I. Yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu thuộc bảng chia 6.
- Vận dụng trong giải toán có lời văn (có một phép chia 6).
- Bài tập cần làm:1,2,3 trang 24. Dành cho HS khá, giỏi . Bài 4.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’
Gọi HS lên bảng đọc thuộc bảng nhân 6.
GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới: 25’
1. Lập bảng chia 6
- HS thực hành trên bộ đồ dùng dạy học toán.
+ Cho HS lấy 1 tấm bìa có 6 chấm tròn. GV hỏi:
6 lấ y 1 lần đư¬ợc mấy? (6) viết bảng 6 x 1 = 6
- Lấy 6 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm 6 (chấm tròn) thì đ¬ược mấy nhóm? ( 1 nhóm) 6 : 6 =1.
- HS lấy 2 tấm bìa, GV làm t¬ương tự nh¬ư trên để có : 12 : 6 = 2
- Làm t¬ương tự với: 6 x 3 =18 18 : 6 = 3.
- Sau đó HS dựa vào kết quả phép nhân để lập bảng chia 6.
- Các phép tính còn lại lập tương tự.
9 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1573 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 buổi chiều Tuần 5 – Trần Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sánh trong mỗi câu ở bài tập 2.
Câu
Sự vật 1
Từ so sánh
Sự vật 2
a
Khế chín đầy cây
như, giống, tựa, tựa như,
Vàng treo lóng lánh
b
Trời
như, giống, tựa, tựa như, là
Cánh đồng
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
- GV nêu một số lỗi HS thường mắc.
- Dặn về nhà luyện viết thêm.
LUYỆN TOÁN
LUYỆN TẬP NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
(có nhớ)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
- Vận dụng được để giải bài toán có một phép nhân có nhớ.
- HS trung bình, yếu làm bài 1b, bài 2, bài 4. HS khá giỏi làm cả
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ. 5’
GV yêu cầu 3 học sinh đọc thuộc bảng nhân 6.
GV nhận xét, ghi điểm.
2. Hướng dẫn luyện tập. 25’
Bài 1: Một HS đọc yêu cầu của bài (a. Đặt tính và viết theo mẫu)
- GV hướng dẫn mẫu
- Cho HS làm và chữa bài theo mẫu.
- HS tự tính và nêu kết quả bài b. ( 120, 192, 252, 180)
Bài 2: Gọi 1 số HS nêu cách thực hiện phép tính. HS tự đặt tính rồi tính vào vở, 2 HS làm bài trên bảng phụ. Cả lớp và GV chữa bài.
23 32 43 24 22
6 5 4 6 5
138 160 172 144 110
Bài 3: Số? HSKG.
- HS nêu cách làm với từng phép tính.
- HS tự làm rồi nêu kết quả chữa bài
Ví dụ: bài thứ nhất ta lấy 3x4 = 12 viết 2 nhớ 1, … x 4 = 12 (nhớ1) vây số cần tìm là 3
Bài 4: - HS đọc bài toán, có thể cho HS nêu phép tính giải bài toán rồi viết bài giải.
- GV cho HS tự làm bài, tìm cách trình bày bài giải rồi trao đổi để tìm cách trình bày hợp lý.
Bài giải: Khối 3 có số học sinh là:
36 x 3 = 108 (học sinh)
Đáp số: 108 học sinh.
Bài 4: HSKG .
- HS nêu lại cách tìm số bị chia.
- HS tự làm rồi chữa bài trên bảng. GV lưu ý HS cách trình bày.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
- GV nêu một số lỗi HS thường sai.
- Dặn về nhà luyện tập thêm.
TỰ HỌC
HỌC SINH TỰ ÔN LUYỆN: TOÁN, TIẾNG VIỆT, THỦ CÔNG
I. Yêu cầu cần đạt:
Toán: - Ôn về bảng nhân 6, chia đã học.Vận dụng làm các bài tập có phép nhân.
Tiếng việt: - Luyện đọc lại bài tập đọc Người lính dũng cảm và trả lời được các câu hỏi trong vở LT trang 20.
Mĩ thuật: Cho HS tự hoàn thành các bài vẽ chưa hoàn thành ở buổi sáng.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Mở đầu: 5’.
- GV giới thiệu, nêu mục dích yêu cầu tiết học.
B. Hướng dẫn các nhóm tự học: 25’
* Nhóm 1: Toán: - Ôn về bảng nhân, chia.
- Hs luyện trong nhóm viết và đọc các bảng nhân, chia đã học từ 2 đến 6.
- Vận dụng làm bài tập theo nhóm:
Bài 1: Tính nhẩm:
2 x 4 = 4 x 5 = 3 x 7 = 6 x 8 = 4 x 9 =
5 x 6 = 5 x 3 = 4 x 6 = 2 x 5 = 6 x 9 =
- Cả nhóm làm bài vào vở nháp rồi nêu miệng kết quả.
