Giáo án Lớp 3 Buổi 2 Tuần 23

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Nghe viết chính xác đoạn 1 và 2 bài “ Nhà ảo thuật ”.

- Tiếp tục luyện viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm đầu và dấu thanh lẫn l/ n; uc/ ut

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ ghi nội dung BT1, kẻ bảng BT2 ( như vở luyện TV tr. 29 và 30)

 

doc7 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Buổi 2 Tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh hoạt lớp Nhận xét tuần 22 I. Mục tiêu : - Giúp hs biết những ưu điểm để phát huy đồng thời nhận ra những khuyết điểm để sửa chữa trong tuần tới. - Biết được các công việc trong tuần tới để thực hiện thi đua. II. Các hoạt động : Nhận xét tuần 22 : a. Lớp trưởng báo cáo trước lớp ưu khuyết điểm của từng tổ, xếp thứ các tổ b. GV nhận xét chung về các mặt : * Chuyên cần : - 100%hs đi học đầy đủ, đến lớp đúng giờ. * Học tập : - Đa số HS chăm chỉ học bài, làm bài, hăng hái phát biểu. Tiêu biểu là những em: Khánh, Bách, Long, Nam, Ngọc, Lý, ... - Vẫn còn hs lười học bài, làm bài : Diệu, hoan, Hùng. c. LĐ, VS: - Tích cực chăm sóc bồn hoa theo phân công. - Nề nếp vệ sinh trường lớp tốt, các tổ tự giác lao động vệ sinh . 2. Phương hướng tuần 23: - Thực hiện chương trình tuần 23. - Rèn ý thức học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp; tập trung chú ý nghe giảng. - Tích cực bồi dưỡng HS giỏi, kèm cặp HS yếu. - Không chơi đùa trên tầng trong giờ ra chơi. - Nghiêm cấm HS chơi gần khu vực công trường xây dựng. - Tiếp tục chăm sóc bồn hoa theo phân công. Tuần 23 Thứ tư ngày 3 tháng 2 năm 2010 Chính tả LT: Phân biệt l/ n; uc/ ut I. Mục đích, yêu cầu: - Nghe viết chính xác đoạn 1 và 2 bài “ Nhà ảo thuật ”. - Tiếp tục luyện viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm đầu và dấu thanh lẫn l/ n; uc/ ut II. đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi nội dung BT1, kẻ bảng BT2 ( như vở luyện TV tr. 29 và 30) IIi. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: 2. HD nghe viết: HD chuẩn bị: GV đọc đoạn văn cần viết chính tả 2, 3 HS đọc lại ? Đoạn văn có mấy câu? Những chữ nào được viết hoa? HS tự tìm và viết vào vở nháp các tiếng khó HD viết: GV đọc cho HS viết vào vở Buổi 2 Cho HS đổi chéo vở, dùng bút chì soát lỗi Chấm, chữa: + GV chấm 1 số bài, nhận xét chung 3. HD làm bài tập: a. BT 1: Điền vào chỗ trống: 1. lạc hay nạc: ...... đường; thịt ...... ; ...... đề; ...... hậu; ...... quan; thất...... ; lỗi ...... ; mạch....... ; sai ...... ; nục ....... 2. lục hay nục: thơ ...... bát; cá ...... ; ...... địa; ...... đục; ...... soát; mục ......; chuối chín ...... . 1 hs đọc yêu cầu. Cả lớp làm vở. 2 hs lên bảng điền. Cả lớp nhận xét, GV chốt. b.BT 2: Tìm mỗi loại 10 tiếng và ghi vào đúng cột: Tiếng có phụ âm đầu l Tiếng có phụ âm đầu n Tiếng có vần uc Tiếng có vần ut - 1 hs đọc yêu cầu Cho hs tự làm vào vở 4 HS lên thi làm bài Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn làm nhanh nhất, đúng nhất GV chốt HS chữa bài ( nếu sai ) 4. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học **************************************************************** Thứ năm ngày 4 tháng 2 năm 2010 Luyện từ và câu LT: nhân hoá ôn tập cách đặt câu và trả lời câu hỏi: Như thế nào? I. Mục đích, yêu cầu: - Tiếp tục tìm được những vật được nhân hoá, cách nhân hoá trong bài thơ, đoạn thơ. - Biết cách trả lời câu hỏi Như thế nào? - Đặt được câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi đó. II. đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi nội dung bài 1, 2, 3 ( như vở LTV tr. 30 đến 34 ) IIi. