Giáo án lớp 3 môn Mĩ thuật - Tuần 10 - Tiết 10 - Bài 10: Thường thức mĩ thuật: Xem tranh tĩnh vật

MỤC TIÊU:

• HS hiểu biết thêm cách sắp xếp hình, cách vẽ màu ở tranh tĩnh vật.

• HS có cảm nhận vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.

• HS chỉ ra được các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà em yêu thích.

II/ CUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy – học:

GIÁO VIÊN HỌC SINH

- Sưu tầm một số tranh tĩnh vật hoa quả của họa sĩ - Vở tập vẽ.

Đường Ngọc Cảnh và các học sĩ khác. - Sưu tầm tranh tĩnh vật của họa sĩ và thiếu nhi.

 

doc3 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 827 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 môn Mĩ thuật - Tuần 10 - Tiết 10 - Bài 10: Thường thức mĩ thuật: Xem tranh tĩnh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo dục & Đào tạo Huyện Châu Thành Trường Tiểu học “A” Tân Phú Bài 10: Thường thức mĩ thuật (Một số tranh tĩnh vật hoa, quả của họa sĩ Đường Ngọc Cảnh) š&› Môn: Mĩ thuật Tiết: 10, Lớp: 3, Tuần: 10 Ngày dạy: 17/10/2011 I/ MỤC TIÊU: HS hiểu biết thêm cách sắp xếp hình, cách vẽ màu ở tranh tĩnh vật. HS có cảm nhận vẻ đẹp của tranh tĩnh vật. HS chỉ ra được các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà em yêu thích. II/ CUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy – học: GIÁO VIÊN HỌC SINH - Sưu tầm một số tranh tĩnh vật hoa quả của họa sĩ - Vở tập vẽ. Đường Ngọc Cảnh và các học sĩ khác. - Sưu tầm tranh tĩnh vật của họa sĩ và thiếu nhi. - Tranh tĩnh vật của HS năm trước. 2. Phương pháp dạy – học: Phương pháp trực quan, quan sát, vấn đáp, gợi mở, học nhóm. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: A. Ổn định lớp: B. Kiểm tra dụng cụ học tập của HS, bài tập tiết trước. C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH Bài 10: Thường thúc mĩ thuật XEM TRANH TĨNH VẬT Giới thiệu bài: Thiên nhiên tươi đẹp là nguồn cảm hứng sáng tác của các họa sĩ. Qua vẻ đẹp về hình dáng, màu sắc phong phú của hoa, quả các nghệ sĩ muốn gửi gắm vào tranh yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của mình. Trên thế giới nhiều họa sĩ nổi tiếng đã vẽ tranh tĩnh vật. Ở Việt Nam, họa sĩ Đường Ngọc Cảnh cũng dành nhiều tình cảm, tâm sức để sáng tác được những tác phẩm đẹp về hoa và quả. GV ghi tựa bài lên bảng. I. Xem tranh: HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS xem tranh GV yêu cầu HS quan sát tranh trong vở tập vẽ. Sau đó chia lớp thành 6 nhóm, phát câu hỏi thảo luận cho từng nhóm. Các nhóm thảo luận trong thời gian 10 phút, sau đó cử đại diện lên bảng trình bài. HS quan sát tranh và thảo luận nhóm. - Tác giả bức tranh là ai? - Đường Ngọc Cảnh. - Tranh vẽ những loại hoa quả nào? - Mận, sầu riêng, măng cục và hoa. - Hình dáng của các loại hoa, quả đó ra sao? - HS trả lời theo sự quan sát. - Màu sắc của các loại hoa, quả trong tranh? - Màu trắng của quả mận, màu vàng của quả sầu riêng và hoa, màu tím của quả măng cục. - Những hình ảnh chính trong tranh được đặt ở vị trí nào? - Ở giữa tranh. - Tỉ lệ của hình ảnh chính so với hình ảnh phụ như thế nào? - Hình ảnh chính lớn hơn hình ảnh phụ. GV cho HS nhận xét phần trình bày của từng nhóm. HS nhận xét. GV nhận xét và chốt lại phần trình bày của từng nhóm. HS lắng nghe. GV đặt câu hỏi riêng cho từng HS: - Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao em thích nó? - HS trả lời theo cảm nghĩ. Sau khi xem tranh xong GV giới thiệu vài nét về tác giả: Họa sĩ Đường Ngọc cảnh đã nhiều năm tham gia giảng dạy tại Trường Đại học Mĩ thuật Công nghiệp. Ông rất thanh công về đề tài: phong cảnh, tranh tĩnh vật (hoa, quả). Ông đã có nhiều tác phẩm đoạt giải trong các cuộc triển lãm Quốc tế và trong nước. HS lắng nghe. HOẠT ĐỘNG 2: Nhận xét, đánh giá, Ÿ GV nhận xét chung về giờ học. Ÿ Khen gợi một số HS đã phát biểu xây dựng bài. Dặn dò: Ÿ Sưu tầm tranh tĩnh vật và tập nhận xét. Ÿ Quan sát cành lá cây (hình dáng và màu sắc). HS về nhà làm theo yêu cầu GV. RÚT KINH NGHIỆM BGH PHÊ DUYỆT TỔ TRƯỞNG PHÊ DUYỆT Tân Phú, ngày.tháng.năm 2011 Người soạn Nguyễn Thanh Nhàn

File đính kèm:

  • docBai 10 - Xem tranh tinh vat.doc