Giáo án Lớp 3 buổi chiều Tuần 27 Trường Tiểu học Sơn Kim 2

I. Yêu cầu cần đạt:

- Rèn kĩ năng kể về một ngày hội theo gợi ý cho trước (BT1).

- Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) (BT2).

- KNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu.

II. Đồ dùng dạy - học: Tranh một số lễ hội; bảng phụ viết sẵn những gợi ý.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 buổi chiều Tuần 27 Trường Tiểu học Sơn Kim 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, 0 nghìn, 0 trăm, 0 chục, 0 đơn vị. - HS nêu lại lần nữa, vừa nêu vừa viết số 30000 ở cột viết số rồi đọc số. HS có thể đọc theo các cách sau đều được: “Ba chục nghìn”; “Ba mươi nghìn”. - GV tiến hành tương tự để HS tự nêu cách đọc, viết các số còn lại theo nhóm. - GV gọi một số HS nối tiếp nhau lên viết, đọc số vào bảng đã kẻ sẵn. - Một số HS đọc các số vừa viết. 2.Thực hành Bài 1: Viết (theo mẫu). Viết số Đọc số 86030 Tám mươi sáu nghìn không trăm ba mươi 62300 Năm mươi tám nghìn sáu trăm linh một 42980 Bảy mươi nghìn không trăm ba mươi mốt. 60 002 - 1 HS nêu yêu cầu của bài tập; GV cho HS xem mẫu ở dòng đầu tiên: 86030: Tám mươi sáu nghìn không trăm ba mươi. - GV cho HS phân tích mẫu rồi yêu cầu HS tự đọc viết số theo mẫu. - HS tự làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ. GV và cả lớp nhận xét, chốt ý đúng. Bài 2: Số? - GV yêu cầu HS quan sát để phát hiện ra quy luật của dãy số. - HS làm bài cá nhân, 3 HS làm bài vào bảng phụ. - GV và cả lớp nhận xét, chữa bài. a. 18301; 18302; 18303; 18304; 18305; 18306; 18307. b. 32606; 32607; 32608; 32609; 32610; 32611; 32612. c. 92999; 93000; 93001; 93002; 93003; 93004; 93005. Bài 3: Số? - Hướng dẫn HS làm tương tự BT2: quan sát nhận xét quy luật của dãy số. - HS làm bài vào vở. Gọi 3 HS thi đua lên viết số vào bảng phụ. GV và cả lớp nhận xét tuyên dương. Bài 4: Xếp hình. - GV cho HS quan sát hình vẽ ở SGK. - Yêu cầu HS lấy 8 hình tam giác để xếp như hình ở SGK. - HS làm việc theo nhóm. GVtheo dõi giúp đỡ những em còn lúng túng. C. Chấm bài – Nhận xét, dặn dò. 5’ - GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS. - Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ôn đọc, viết các số có 5 chữ số. LUYỆN VIẾT LUYỆN VIẾT : ÔNG TRỜI BẬT LỬA I. Yêu cầu cần đạt: - Biết cách trình bày một trang luyện viết dạng bài thơ “ Ông trời bật lửa”. - Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài. 2’ GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học, yêu cầu bài viết. 2. Hướng dẫn luyện viết. 28’ - GV đọc bài viết. Gọi 2 HS đọc lại + GV nêu nội dung bài thơ. + Hs nêu các sự vật được nhân hoá trong bài thơ. + Trong bài văn có những chữ nào, từ nào cần viết hoa? Hs trao đổi theo cặp tìm và viết ra giấy nháp. Các chữ đầu dòng. Mưa, Ông - GV hướng dẫn HS tập viết đúng một số chữ hoa: C, T, Đ, X, M, Ô + Trong bài có những dấu câu nào? - GV nhắc HS lưu ý khi viết các dấu câu. + Trong bài có những chữ nào em thấy khó viết? - HS luyện viết từ dễ mắc lỗi chính tả vào vở nháp: Nóng lòng, hả hê, tỉnh giấc, loè, ruộng vườn,… - GV hướng dẫn HS cách trình bày các khổ thơ và bài thơ. - GV đọc , HS luyện viết bài vào vở. - GV chấm một số vở và nhận xét. 3. Cũng cố, dặn dò. 5’ - GV nêu một số lỗi HS thường mắc trong bài viết. - Dặn về nhà luyện viết thêm. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI THÚ I. Yêu cầu cần đạt: - Nêu được ích lợi của thú đối với con người. - Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú. - HSKG: Biết những động vật có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú; Nêu được một số ví dụ về thú nhà và thú rừng. - KNS: KN kiên định: Xác định giá trị; xây dựng niềm tin vào sự cần thiết trong việc bảo vệ các loài thú rừng. II. Đồ dùng dạy - học: Các hình ở SGK; sưu tầm tranh, ảnh về các loại thú nhà. