể thay từ nghịch ngợm bằng từ nào ? 1 a. Tinh nghịch 1 b. Bướng bỉnh 1 c. Dại dột - T. thu bài chấm điểm * Đáp án: Mỗi câu đúng được 1 điểm Câu 1: ý c đúng Câu 3: ý a đúng Câu 2: ý b đúng Câu 4: ý a đúng C. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị giờ sau kiểm tra TLV Thủ công Cắt, dán chữ vui vẻ (T2) I,Mục tiêu : - Học sinh biết vận dụng kỹ năng kẻ, cắt, dán chữ đã học ở các bài trước để cắt dán chữ vui vẻ. - Kẻ, cắt, dán chữ vui vẻ đúng quy trình kỹ thuật. - Học sinh yêu thích sản phẩm cắt, dán chữ II,Chuẩn bị : - Mẫu chữ vui vẻ - Quy trình kẻ, cắt, dán - Giấy thủ công, bút chì , kéo … III, Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1, Kiểm tra: +Giờ trước em học bài gì ? 2, Bài mới : a, Ôn lại cách cắt, dán chữ VUI Vẻ +Chữ vui vẻ gồm mấy chữ cái là chữ nào ? +Khoảng cách giữa các chữ như thế nào ? - Gọi HS nhắc lại cách kẻ, cắt các chữ V, U, E, I GV nhận xét & củng cố cách kẻ, cắt b, GV hướng dẫn mẫu : *Bước 1: Kẻ, cắt chữ cái của chữ VUI Vẻ và dấu hỏi (?) - Kích thước, cách kẻ, cắt các chữ V, U, E, I giống như đã học ở các bài trước +Cắt dấu hỏi (?): Kẻ dấu hỏi trong 1ô vuông . Cắt theo đường kẻ. *Bước 2: Dán thành chữ VUI Vẻ - Kẻ 1 đường chuẩn, sắp xếp các chữ đã cắt trên đường chuẩn: Giữa chữ cái trong chữ vui & chữ vẻ cách nhau 1ô , giữa chữ vui & vẻ cách nhau 1ô. Dấu hỏi trên chữ E. - Bôi hồ & dán c, Thực hành: * GV tổ chức cho HS tập kẻ, cắt các chữ cái và dấu hỏi của chữ VUI Vẻ. - GV theo dõi, giúp đỡ HS - T. nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS 3.Củng cố, dặn dò - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập & kĩ năng của HS. - VN thực hành cắt, dán chữ vui vẻ. - Cắt kẻ, dán chữ VUI Vẻ (T1) +Học sinh nêu tên các chữ cái & n.xét + HS nêu - HS theo dõi . - HS tập kẻ, cắt các chữ cái và dấu hỏi của chữ VUI Vẻ. - HS trưng bày sản phẩm - Bình chọn sản phẩm đẹp pppppp oô Thứ sáu ngày 9 tháng 1 năm 2009 Toán Tiết 90: Kiểm tra định kì (cuối học kì 1) A- Mục tiêu: - Kiểm tra kĩ năng nhân chia nhẩm trong bảng đã học. Thực hiện phép nhân(chia) số có hai chữ số hoặc số có ba chữ số với số có 1 chữ số chữ số. Tính giá trị của biểu thức. -Tìm số liền trước, giá trị của chữ số trong các số, về góc vuông, tìm x, giải toán có 2 phép tính B- Đồ dùng: GV : Đề bài HS : Phô tô đề kiểm tra. C. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra : Sự chuẩn bị của HS B. Bài mới: - T. nêu y/c của giờ kiểm tra - HS làm bài kiểm tra Đề bài: * Bài 1: Tính nhẩm 5 x 7 = 32 : 8 = 3 x 8 = 54 : 6 = 7 x 4 = 81 : 9 = * Bài 2: Đặt tính rồi tính. 45 x 3 91: 7 209 x 2 725 : 6 * Bài 3: Tính giá trị của biểu thức 30 x 8 + 50 282 – 100 : 2 * Bài 4: Khoanh vào trước câu trả lời đúng a, Số liền trước của 140 là: a. 141 b. 150 c. 139 d, 145 b, Chữ số 7 trong số 573 có giá trị là: a. 700 b. 70 c. 73 d. 7 c, Số góc vuông trong hình bên là: a. 1 b. 2 c. 3 d. 4 * Bài 5: Tìm X X : 7 = 121 6 x X = 372 * Bài 6: Một thư viện có 88 quyển truyện tranh, đã cho mượn một phần tư số truyện đó. Hỏi thư viện còn bao nhiêu quyển truyện tranh ? *Cách cho điểm: Bài 1( 1điểm): Mỗi phép tính đúng được 1/6 điểm. Bài 2( 2 điểm): Đặt tính & tính đúng mỗi phép tính đúng được 1/2 điểm. Bài 3( 2 điểm): Tính đúng giá trị mỗi biểu thức được 1 điểm Bài 4( 1,5 điểm): a, Khoanh vào c được 1/2 điểm b, Khoanh vào b được 1/2 điểm c, Khoanh vào b được 1/2 điểm Bài 5( 1 điểm): Tính đúng mỗi phép tính tìm X đúng : 0,5 điểm Bài 6( 2,5 điểm): - Câu trả lời & phép tính đúng để tìm 1/4 số truyện của thư viện được 1 điểm. - Câu trả lời & phép tính đúng để tìm số truyện còn lại của thư viện được 1 điểm. - Đáp số đúng được 1/2 điểm. C. Củng cố, dặn dò: - GV thu bài và nhận xét giờ. - Chuẩn bị giờ sau. Tiếng Việt: Kiểm tra viết (Chính tả - Tập làm văn) I. Mục tiêu - Kiểm tra chính tả - Tập làm văn để lấy điểm kiểm tra cuối kì 1. - Qua kiểm tra đánh giá được kết quả học tập của HS cuối kì 1. - Rèn chữ viết đẹp, trình bày khoa học. II. Đồ dùng Nội dung bài kiểm tra III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra: Giấy, bút của HS B. Bài mới: Giới thiệu bài - T. nêu y/c của giờ kiểm tra - Nêu đề bài: * Đề bài: 1. Chính tả: Vàm Cỏ Đông ( Viết 2 khổ thơ đầu SGK- T 106 ) - T. đọc thong thả từng câu cho HS viết - T. đọc cho HS soát bài 2. Tập làm văn: Hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 7 - 10 câu), kể về ngày đầu tiên em đi học. - HS theo dõi - HS viết bài vào giấy kiểm tra - HS làm bài - T. bao quát lớp - Thu bài, chấm điểm * Đáp án: 1. Bài chính tả : 5 điểm ( mỗi lỗi sai trừ 0,5 điểm) 2. Bài tập làm văn: 5 điểm ( Đủ số câu theo y/c, câu văn đúng ngữ pháp....) - Thiếu 1 câu trừ 0,5 điểm * Y/c cả 2 bài: Chữ viết đều nét, đúng cỡ chữ C. