I. Mục đích yêu cầu
1. Tập đọc
- Bước đầu Học sinh biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa câu truyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là tạo nên nguồn của cải.
2. Kể chuyện: Sắp xếp lại các tranh (SGk) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện và cả câu chuyện theo tranh minh hoạ.
* KNS: Học sinh biết yêu lao động và sản phẩm do lao động mà có.
* HSKT: Luyện đánh vần đọc 1-2 câu theo sự giúp đỡ của giáo viên.
19 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1031 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 15 Buổi sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được số trang sách là
132 : 4 = 33 ( trang )
Minh còn phải đọc số trang sách là
132 – 33 = 99 ( trang )
Đáp số : 99 trang sách
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh xếp hình theo nhóm 2.
+ B1: Kẻ chia hình.
+ B2: Xếp hình theo mẫu.
- Nhắc lại nội dung bài
- Chú ý theo dõi.
___________________________________________
Tiết 4: Luyện từ và câu
Tiết 15: TỪ NGỮ VỀ CÁC DÂN TỘC. LUYỆN TẬP VỀ SO SÁNH
I. Mục đích yêu cầu
- HS biết tên một số dân tộc thiểu số trên đất nước ta.(BT1)
- Điền đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ trống (BT2)
- Dựa theo tranh gợi ý viết được câu có hình ảnh so sánh (BT3)
- Điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh.
* HSKT: Nhắc lại tên một số dân tộc, luyện đọc câu có hình ảnh so sánh.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên:- SGK, tranh minh hoạ cho BT3; BT1 ; PBT cho bài tập 2.
- Học sinh:- Sách giáo khoa.
- Hình thức:- học sinh làm bài cá nhân , nhóm 2, nhóm 4.
III. Các hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV đưa ra từ: Bạn Nam
- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá điểm.
2. Bài mới.
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm chỉ kể tên các dân tộc thiểu số. Dân tộc kinh có số dân rất đông, không phải dân tộc thiểu số.
* Gọi học sinh nhận xét và bổ sung kết hợp cho HS quan sát một số tranh về các dân tộc.
Bài 2
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh phân tích và làm bài
* GV cùng cả lớp nhận xét chột lời giải đúng.
Bài 3
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn làm bài: Tìm từng cặp sự vật được so sánh với nhau
* GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung.
Bài 4
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn làm bài
- Nhận xét và sửa sai cho học sinh.
3. Củng cố dặn dò.
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét ý thức học của HS.
- Dặn: Chuẩn bị bài sau.
- HS đặt câu theo mẫu Ai thế nào?
Bạn Nam rất chăm học.
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài cá nhân vào nháp.
- Lần lượt HS báo cáo kết quả.
+ Các dân tộc thiểu số ở phía Bắc:
Nùng, Tày, Mông, Thái, Dao, Phù Lá, La Chí,…
+ Các dân tộc thiểu số ở miền Trung: Ê- đê, Khơ - mú, Ba - na, Gia - rai, Xơ - đăng, Chăm...
+ Các dân tộc thiểu số ở miền Nam: Hoa , Khơ Me, Xtiêng...
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài ra PBT.
a. Đồng bào miền núi thường trồng trên những thửa rộng bậc thang.
b. Những ngày lễ hội đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trung bên nhà rông để múa hát.
c. Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc miền núi có thói quen ở nhà sàn.
d. Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ của dân tộc Chăm.
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Tranh 1: Trăng tròn như quả bóng / Quả bóng tròn như mặt trăng.
+ Tranh 2: Mặt bé tươi như bông hoa/ Bông hoa nở chúm chím như nụ cười em bé.
+ Tranh 3: Ngọn điện sáng như ngôi sao/ Ngôi sao sáng như ngọn đèn điện.
+ Tranh 4: Hình dáng của nước ta giống như chữ S/ Chữ S được so sánh với hình dáng của nước ta.
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài nhóm 2.
- Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả.
a. Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn chảy ra.
b. Trời mưa, đường đất sét trơn như bôi mỡ.
c. ở thành phố có nhiều toà nhà cao như trái núi.
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chú ý theo dõi
__________________________________________________________
Thứ sáu ngày 30 tháng 11 năm 2012
Tiết 1 : Toán
Tiết 75: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Rèn luyện kĩ năng tính chia ( bước đầu làm quen với cách viết gọn) và giải bài toán có hai phép tính.