Bài 2: Tính nhẩm:
20 : 4 = 18 : 3 = 24 : 6 = 35 : 5 = 12 : 2 =
16 : 4 = 27 : 3 = 42 : 6 = 20 : 5 = 18 : 2 =
- Cả nhóm làm bài vào vở nháp rồi chữa bài.
* Nhóm 2: Tiếng việt: - Cho học sinh đọc nhẩm lại bài tập đọc Người mẹ và trả lời được các câu hỏi trong vở LT trang 21.
- HS đọc và đánh dấu x vào trước y trả lời đúng trong VLT
+ Các bạn nhỏ chơi trò chơi gì? Ở đâu?
+ Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào?
+ Việc leo rào của các bạn đã gây ra hậu quả gì? (sau khi HS trả lời, GV nói
+ Thầy giáo chờ mong điều gì ở HS trong lớp?
+ Vì sao chú lính nhỏ "run lên" khi nghe thầy giáo hỏi?
+ Phản ứng của chú lính nhỏ như thế nào khi nghe lệnh "Về thôi!"của viên tướng?
+ Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ?
+ Ai là người dũng cảm trong truyện này? Vì sao?
+ Các em có khi nào dám dũng cảm nhận lỗi và dám sữa lỗi như bạn nhỏ không?
- HS đọc và làm vào VLT
*Nhóm 3: Mĩ thuật-Mục tiêu: Giúp HS tự hoàn thành các bài vẽ của buổi sáng chưa hoàn thành.
- GV theo giõi giúp đỡ nhóm còn lúng túng.
- GV nhận sét, tuyên dương nhóm có ý thức tự học tốt.
C. Cũng cố – dặn dò: 3’
Nhận xét tiết học. Dặn về nhà luyện tập thêm
Thứ sáu ngày 11 tháng 10 năm 2013
LUYỆN TIẾNG VIỆT
LUYỆN TẬP CHÍNH TẢ: PHÂN BIỆT L/ N/ ; EN/ ENG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng phân biệt chính tả l/n; en/ eng thông qua luyện tâp làm các bài tập chính tả trang 27,30 vở LTTV lớp 3 tập 1
- HS trung bình, yếu làm bài 1trang 27; bài 1, bài 2a trang 30. HS khá giỏi làm cả.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn luyện tập. 28’
Bài 1. trang 27. Điền vào chỗ trống.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
a. nặn, nên, năm, lóng lánh
b. nhanh nhẹn, tiếng kẻng, đáng khen, nén hương.
Bài 2. trang 27.HSKG
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Ví dụ: theo thứ tự bảng chữ cái 1 – n – en nờ, 2 – ng – en nờ giê, 3 – ngh – en-nờ gie hát, 4 – nh – en-nờ hát, 5 – o-o, 6- ô-ô, 7 - ơ-ơ, 8 – p – pê….
Bài 1. trang 30. Điền vào chỗ trống tiếng viết đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
ngoạm, ngoam, nhoàm.
Bài 2. trang 30. Tìm các từ:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
a. nắng, luộc, lạnh. b. quen, len, khen.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
- GV nêu một số lỗi HS thường mắc.
- Dặn về nhà luyện viết thêm.
LUYỆN TOÁN
LUYỆN TẬP TÌM MỘT TRONG CÁC PHẦM BẰNG NHAU CỦA MỘT SỐ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- Vận dụng được để giải bài toán có một phép tính về tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- HS trung bình, yếu làm bài 1, bài 2, bài 3. HS khá giỏi làm cả
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ. 5’
GV yêu cầu 3 học sinh đọc thuộc bảng chia 6.
GV nhận xét, ghi điểm.
2. Hướng dẫn luyện tập. 25’
Bài 1: Một HS đọc yêu cầu của bài (Viết theo mẫu)
- GV hướng dẫn mẫu
- Cho HS làm và chữa bài theo mẫu.
- HS tự tính và nêu kết quả bài b.
VD: Chia 12 lít dầu thành 2 phần bằng nhau: 12 : 2 = 6 (l)
Mỗi phần là 6 lít dâu và bằng của 12l
Bài 2: Gọi 1 số HS nêu yêu cầu bài tập: Viết phép tính thích hợp vào chỗ chấm.
HS nêu cách làm. HS tự làm vào vở, 2 HS làm bài trên bảng phụ. Cả lớp và GV chữa bài.
a. 16 : 2 = 8(m) b. 15 : 3 = 5 (l) c. 20 : 4 = 5 (l) d. 30 : 6 = 5(l)
Bài 3: - HS đọc bài toán, có thể cho HS nêu phép tính giải bài toán rồi viết bài giải.
- GV cho HS tự làm bài, trao đổi để tìm cách trình bày hợp lý.
Bài giải: Cửa hàng bán được số xe là:
24 : 4 = 6 (cái)
Đáp số: 6 cái xe.