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. 10’ Mục tiêu:- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú. * Bước 1: Làm việc theo nhóm - Yêu cầu HS quan sát hình 104, 105 SGK và các hình sưu tầm được. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý: + Kể tên các con thú nhà mà bạn biết? + Nêu đặc điểm riêng của từng con thú nhà mà em quan sát được? (Ví dụ: + Con nào có mõm dài, tai vễnh, mắt híp...?+ Con nào có thân hình vạm vỡ, sừng cong như lưỡi liềm? + Thú mẹ nuôi thú con mới sinh bằng gì? * Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm lên trình bày, mỗi nhóm giới thiệu về một con. (yêu cầu HS khi trình bày thì chỉ vào hình và nói rõ tên từng bộ phận cơ thể của con vật đó). Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: Những động vật có các đặc điểm như có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú. Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.10' Mục tiêu:- Nêu được ích lợi của thú đối với con người. - GV đặt vấn đề cho cả lớp thảo luận: + Nêu ích lợi của việc nuôi thú nhà như: lợn, trâu, bò, chó, mèo,... + Ở nhà em nào có nuôi một vài loài thú nhà? Nếu có, em có tham gia chăm sóc hay chăn thả chúng không? Em thường cho chúng ăn gì? - HS thảo luận theo cặp. - HS trình bày trước lớp theo các CH gợi ý. GV và cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV kết luận. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân. 10’ Mục tiêu:- Học sinh vẽ được con thú mà em yêu thích. * Bước 1: Yêu cầu HS lấy giấy và bút màu để vẽ một con thú nhà mà các em thích. - Lưu ý: Dặn HS tô màu, ghi chú tên con vật và các bộ phận của con vật trên hình vẽ. * Bước 2: Làm việc cả lớp - Từng cá nhân trưng bày bài vẽ của mình trên bàn. - GV có thể yêu cầu một số HS lên tự giới thiệu về bức tranh của mình. GV và cả lớp nhận xét, đánh giá, bình chọn bạn vẽ đúng và đẹp nhất. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. 5’ GV hệ thống kiến thức bài học. Nhận xét tiết học; dặn chuẩn bị bài sau. Thứ năm ngày 21 tháng 3 năm 2013 Thi và chấm thi định kì giữa kì II Thứ sáu ngày 22 tháng 3 năm 2013 Thi và chấm thi định kì giữa kì II LUYỆN TIẾNG VIỆT LUYỆN TẬP PHÂN BIỆT R/D/GI; ÊN/ÊNH I. Yêu cầu cần đạt: - Rèn kĩ năng phân biệt chính r/d/gi; ên/ênh thông qua luyện tâp làm các bài tập chính tả trang 45 và 48 vở LTTV lớp 3 tập 2 II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài. 2’ GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn luyện tập. 28’ Bài 1. trang 45.a. Điền vào chỗ trống r/d/gi. - 1 HS đọc yêu cầu của bài - HS trao đổi theo cặp làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài. GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng. Đứng từ trên cao … Nó giống như… dãy núi … xanh rì, có dòng sông … dãy nhà nằm dọc hai … vùng rộng … b. Điền vào chỗ trống ên hay ênh: - … mênh mông … dập dềnh … hai bên bờ … trở nên … lênh đênh … trên sông … cập bến. Bài 1. trang 48. - 1 HS đọc yêu cầu của bài - HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài. GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng. a. dao kéo, giấy bút, giường chiếu, rượu; con gián, con dế, con rắn, cá rô. b. vầng trăng chênh chếch … lênh đênh … cập bến … đền đáp … 3. Cũng cố, dặn dò. 5’ - GV nêu một số lỗi HS thường mắc. - Dặn về nhà luyện viết thêm. LUYỆN TOÁN LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt: - Rèn kĩ năng đọc, phân tích và xử lý số liệu của một dãy và bảng số liệu đơn giản. - HS trung bình, yếu làm bài 1, bài 2. HS khá giỏi làm cả II. