1. Giới thiệu bài: 1p
2. Giới thiệu phép cộng 38 + 25: 10p
- Giáo viên nêu bài toán dẫn đến phép tính ( lấy ra 3 bó 1 chục que tính và 8 que tính, lấy tiếp 2 bó 1 chục que tính và 5 que tính, rồi tìm cách tính tổng số que tính đó).
- Giáo viên hướng dẫn: gộp 8 que tính với 2 que tính (ở 5 que tính ) thành 1 bó 1 chục, 5 bó 1 chục thêm 1 bó 1 chục là 6 bó 1 chục, 6 bó 1 chục với 3 que tính rời là 63 que tính. Vậy 38 + 25 = 63.
- Từ đó dẫn ra cách thực hiện phép tính dọc (theo 2 bước ) :
+ Đặt tính ( thẳng cột ).
+ Tính từ phải sang trái.
* Lưu ý: có nhớ 1 vào tổng các chục.
32 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1052 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2A Tuần 5 Trường tiểu học Lê Hồng Phong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài toán về nhiều hơn (chủ yếu là phương pháp giải).
II. Đồ dùng dạy học:
- VBT.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập 1, 2, 3 SGK trang 24.
- Giáo viên và học sinh nhận xét, chấm điểm.
- Học sinh thực hiện.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1p
Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
- Học sinh lắng nghe.
2. Luyện tập:
* Bài tập 1:
- Hướng dẫn học sinh cách làm.
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm.
- Giáo viên và học sinh nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
* Bài tập 2:
- Hướng dẫn học sinh cách làm.
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm.
- Giáo viên và học sinh nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
* Bài tập 3:
- Hướng dẫn học sinh cách làm.
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm.
- Giáo viên và học sinh nhận xét chốt lại kết quả đúng.
* Bài tập 4:
- Hướng dẫn học sinh cách làm.
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm.
- Giáo viên và học sinh nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Lên bảng làm, dưới lớp làm vào VBT.
Hộp của Bình có số bút chì màu là:
8 + 4 = 12 (bút chì màu)
Đáp số: 12 bút chì màu
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Lên bảng làm, dưới lớp làm vào VBT.
Đội 2 có số người là:
18 + 2 = 20 (người)
Đáp số: 20 người
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Lên bảng làm, dưới lớp làm vào VBT.
Hồng có số nhãn vở là:
12 + 3 = 15 (nhãn vở)
Đáp số: 15 nhãn vở
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Lên bảng làm, dưới lớp làm vào VBT.
a. Độ dài đoạn thẳng CD là:
8 + 3 = 11(cm)
Đáp số: 11cm
b. Học sinh tự vẽ vào bài tập.
3. Củng cố, dặn dò:1p
- Nhận xét tiết học.
- Giao bài tập về nhà cho học sinh: 1, 2, 3, 4 trang 25 SGK.
MÔN : CHIÍNH TẢ (Nghe viết)
CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM
I. Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác hai khổ thơ đầu cảu bài "cái trống trường em"; Biết trình bày một trong hai bài thơ 4 tiếng, viết hoa chữ đầu mỗi dòng thơ, để cách một dòng khi viết hết một khổ thơ.
- Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống âm đầu l/n ( hoặc vần en/eng; âm chính tả i/iê).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
- VBT.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 3p
- Gọi 2 học sinh lên bảng lớp, cả lớp viết bảng con những từ ngữ sau : chia quà, đêm khuya, tia nắng, cây mía.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1p
Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn nghe viết: 17p
2.1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
- Giáo viên đọc toàn bài chính tả một lượt.
- Giáo viên giúp học sinh nắm nội dung bài chính tả. Giáo viên hỏi: hai khổ thơ này nói gì?
- Giáo viên hướng dẫn nhận xét:
+ Trong 2 khổ thơ đầu, có mấy dấu câu, là những dấu câu gì?
+ Có bao nhiêu chữ phải viết hoa, vì sao viết hoa?
- Học sinh tập viết vào bảng con những tiếng khó: trống, nghỉ, ngẫm nghĩ, buồn, tiếng.
2.2. Học sinh viết bài vào vở.
- Giáo viên đọc từng dòng thơ cho học sinh viết, mỗi dòng đọc 1 lần (vì học sinh đã thuộc bài thơ)
2.3. Chấm, chữa bài:
- Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì vào vở. Giáo viên chấm nhanh khoảng 7 bài, nhận xét.
- 2 học sinh đọc lại.
- Nói về cái trống trường lúc các bạn học sinh nghỉ hè.
