Hoạt động 1 : Giới thiệu bài và luyện đọc
Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng và đọc đúng các từ khó theo phương ngữ.
1. Giáo viên giới thiệu bài
2. Luyện đọc
Giáo viên đọc mẫu toàn bài ( diễn cảm )
Học sinh đọc
Giáo viên kết hợp giải thích từ khó : bình tĩnh, xin sữa, bật cười, mâm cỗ.
3. luyện đọc đoạn : Giáo viên nhắc nhở học sinh thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung bài.
Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa từ mới.
28 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1111 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 1 Trường tiểu học Dương Minh Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọi học sinh đọc bài tập
Yêu cầu học sinh tự làm.
Giáo viên chữa bài và chốt kiến thức ( ứng dụng tìm số hạng chưa biết )
Hoạt động 4 : Xếp ghép
Mục tiêu : Rèn kĩ năng xếp hình đơn giản.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bằng bộ dụng cụ học tập.
Tuyên dương học sinh xếp nhanh, khéo léo
Củng cố – dặn dò : nhận xét tiết học.
Học sinh làm bài tập và đổi chéo vở để sửa bài.
Học sinh làm bài tập. 2 học sinh lên bảng sửa bài.
Học sinh tự rút ra kết luận cho kiến thức đã ôn.
Học sinh đổi chéo vở để sửa bài.
1 học sinh đọc.
Học sinh tự làm. Đổi vở sửa bài.
Học sinh tự xếp hình. Xếp xong đưa cho bạn xem.
Phòng giáo dục và đào tạo Quận 10
Trường tiểu học Dương Minh Châu
Kế hoạch dạy học
Môn : Toán Tiết : 4
Bài : Cộng các số có ba chữ số ( có nhớ một lần)
I. Mục tiêu : Như sách giáo viên
II. Đồ dùng dạy học : như sách giáo viên
III. Các hoạt động trên lớp :
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1 : Đặt tính
Mục tiêu : Củng cố kĩ năng tính cộng có nhớ các số có ba chữ số.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 1 và 2 vào vở. Giáo viên lưu ý học sinh cách xếp tính.
Gọi học sinh sửa bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét và so sánh 2 bài tập. Bài tập 1 có nhớ vào hàng chục. Bài tập 2 có nhớ va0øo hàng trăm.
Hoạt động 2 :
Mục tiêu : Tiếp tục củng cố kĩ năng tính cộng có nhớ các số có ba chữ số.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm toán vào bảng con.
Giáo viên lưu ý học sinh xếp toán ngay hàng
Hướng dẫn học sinh sửa bài. Giáo viên nhận xét cách xếp tính
Hoạt động 3 : Tính độ dài đường gấp khúc.
Mục tiêu : Củng cố về bài giải toán có lời văn ( về ý nghĩa của phép cộng )
Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập
Yêu cầu học sinh tự làm.
Giáo viên chữa bài và chốt kiến thức
Hoạt động 4 : Điền số vào chỗ trống
Mục tiêu : Rèn kĩ năng nhẩm tính
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu miệng.
Tuyên dương học sinh trả lời có sáng tạo.
Củng cố – dặn dò : nhận xét tiết học.
Học sinh làm bài tập và đổi chéo vở để sửa bài.
Học sinh làm bảng con. Sau khi làm xong, học sinh lên bảng sửa bài.
Học sinh làm bài vào vở
Học sinh đổi chéo vở để sửa bài.
Học sinh tự nêu.
Học sinh có thể làm như sau :
500 đồng = 200 đồng + 300 đồng hoặc 500 đồng = 200 đồng + 200 đồng + 100 đồng.
Phòng giáo dục và đào tạo Quận 10
Trường tiểu học Dương Minh Châu
Kế hoạch dạy học
Môn : Toán Tiết : 5
Bài : Luyện tập
I. Mục tiêu : Như sách giáo viên
II. Đồ dùng dạy học : Như sách giáo viên
III. Các hoạt động trên lớp :
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1 : Đặt tính
Mục tiêu : Củng cố kĩ năng tính cộng có nhớ các số có ba chữ số.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 1 vào vở. Giáo viên lưu ý học sinh cách xếp tính.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 2 vào bảng con. Giáo viên lưu ý học sinh xếp tính cho ngay hàng thẳng cột.
Gọi học sinh sửa bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét và so sánh 2 bài tập. Bài tập 1 có nhớ vào hàng chục. Bài tập 2 có nhớ vào hàng trăm.
Hoạt động 2 : Giải toán
Mục tiêu : Củng cố về bài giải toán có lời văn ( về ý nghĩa của phép cộng )
Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào đề bài toán tự đặt đề.Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét cách đặt đề toán của bạn.
Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở. Sau đó hướng dẫn học sinh sửa bài.
Hoạt động 3 : Tính nhẩm
Mục tiêu : Củng cố mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Giáo viên cho học sinh nêu miệng bài tập tiếp nối nhau trong tổ theo hình thức thi đua. Tổ nào nêu sai 1 phép tính sẽ thua.
Giáo viên chốt kiến thức
Hoạt động 4 : vẽ hình
Cho học sinh tự vẽ hình vào vở bài tập Toán
Củng cố – dặn dò : nhận xét tiết học.