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị giờ sau kiểm tra TLV Hát: Đ/c Điệp dạy Tự nhiên xã hội: Vệ sinh môi trường (T1) I. Mục tiêu Sau bài học học sinh biết: - Nêu tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người - Thực hiện hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường sống. II. Đồ dùng dạy học Tranh sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lý rác thải; các hình trong sgk T 68-69. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. 1.Tổ chức: 2.Kiểm tra: Kể về những hoạt động nông nghiệp, công nghiệp mà em biết ? 3.Bài mới: *Hoạt động 1: a.Mục tiêu: HS thấy được sự ô nhiễm và tác hại của rác thải đối với đời sống con người. b.Cách tiến hành: Bước 1: Thảo luận nhóm - Chia lớp làm 3 nhóm . - Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu: +Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. Rác có hại như thế nào? +Những sinh vật nào thường sống trong đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người? Bước 2: Các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung: *Kết luận: Trong các loại rác, có những loại rác rễ bị thối rữa và nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián, ruồi… thường sống ở nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho người. *Hoạt động 2: a. Mục tiêu: HS nói được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải. b.Cách tiến hành: Bước 1: Quan sát các tranh sgk và các tranh sưu tầm được - Cho biết việc nào làm đúng việc nào làm sai ? Bước 2: Các nhóm trình bày - Giáo viên kết luận *Hoạt động3: Tập hoạt cảnh ngắn để đóng vai - Cho HS tự nghĩ hoạt cảnh ngắn về giữ vệ sinh môi trường. - T. nhận xét, đánh giá 3- Củng cố, dặn dò: - Em cần làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng? - Hãy nêu cách xử lí rác nơi em ở? - VN thực hành vệ sinh nhà mình sạch sẽ và xử lý rác của gia đình đúng theo quy định . - Lớp hát. - HS nêu Thảo luận nhóm - Các nhóm nhận nội dung thảo luận của mình. - Đọc các câu hỏi của nhóm mình trước lớp: - Các nhóm thảo luận theo nhóm đôi +Khi đi qua đống rác mùi rất hôi thối, khó chịu. Rất hại đối với sức khoẻ. +Trong rác rất nhiều các sinh vật gây bệnh sinh sống như: Ruồi, gián, chuột..... Chúng là các con vật trung gian truyền bệnh. - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến - Nhóm khác bổ sung. Làm việc theo cặp - Các nhóm quan sát các tranh ở trang 69 và các ảnh sưu tầm được cho biết quan điểm của mình. Hình nào đúng hình nào sai. - Một số nhóm trình bày quan điểm của mình trước lớp, nhóm khác bổ sung - Một số em nhắc lại - HS thảo luận nhóm & đóng vai - Các nhóm đóng vai trước lớp - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Không vứt rác, phóng uế bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định - HS nêu cách xử lí rác nơi em đang ở. Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu - HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 18 - Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều làm tốt - GDHS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động II Nội dung sinh hoạt 1. GV nhận xét chung: *Ưu điểm : - Giữ gìn vệ sinh chung, lao động vệ sinh sạch sẽ - Ngoan lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè - Trong lớp chú ý nghe giảng : Hồng, Lê Hà, Ngọc Hà, Phong - Có nhiều tiến bộ về chữ viết : Anh, Hạnh, Linh - Các hoạt động tập thể như múa hát, thể dục: Tham gia đầy đủ, tích cực, nhiều em có tinh thần trách nhiệm cao. * Nhược điểm : - Còn hiện tượng không xếp hàng : Hiếu, Phong - Chưa chú ý nghe giảng : Nam, Sơn, Long, Tuấn - Chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lối chính tả : Thu, Hiếu, Thảo 2. Cho HS bổ sung ý kiến 3.Vui văn nghệ: - HS hát múa những bài hát về nhà giáo, quê hương, đất nước....... 4. Đề ra phương hướng tuần sau: - Duy trì, phát huy mọi nề nếp tốt - Khắc phục tồn tại để tuần sau thực hiện tốt hơn. - Thi đua rèn chữ đẹp, giữ vở sạch - Chuẩn bị sách vở, bút mực ....để chuẩn bị học kì 2.

File đính kèm:

  • docTuan 18.doc
Giáo án liên quan