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ. 5’ - 2 HS lên bảng thực hiện bài tập 2 buổi sáng - GV nhận xét cho điểm. 2. Hướng dẫn luyện tập. 25’ Bài 1: Gọi 1 số HS nêu yêu cầu bài tập: - GV giúp HS hiểu yêu cầu. - HS nêu cách làm bài rồi tự làm và nêu kết quả chữa bài. a. Dãy trên … 10 cố. - Số thứ nhất: 101. - Số thứ hai là 103 = 101 + 2 - Số thứ ba là 105 = 101 + 2 x 2 - Số thứ mười là 119 = 101 + 2 x 9 Đây là dãy 10 số lẻ từ 101 đến 119. Hiệu hai số liền nhau bằng 2. b. HS làm tương tự: 30 … 5 … 17 … Bài 2: Gọi 1 số HS nêu yêu cầu bài tập: - GV giúp HS hiểu yêu cầu. - HS nêu cách làm bài rồi trao đổi theo cặp làm bài và nêu kết quả chữa bài. Giải Môn thi Nhất Nhì Ba Khuyến khích Tiếng Việt 2 1 1 Toán 1 1 2 Vẽ tranh 1 2 1 Bài 3: - HSKG đọc yêu cầu bài tập: - GV phân tích và hưỡng dẫn mẫu. - HS suy nghĩ làm bài tập rồi nêu kết quả chữa bài. 3. Cũng cố, dặn dò. 5’ - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn về nhà luyện tập thêm. HOẠT ĐÔNG TẬP THỂ MÚA HÁT TẬP THỂ. TRÒ CHƠI: THẢ ĐĨA BA BA I. Mục tiêu: - Tiếp tục ôn luyện các bài múa hát sân trường đã được tập, ôn luyện nghi thức Đội. Yêu cầu HS nhớ và tập đúng động tác, lời ca. - HS mạnh dạn, tự tin trong sinh hoạt tập thể - HS hiểu: Thả đĩa ba ba là một trong những trò chơi dân gian khá phổ biến dành cho độ tuổi thiếu nhi trong các làng quê Việt Nam ngày trước. - Học sinh biết chơi trũ chơi Thả đĩa ba ba. - Thông qua trò chơi rèn luyện sự nhanh phát triển trí tuệ và thể lực cho HS. - Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn, lưu truyền trò chơi dân gian. II. Đồ dùng dạy học: - Chuẩn bị tốt sân chơi. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Múa hát tập thể. 15’ - Cán sự văn nghệ điều khiển cả lớp ôn những bài múa- hát đã được cô Tổng phụ trách tập. - GV theo dõi, sửa những sai sót của HS, động viên HS tham gia. - Từng tổ lên thi biểu diễn - Các tổ nhận xét. - GV nhận xét, bình chọn tổ biểu diển đẹp nhất. Hoạt động 2: Trò chơi “Thả đĩa ba ba”. 15’ - GV giới thiệu trò chơi, lụât chơi. - HS thực hành chơi: - GV và một số HS chơi mẫu. - HS thực hành chơi theo tổ. GV theo dõi giúp HS chơi đúng Hoạt động 3: Cũng cố, dặn dò. 5’ HS nhắc lại buổi hoạt động . GV nhận xét tiết hợc. Dặn về nhà luyện chơi trò chơi và hướng dẫn cho mọi người cùng chơi Hướng dẫn chơi trò chơi Thả đĩa ba ba. Trò chơi thể hiện việc qua sông, qua bưng, ruộng...ngập nước. Ở dưới nước có đỉa. Cả nhóm làm sao xuống nước mà đỉa không bắt được. Trước hết vẽ hai đường song song cách nhau độ 2m (hay qui định khoảng trống nào đó) giả định là sông nước. Một em ra giữa vòng vừa hát vừa lấy tay ra đập nhịp vào vai các bạn: Thả đỉa / ba ba Chớ bắt / đàn bà Tha tội / đàn ông Cơm trắng / gạo trắng Gạo thuyền như nước Ðổ mắm / đổ muối Ðổ chuối / hạt tiêu Ðổ niêu / nước chè Ðổ phải nhà nào Nhà ấy.... chịu Từ "chịu" trúng em nào thì em ấy xuống sông làm "đỉa". Bọn trẻ đứa chạy đầu này, đứa băng qua sông góc nọ. "Ðỉa" rượt để bắt. Bọn trẻ lại hát bài hát ghẹo. Sang sông / về sông / trồng cây / ăn quả / nhả hạt. "Ðỉa" rượt bên này thì bên kia xuống sông. "Ðỉa" quay lại bên kia thì lũ bên nọ lại réo lên: "ăn quả / nhả hạt" rồi ào xuống. Chẳng may ai bị "đỉa" vớ phải thì trở thành "đỉa".

File đính kèm:

  • docGAlop3ChieuTuan 27Sach Luyen tap.doc
Giáo án liên quan