Học sinh làm bài tập và đổi chéo vở để sửa bài.
Học sinh thực hiện vào bảng con
Học sinh đặt đề toán. Nhận xét đề bài của bạn.
Học sinh làm bài vào vở
Học sinh đổi chéo vở để sửa bài.
Các tổ tự nêu.
Phòng giáo dục và đào tạo quận 10
Trường tiểu học Dương Minh Châu
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn Thủ công
Bài 1 : Bọc vở
I.Mục tiêu : Như sách giáo viên
II. Đồ dùng dạy học: Như sách giáo viên
III. Các hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1 : Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
Mục tiêu : Học sinh hiểu được cách bọc vở như thế nào.
Giáo viên giới thiệu quyển vở đã bọc sẵn. Đặt các câu hỏi cho học sinh quan sát về màu sắc, kích thước, loại giấy sử dụng.
Giáo viên mở các nếp gấp sau đó lấy tờ giấy bọc vở ra cho học sinh quan sát, so sánh bìa của quyển vở được bọc và bìa của quyển vở chưa được bọc để thấy được tác dụng của việc bọc vở.
Hoạt động 2 : Giáo viên hướng dẫn mẫu
Mục tiêu : Học sinh biết cách bọc vở.
Bước 1 : Chọn và gấp giấy để bọc vở
Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn và nêu các kích thước cần thiết để bọc vở.
Giáo viên hướng dẫn cách bọc vở
Bước 2 : Bọc vở :
Giáo viên hướng dẫn cách bọc.
Học sinh nhắc lại cách bọc
Hoạt động 3 : Học sinh thực hiện bọc vở
Mục tiêu : Rèn kĩ năng bọc vở thành thạo.
Giáo viên tổ chưc cho học sinh thực hành bọc vở.
Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm.
Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh
Nhận xét dặn dò : Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của học sinh.
Chuần bị bài kì sau : Gấp tàu thuỷ hai ống khói.
Học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi.
Học sinh thực hiện bọc vở.
Phòng giáo dục và đào tạo quận 10
Trường tiểu học Dương Minh Châu
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn Tự nhiên xã hội
Bài 1 : Hoạt động thở và cơ quan hô hấp
I Mục tiêu : HS có khả năng:
-Nhận ra sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào và thở ra.
-Chỉ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp,đường đi của không khí trên sơ đồ.
-Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động trên lớp:
Giáo viên
Học sinh
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Thực hành cách thở sâu
Mục tiêu: HS nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức.
Cách tiến hành:
*Bước 1: Trò chơi “Bịt mũi nín thở”
Cảm giác của các em sau khi nín thở lâu?
*Bước 2:
Thực hiện thở sâu như hình 1 SGK
HS đặt 1 tay lên lồng ngực, hít vào thật sâu và thở ra hết sức. Trả lời các câu hỏi gợi ý:
#Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào thật sâu và thở ra hết sức
#So sánh lồng ngực khi hít vào, thở ra bình thường và khi thở sâu
#Nêu ích lợi của việc thở sâu
GV giảng- Kết luận
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
Mục tiêu: Chỉ trên sơ đồ nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp, đường đi của không khí khi ta hít vào, thở ra. Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống con người
Cách tiến hành:
*Bước 1: Làm việc theo cặp
Quan sát hình 2, tự đặt câu hỏi- trả lời câu hỏi
*Bước 2: Làm việc cả lớp
GV chốt: Cơ quan hô hấp là gì, chức năng từng bộ phận
Liên hệ thực tế: Không để vật lạ rơi vào đường thở. Hoạt động thở bị ngừng trên 5 phút thì cơ thể bị chết.
Học sinh thực hiện.
Học sinh trả lời.
Học sinh quan sát hình và trả lời câu hỏi.
Phòng giáo dục và đào tạo quận 10
Trường tiểu học Dương Minh Châu
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn Tự nhiên xã hội
Bài 2 : Nên thở như thế nào ?
I Mục tiêu : HS có khả năng:
-Hiểu được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng
-Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khí các-bô- nic, khói bụi.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động trên lớp:
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
-Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào?
-Đường đi của không khí khi hít vào và thở ra?
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: Giải thích được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng.
Cách tiến hành:
Cho HS quan sát mũi của nhau và trả lời câu hỏi: Nhìn thấy gì trong mũi?
GV hỏi: Khi bị sổ mũi em thấy có gì chảy ra?
Khi lấy khăn sạch lau trong mũi, em thấy gì?
Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng?
GV giảng- chốt
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
Mục tiêu: Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khói bụi đối với sức khoẻ.
-Cách tiến hành:
*Bước 1: Làm việc theo cặp
Gợi ý: Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành? Bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi?
Cảm giác khi thở ở nơi trong lành? Ở nơi nhiều khói bụi
*Bước 2: Làm việc theo nhóm
Thở không khí trong lành có lợi gì? Thở không khí có nhiều khói bụi có hại gì?
GV chốt kiến thức.
Học sinh trả lời câu hỏi
-Nhóm 2 HS
-Học sinh thảo luận nhóm 6. Các nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét bổ sung.
-
HS quan sát hình 3, 4, 5- thảo luận
-Các nhóm thảo luận.Đại diện nhóm trình bày.
File đính kèm:
- Giao an lop 3 tuan 1tk.doc