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu: GV nêu mục tiêu bài học 2. HD HS làm bài tập: Bài 1: Nhận biết phép nhân hoá a) Đọc kĩ bài thơ và trả lời các câu hỏi: Voi Voi là voi ơi Voi yêu voi quý Voi nằm voi nghỉ Voi nghỉ voi chơi. Voi là voi ơi Voi ta đầu thép Voi cong chân đẹp Voi nghểnh voi cười!... Voi là voi ơi Voi đi dánh nhé Voi gầm voi ré Voi xé tơi bời! ( Tố Hữu) Chú thích: Voi: khẩu súng đại bác * Trong bài thơ “Voi’’, khẩu súng đại bác được nhân hoá trong những câu thơ nào? * Hãy nêu cách nhân hoá trong từng câu thơ. - Yêu cầu một em nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu cả lớp đọc thầm và tự làm vào vở. - Gọi một số HS đọc bài làm. - Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt đáp án đúng. - HS chữa bài vào vở ( nếu sai ) b) Đọc kĩ đoạn thơ và trả lời các câu hỏi: Cây dừa xanh toả nhiều tàu Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng. Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao. ( Trần Đăng Khoa ) * Trong đoạn thơ trên sự vật nào được nhân hoá? * Sự vật đó được nhân hoá bằng cách nào? - Tiến hành tương tự như trên. Bài 2: Dựa vào nội dung bài thơ Bàn tay cô giáo để trả lời các câu hỏi sau: a) Bàn tay cô giáo gấp tờ giấy trắng như thế nào? b) Bàn tay cô giáo gấp tờ giấy đỏ như thế nào? c) Bàn tay cô giáo cắt tờ giấy xanh như thế nào? - Yêu cầu lớp làm việc cá nhân. - Gọi 3 HS lên bảng làm bài. - Yêu cầu cả lớp nhận xét bổ sung. - Yêu cầu HS chữa bài vào vở ( nếu sai ). Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm: a) Tiếng suối trong như tiếng hát xa. b) Cô giáo say sưa giảng bài, chúng em chăm chú lắng nghe. c) Mùa xuân đến, trăm hoa toả hương ngào ngạt. d) Hà vừa dứt tiếng hát, mọi người vỗ tay vang dội. - Tiến hành tương tự BT2. Bài 4: Đặt 5 câu, mỗi câu có bộ phận trả lời câu hỏi Như thế nào? - Tiến hành tương tự BT2. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài học . - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Dặn HS xem lại bài. ****************************************************************** Thứ sáu ngày 5 tháng 2 năm 2010 Tập làm văn LT: kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật I. Mục đích, yêu cầu: - Rèn kĩ năng nói: Kể được những nét nổi bật của buổi biểu diễn nghệ thuật theo gợi ý. - Rèn kĩ năng viết: Viết lại được những điều em vừa nói thành một đoạn văn (từ 7 - 10 câu) diễn đạt rõ ràng, sáng sủa. II. đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết gợi ý kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật. IIi. Các hoạt động dạy học: 1. Luyện nói: Đề bài: Hãy kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật được đài truyền hình phát trực tiếp mà em đã xem. Gợi ý: a) Đài truyền hình phát trực tiếp vào thời gian (ngày, giờ) nào? Chương trình gì? Tổ chức ở đâu? b) Buổi biểu diễn mở đầu bằng tiết mục nào, do ai trình bày? c) Các tiết mục tiếp theo là gì, ai biểu diễn? d) Tiết mục nào đặc sắc nhất? Kể kĩ về tiết mục đó? e) Khán giả biểu lộ tình cảm gì khi xem? Cảm nghĩ của em khi xem chương trình? - GV cho HS đọc đề, nêu yêu cầu của đề bài. - Cá nhân tóm tắt ý ra vở nháp, sau đó luyện nói ở nhóm và toàn lớp. 2. Luyện viết: Hãy viết những điều em kể thành một bài văn ngắn. - Hướng dẫn HS dựa vào những điều vừa nói để viết thành đoạn văn 7 – 10 câu nói về một buổi biểu diễn nghệ thuật. - Yêu cầu HS viết bài vào vở buổi 2. - Theo dõi giúp đỡ những HS yếu. - Gọi 5 -7 học sinh đọc bài trước lớp. - chấm điểm một số bài, nhận xét. - Thu bài học sinh chấm. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về xem lại bài, những HS viết chưa đạt yêu cầu về viết lại. ****************************************************************** Ban giám hiệu kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao an lop 3 b2 t23 in.doc