- Có 2 dấu câu: 1 dấu chấm và 1 dấu chấm hỏi.
- Có 9 chữ phải viết hoa vì đó là những chữ đầu tiên của tên bài vàcủa mỗi dòng thơ.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.14p
3.1. Bài tập 1: Điền chữ hoặc vần thích hợp vào chỗ trống.
- Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm làm 1 phần a, b, c.
- Các nhóm làm việc sau đó lên trình bày.
- Giáo viên và học sinh nhận xét.
3.2. Bài tập 2: Tìm và ghi vào chỗ trống.
- Giáo viên hướng dẫn cách làm.
- Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 phần a, b, c.
- Giáo viên và học sinh nhận xét.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Các nhóm thảo luận làm.
- Các nhóm lên trình bày.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Các nhóm thực hành.
4. Củng cố, dặn dò: 1p
- Giáo viên nhận xét tiết học.
MÔN : TẬP LÀM VĂN
TRẢ LỜI CÂU HỎI. ĐẶT TÊN CHO BÀI. LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng nghe và nói: dựa vào tranh vẽ và câu hỏi, kể lại được từng việc thành câu, bước đầu biết tổ chức các câu thành bài và đặt tên cho bài.
- Rèn kĩ năng viết: biết soạn một mục lục đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ BT1 trong SGK.
- VBT.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 3p
Giáo viên mời từng cặp 2 học sinh lên bảng:
- 2 em đóng vai Tuấn và Hà (truyện "bím tóc đuôi sam"); Tuấn nói một vài câu xin lỗi Hà.
- 2 em đóng vai Lan và Mai (tryện "chiếc bút mực"); Lan nói một vài câu cảm ơn Mai.
- Giáo viên và học sinh nhận xét, chấm điểm.
- Học sinh thực hiện.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1p
Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập: 25p
2.1. Bài tập 1 ( miệng): Dựa vào các tranh sau, trả lời câu hỏi.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện từng bước yêu cầu của bài: Các em phải quan sát kĩ từng tranh, đọc lời nhân vật trong tranh. Sau đó, đọc các câu hỏi dưới mỗi tranh, thầm trả lời từng câu hỏi. Cuối cùng xem xét lại 4 tranh và 4 câu trả lời.
+ Bạn trai đang vẽ ở đâu?
+ Bạn trai nói gì với bạn gái?
+ Bạn gái nhận xét như thế nào?
+ Hai bạn đang làm gì?
- Giáo viên và học sinh nhận xét, chốt lại ý đúng.
2.2. Bài tập 2 (miệng): Đặt tên cho câu chuyện ở bài tập 1.
- Nhiều học sinh nối tiếp nhau trả lời ý kiến.
- Giáo viên nhận xét, kết luận những tên hợp lí.
2.3. Bài tập 3: (viết)
- Yêu cầu học sinh mở mục lục SGK TV tập một từ trang 155 tìm tuần 6.
- 4 học sinh đọc toàn bộ nội dung ghi tuần 6 theo hàng ngang.
- Giáo viên chấm điểm bài viết của một số em.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh phát biểu ý kiến:
+ Bạn trai đang vẽ lên bức tường của trường học.
+ Mình vẽ co đẹp không?/ Bạn xem mình vẽ có đẹp không?
+ Vẽ lên tường làm xấu trường lớp.
+ Hai bạn quét vôi lại bức tường cho sạch.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Không vẽ lên tường/ Bức vẽ/ Bức vẽ làm hỏng tường/ đẹp mà không đẹp/ Bảo vệ của công…
3. Củng cố, dặn dò: 1p
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Nhắc học sinh thực hành tra mục lục sách khi đọc truyện, xem sách.
- Học sinh thực hiện theo lời dặn dò của giáo viên.
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
BÀI 1: AN TOÀN VÀ NGUY HIỂM KHI ĐI TRÊN ĐƯỜNG.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường.
- Học sinh nhận biết những nguy hiểm thường có khi đi trên đường phố.
2. Kĩ năng:
- Biết phân biệt những hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường.
- Biết cách đi trong ngõ hẹp, nơi hè đường bị lấn chiếm, qua ngã tư.
3. Thái độ:
- Đi bộ trên vỉa hè, không đùa nghịch dưới lòng đường để đảm bảo an toàn giao thông.
II. Nội dung an toàn giao thông
- Trẻ em phải cầm tay người lớn khi đi bộ qua đường.
- Trẻ em không được chạy, chơi dưới lòng đường.
- Nơi không có vỉa hè phải đi sát lề đường.
