. MỤC TIÊU:
- Củng cố việc nhớ tên 7 nốt nhạc và bước đầu nhận biết các hình nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, móc kép.
- Tập viết các hình nốt trên khuông nhạc.
II. GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:
- Tranh vẽ các nốt nhạc trên khuông nhạc.
- Tranh minh hoạ câu chuyện Bá Nha - Chung Tử Kì.
3 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1867 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 môn Âm nhạc - Tuần 23: Giới thiệu một số hình nốt nhạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Thứ 4 ngày 16 tháng 2 năm 2011
Buổi 1:
GIỚI THIỆU MỘT SỐ HÌNH NỐT NHẠC.
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố việc nhớ tên 7 nốt nhạc và bước đầu nhận biết các hình nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, móc kép.
- Tập viết các hình nốt trên khuông nhạc.
II. GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:
- Tranh vẽ các nốt nhạc trên khuông nhạc.
- Tranh minh hoạ câu chuyện Bá Nha - Chung Tử Kì.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Phần mở đầu:
GV giới thiệu nội dung tiết học:
+ Giới thiệu 1 số hình nốt nhạc.
+ Kể chuyện Âm nhạc.
2. Phần hoạt động:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu 1 số hình nốt nhạc.
GV thuyết trình: Trong bài hát, luôn có chỗ hát nhanh, hát chậm, có chỗ ngân dài, chỗ ngân ngắn. Vì trong bài hát có trường độ khác nhau. Trường độ của các nốt nhạc được biểu hiện bằng các loại hình nốt mà các em được làm quen sau đây:
- GV viết lên bảng các nốt và giải thích sự khác nhau giữa các hình nốt.
+ Nốt trắng: Gồm thân nốt hình bầu dục và đuôi nốt.
+ Nốt đen: Giống như hình nốt trắng nhưng thân nốt được tô đen.
+ Nốt móc đơn: Giống như hình nốt đen nhưng có thêm dấu móc hình vòng cung.
+ Nốt móc kép: Giống như hình nốt móc đơn nhưng có 2 dấu móc hình vòng cung.
- GV hướng dẫn HS viết các hình nốt trên, chưa cần chép trên khuông nhạc.
- GV giải thích cho HS: Trong âm nhạc người ta qui định nốt trắng ngân dài bằng 2 nốt đen = 4 nốt móc đơn = 8 nốt móc kép.
- GV lấy ví dụ bằng 1 số câu hát cho HS cảm nhận độ dài của các hình nốt.
GV nêu câu hỏi:
? Hình nốt nào có 2 dấu móc hình vòng cung ?
? Hình nốt nào có thân nốt để trắng ?
? Hình nốt trắng khác hình nốt đen ở điểm nào ?...
b. Hoạt động 2: Kể chuyện âm nhạc.
GV đọc câu chuyện “Bá Nha và Chung Tử Kì” và đặt 1 số câu hỏi.
? Trong 2 người ai là người biết chơi đàn ?
? Vì sao 2 người lại kết thành đôi bạn thân ?
? Vì sao Bá Nha thề không bao giờ chơi đàn nữa ?
- HS trả lời các câu hỏi.
- GV kể chuyện qua tranh 1 lần nữa.
- GV kết luận, nêu tính giáo dục của mẫu chuyện: Các em phải cố gắng học tập bộ môn âm nhạc để hiểu biết những nét đẹp của bộ môn nghệ thuât này. Nếu không trở thành ca sĩ hay nhạc sĩ thì chúng ta cũng biết thưởng thức cái hay, cái đẹp của các bài hát, bản nhạc.
3. Phần kết thúc:
GV nhận xét kết thúc tiết học.
Buổi 2:
TRÒ CHƠI ÂM NHẠC.
I. MỤC TIÊU:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi nghe tiết tấu đoán tên bài hát.
- Thông qua trò chơi rèn luyện trí nhớ và sự cảm nhận Âm nhạc của HS.
II. CHUẨN BỊ:
- Cách tổ chức trò chơi “ Độ dài hình nốt nhạc”.
- Nhạc cụ gõ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Phần mở đầu:
GV giới thiệu nội dung tiết học: Trò chơi Âm nhạc.
2. Phần hoạt động:
GV giới thiệu cách chơi trò chơi “Độ dài hình nốt nhạc”.
- GV phân HS thành 4 nhóm, qui định tên cho các nhóm như sau:
+ Nhóm 1 : Có tên gọi là hình nốt trắng.
+ Nhóm 2 : Có tên gọi là hình nốt đen.
+ Nhóm 3 : Có tên gọi là hình móc đơn.
+ Nhóm 4 : Có tên gọi là hình nốt móc kép.
Luật chơi như sau:
Quản trò hô: “Nốt trắng”. Đại diện nhóm nốt trắng chạy lên bảng (1 em).
Quản trò hô tiếp: “Nốt đen”. Nhóm nốt đen chạy lên bảng 2 em ( 1nốt trắng = 2 nốt đen).
Nếu quản trò hô “ Móc đơn” thì nhóm móc đơn phải nhớ chạy lên đúng 4 em.
Tương tự như thế với cách hô của quản trò mà các nhóm phải thực hiện đúng số lượng như độ dài tương ứng của các hình nốt.
- Đổi lại tên hình nốt giữa các nhóm và tiếp tục thực hiện trò chơi.
3. Phần kết thúc:
GV nêu ý nghĩa của trò chơi: Giúp HS nắm bắt được tên các hình nốt nhạc và độ dài tương quan giữa các hình nốt.
File đính kèm:
- Tuan 23.doc