- Làm được các bài tập sgk.
* HSKT: Luyện làm bài tập 1 theo sự giúp đỡ của giáo viên.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu bài tập, vở bài tập
III.Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra:
- Gọi 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính:
324 : 4 ; 588 : 7
- Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới:
2.1. Giới thiệu:
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS làm bảng con
- Nêu cách thực hiện phép nhân
Bài 2:
- Bài yêu cầu gì?
- HS làm bảng con.
- Nêu cách thực hiện phép chia
Bài 3:
1, 2 Học sinh đọc bài
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
Bước 1: Tìm quãng đường BC
Bước 2: Tìm quãng đường AC
Củng cố dạng toán gấp một số lên nhiều lần
Bài 4:
1, 2 HS đọc bài
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán cho biết gì?
-Tóm tắt và giải
B1: Tìm 1/5 số ao len đã dệt
B2: Tìm số phải dệt
Bài 5:
- HS thực hiện phép tính tổng của 4 số
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học
Đặt tính rồi tính
- Chú ý theo dõi
- Nêu yêu cầu bài tập.
Nhân từ phải sang trái bắt đầu nhân từ hàng đơn vị
- Đặt tính rồi tính
- Nhắc lại cách thực hiện.
- Học sinh đọc bài toán.
Giải
Quãng đường BC dài là:
172 4 = 688 (m)
Quãng đường AC dài là:
688 + 172 = 860 (m)
Đáp số: 860m
Lớp đọc thầm
Kế hoạch phải dệt 450 chiếc áo len
Đã làm kế hoạch đó
Còn phải dệt ... chiếc áo
Giải
Số chiếc áo len đã dệt là
450 : 5 = 90 (chiếc áo)
Số chiếc áo len còn phải dệt là
450 - 90 = 360 (chiếc áo)
Đáp số: 360 chiếc áo
a, Đường gấp khúc ABCDE dài là
3 + 4 + 3 + 4 = 14 (cm)
b, Độ dài đường gấp khúc KMNPQ là:
3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm)
Hoặc: 3 4 = 12 (cm)
- Chú ý theo dõi.
_____________________________________________
Tiết 2: Thủ công
Tiết 15: CẮT DÁN CHỮ V
Giáo viên dạy: Khuất Thị Ngọc Hoa
___________________________________________
Tiết 3: Tập viết
Tiết 15: ÔN CHỮ HOA L
I. Mục đích yêu cầu
- HS biết viết đúng chữ hoa L (2 dòng) ; từ ứng dụng Lê Lợi (2 dòng) ; câu ứng dụng:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau (2 lần)
- GD học sinh tính cẩn thận, viết nắn nót.
- Rèn kĩ năng viết chữ theo kiểu nghiêng
* HSKT: Luyện đọc và viết chữ hoa, từ ứng dụng
II. Đồ dùng dạy học
- Mẫu chữ hoa L , bảng phụ viết từ và câu ứng dụng.
- HS luyện viết bảng con, bảng lớp.
III. Các hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Cho học sing viết bảng con,bảng lớp.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới.
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn viết trên bảng con
a. Luyện viết chữ hoa
+ Tìm chữ hoa có trong bài ?
- Giáo viên viết mẫu nhắc lại quy trình viết chữ L
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con
- Nhận xét
b. Luyện viết từ ứng dụng
- Gọi học sinh đọc từ ứng Lê Lợi
GV : Lê lợi là vị anh hùng dân tộc có công lớn đánh đuổi giặc Minh, giành độc lập cho dân tộc, lập ra triều đình nhà Lê.
- Giáo viên viết mẫu Lê Lợi
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con
- Nhận xét
c. Luyện viết câu ứng dụng
- Gọi học sinh đọc từ ứng dụng
- ý nghĩa: Nói năng với mọi người phải biết lựa chọn lời nói, làm cho ngời nói chuyện với mình cảm thấy dễ chịu hài lòng.