Bài 4: HSKG tự làm rồi chữa bài trên bảng
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
- GV nêu một số lỗi HS thường sai.
- Dặn về nhà luyện tập thêm.
HOẠT ĐÔNG TẬP THỂ :
VỆ SINH CÁ NHÂN: BÀI 1: RỬA TAY.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được khi nào cần rửa tay.
- Kể ra những thứ có thể dùng để rửa tay.
2. Kỹ năng:
- Biết cách rửa tay sạch sẽvà rửa tay đúng khi cần thiết.
3. Thái độ:
- Có ý thức rửa sạch đôi tay.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ tranh VSCN số 1(4 tranh)
- Thùng có vòi hoặc xô chậu đựng nước sạch và gáo múc nước, chậu, xà phòng, khăn.
- Phiếu theo dõi việc thực hiện giữ đôi tay sạch sẽ.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: 15’.Khi nào cần phảy rửa tay.
Mục tiêu:- Nêu được khi nào cần phải rửa tay.
Đồ dùng: - Bộ tranh VSCN số 1 (4 tranh)
Cách tiến hành.
Bước 1: Cả lớp hát bài “Em có đôi bàn tay trắng tinh.........Giữ đôi tay cho thật trắng tinh”
- GV nêu câu hỏi: Để giữ đôi tay sạch sẽ chúng ta phải làm gì? (Không nghịch đất ,cát, rửa tay...........)
Bước 2: GV chia lớp thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 bộ tranh VSCN số 1 và cho HS quan sát các bức tranh đố rồi trả lời
- Chúng ta cần rửa tay khi nào?.
Bước 3: GV yêu cầu đại diện 1 nhóm lên gắn các bức tranh lên bảng và trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình , các nhóm khác góp ý.
Kết luận: Để giữ đôi bàn tay sạch sẽ , hàng ngày chúng ta cần;
Rửa tay trước khi ăn hoặc trước khi cầm vào đồ ăn.Rửa tay sau khi đi tiêu. Rửa tay sau khi chơi bẩn hoặc chơi với các con vật.
Hoạt động 2: 15’. Thực hành rửa tay.
Mục tiêu: Học sinh biết cách rửa tay sạch bằng xà bôngvà nước sạch.
Đồ dùng: Thùng có vòi hoặc xô chậu đựng nước sạch và gáo múc nước, chậu, xà phòng, khăn.
Cách tiến hành.
Bước 1: Gv chia lớp thành các nhóm.
Mỗi nhóm nhận những vật dụng dùng để thực hành rửav tay.
Bước 2: GV làm mẫu rửa tay theo trình tự sau.
1. Làm ướt hai bàn tay dưới vòi nước sạch hoặc dùng gáo nước sạch để múc nước dội ướt tay .Xoa xà phòng vào lòng bàn tay .Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau .
2. Dùng ngón tay và hai lòng bàn tay này và cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại. Chà xát lên mu bàn tay và ngược lại.
3. Dùng lòng bàn tay chà xát lên mu bàn tay kia và ngược lại
4. Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.
5. Chụm 5 ngón tay của tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoa đi , xoa lại.
6. Xa cho tay sạch hết xà phòng bằng nguồn nước sạch .Lau khô tay bàng khăn.
Bước 3: Các nhóm thực hành.
- Lần lượt từng bạn trong nhóm thực hành rửa tay, các bạn khác quan sát và cho ý kiến nhận xét.
Bước 4: Mỗi nhóm cử một bạn làm mẫu cách rửa tay trước cả lớp. HS và GV nhận xét kết quả thực hành của đại diện mỗi nhóm.
- Kết thúc bài học VG yêu cầu HS nhắc lại các nội dung đã học : 5’
Như khi nào các em cần rửa tay và rửa như thế nào? ở nhà các em có thể dùng những thứ gì để rửa tay?
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành. Theo dõi việc thực hiện giữ đôi tay sạch sẽ.
- Mục tiêu: HS luôn có ý thức giữ sạch sẽ bàn tay của mình.
- Đồ dùng: Phiếu theo dõi việc thực hiện giữ đôi tay sạch sẽ.
Cách tiến hành:
- GV phát cho mỗi HS mỗi phiếu bài tập và yêu cầu các em hoàn thành phiếu
dưới đây hàng ngày và trong một tuần liền.
Trường hợp
có
Không (ghi rõ lý do tại sao)
1/Rửa tay trước khi ăn
Ngày 1
Ngày 2
Ngày 3
............
2/Rửa tay sau khi đi tiêu,đi tiểu
Ngày 1
Ngày 2
Ngày 3
.............
3/Rửa tay sau khi chơi hoặc làm các công việc kháckhiến tay bẩn
Ngày 1
Ngày2
Ngày3
.....................
Phiếu theo dõi việc thực hiện giữ đôi tay sạch sẽ.
HS:......................................
File đính kèm:
- GA LOP3 CHIEU 20132014 Tuan 5.doc