- Không sang đường nơi tầm nhìn bị che khuất.
- Không ngồi sau xe đạp do bạn nhỏ khác đèo.
- Ngồi trên xe máy cần đội mũ bảo hiểm.
- Xe có động cơ ( xe cơ giới) do đi nhanh có thể gây nguy hiểm.
- Làm theo lời chỉ dẫn của cô giáo, cha mẹ để phòng tránh TNGT.
- Các điều luật có liên quan.
III. Chuẩn bị:
- Bức tranh SGK phóng to, 5 phiếu học tập hoạt động 2.
- 2 bảng chữ: an toàn - nguy hiểm.
IV. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Giới thiệu an toàn và nguy hiểm.
a) Mục tiêu:
- Hiểu ý nghĩa an toàn giao thông và không an toàn khi đi trên đường.
- Nhận biết các hành động an toàn và không an toàn trên đường phố.
b) Cách tiến hành:
- Giáo viên giải thích thế nào là an toàn giao thông, thế nào là nguy hiểm.
VD: Nếu em đang đứng ở trên sân trường, có hai bạn đang đuổi nhau chạy xô vào em, làm em ngã hoặc có thể cả hai em cùng ngã.
Giáo viên hỏi: Vì sao em ngã? Trò chơi của bạn như thế gọi là gì?
Giáo viên phân tích: Vì bạn B chạy vô ý xô vào bạn, đó là hành động nguy hiểm. Nếu khi ngã gần bà, gốc cây hay ở trên đường thì sao? Em sẽ va ngay vào bậc thang, gốc cây hoặc xe trên đường đâm phải gây thương vong.
Giáo viên nêu các ví dụ khác về hành vi nguy hiểm.
An toàn: Khi đi trên đường không để xảy ra va quệt, không bị ngã, bị đau,... đó là an toàn.
Nguy hiểm: Là các hành vi dễ gây tai nạn.
- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm quan sát 1 bức tranh trong SGK.
- Yêu cầu học sinh thảo luận xem các bức tranh vẽ hành vi nào là an toàn, hành vi nào là nguy hiểm.
- Từng nhóm cử đại diện lên trình bày.
c) Kết luận:
- Đi bộ hay qua đường nắm tay người lớn là an toàn.
- Đi bộ qua đường phải tuân theo tín hiệu đèn giao thông là đảm bảo an toàn.
- Chạy và chơi dưới lòng đường là nguy hiểm.
- Ngồi trên xe đạp do bạn nhỏ khác đèo là nguy hiểm.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm.
a) Mục tiêu:
Giúp các em biết lựa chọn thực hiện hành vi khi gặp các tình huống không an toàn trên đường phố.
b) Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm.
- Phát cho mỗi nhóm một phiếu với các tình huống.
- Các nhóm thảo luận từng tình huống, tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
- Giáo viên yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.
c) Kết luận:
Khi đi bộ qua đường trẻ em phải nắm tay người lớn và biết tìm sự giúp đỡ của người lớn khi cần thiết, không tham gia vào các trò chơi hoặc đá bóng, đá cầu trên vỉa hè, đường phố và nhắc nhở bạn mình không tham gia vào các hoạt động nguy hiểm đó.
Họat động 3: An toàn trên đường đến trường.
a) Mục tiêu:
Học sinh biết khi đi học, đi chơi trên đường phố phải chú ý để đảm bảo an toàn.
b) Cách tiến hành:
Cho học sinh nói về an toàn trên đường đi học.
- Em đi đến trường trên con đường nào?
- Em đi như thế nào để được an toàn?
+ Đi bộ trên vỉa hè hoặc phải đi sát lề đường.
+ Chú ý tránh xe đi trên đường.
+ Không đùa nghịch trên đường.
+ Khi đi qua đường chú ý quan sát các xe qua lại...
c) Kết luận:
Trên đường có nhiều loại xe đi lại ta phải chú ý khi đi đường:
- Đi trên vỉa hè hoặc đi sát lề đường bên phải.
- Quan sát kĩ trước khi đi qua đường để đảm bảo an toàn.
V. Củng cố:
- Nếu còn thời gian giáo viên có thể cho học sinh kể thêm 1, 2 ví dụ về an toàn và nguy hiểm.
- Giáo viên tổng kết nhắc lại thế nào là an toàn và nguy hiểm. Nhận xét việc học tập của học sinh.
®¸nh gi¸ gi¸o ¸n cña tæ trëng
File đính kèm:
- Giao an lop 2 tuan 5 Gv Dang Thi Thu.doc