- Giáo viên viết mẫu
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con:
Lời nói, Lựa lời
- GV,nhận xét- sửa sai
2.3. Hướng dẫn viết vở
- Giáo viên nêu yêu cầu
Viết chữ L: 2 dòng
Viết tên riêng Lê Lợi 2 dòng
Viết từ chẳng mất, lời nói, vừa lòng (1 dòng)
- Viết câu tục ngữ: 2 lần
- Hướng dẫn học sinh viết vở
- Quan sát, uốn nắn, nhận xét
2.4. Chấm, chữa bài.
- Giáo viên thu 5 bài chấm tại lớp
- Nhận xét- tuyên dương.
3. Củng cố dặn dò.
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: Luyện viết bài ở nhà.
Yết Kiêu
- Chú ý theo dõi.
- Học sinh tìm các chữ hoa: L
- Theo dõi
- Học sinh viết bảng con chữ L
L L
- Học sinh đọc từ ứng dụng: Lê Lợi
- Học sinh theo dõi
- Học sinh viết bảng con:
Lê Lợi
- Nhận xét
- Học sinh đọc câu ứng dụng
- Học sinh theo dõi
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Học sinh viết bảng
- Nhận xét.
- HS nêu yêu cầu - nêu quy tắc khi viết tập viết.
- Học sinh viết bài vào vở
- Học sinh theo dõi giáo viên nhậ xét
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chú ý theo dõi.
__________________________________________
Tiết 4: Tập làm văn
Tiết 15: NGHE KỂ: GIẤU CÀY – GIỚI THIỆU TỔ EM
I. Mục đích yêu cầu
- Nghe và nhơ những tình tiết chính để kể lại đúng nội dung chuyện vui: Giấu cày. Giọng kể vui khôi hài.
- Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần 14. Viết được một đoạn văn giới thiệu về tổ. - - - Đoạn viết chân thực. Câu văn rừ ràng sáng sủa.
* HSKT: nhắc lại chuyện, tập giới thiệu tên các bạn trong tổ
* KNS: Giới thiệu được rõ ràng, mạch lạc tên các thành viên trong tổ mình
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ truyện cười: Giấu cày.
- Bảng lớp viết gợi ý của chuyện
- Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý giúp HS làm bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra:
- 1 HS kể chuyện: Tôi cũng như bác.
- 1 HS giới thiệu với các bạn về tổ của mình và những hoạt động trong tuần vừa qua.
2. Bài mới
2.1.Giới thiệu bài:
2.2 Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Nghe và kể lại câu chuyện Giấu cày
* Cho học sinh quan sát tranh- kết hợp kể
- Bác nông dân đang làm gì?
- Khi được gọi về ăn cơm bác nông dân nói thế nào?
- Vì sao bác bị vợ trách?
- Khi thấy mất cày bác lam gì?
- Cho học sinh kể theo nhóm.
- Câu chuyện đáng buồn cười ở chỗ nào?
Bài 2: Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần trước, hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về tổ em.
- Cho học sinh viết bài
- Gọi học sinh đọc trước lớp
- Giáo viên nhận xét- Tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học
- 2 Học sinh lên bảng.
- Chú ý theo dõi.
- Chú ý nghe giáo viên kể chuyện.
- Cả lớp quan sát tranh minh hoạ và đọc lại 3 câu hỏi gợi ý
- Bác đang cày ruộng.
- Bác hét to: Để tôi dấu cái cày vào chỗ bụi đã.
- Vì giấu cày mà la to lên chỗ giấu người khác sẽ biết chỗ giấu mà lấy mất cày.
- Nhìn trước nhìn sau chẳng thấy ai, bác mới ghé sát tai vợ thì thầm: Nó lấy mất cày rồi.
Hoạt động nhóm 2
GV khen ngợi những HS nhớ chuyện, kể phân biệt lời các nhân vật (Lời bác nông dân, lời vợ bác)
- Khi đáng nói nhỏ thì lại nói to, khi đáng nói to thì lại nói nhỏ. Giấu cày thì nói to để kẻ trộm biết mà lấy mất cày. Mất cày đáng nói to để mọi người biết mà mách cho tên trộm đang ở đâu thì lại nói nhỏ
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Học sinh viết đoạn văn giới thiệu tổ mình.
- Học sinh đọc đoạn văn trước lớp.
- Nhắc lại nội dung bài
- Chú ý theo dõi.
___________________________________________
File đính kèm:
- dfjahwhfjdfuyefihadfnakdksjfi (16).doc