Giáo án Lớp 2A Tuần 26 chuẩn

I.Mục đích yêu cầu:

- HS nắm được cách viết chữ hoa X và cụm từ ứng dụng: Xuôi chèo mát mái.

- Viết đúng chữ hoa theo cỡ vừa và nhỏ,viết câu ứng dụng đúng mẫu.

- Giáo dục HS ý thức luyện chữ.

II.Đồ dùng dạy học:

 Mẫu chữ hoa X đặt trong khung chữ, bảng phụ chép từ ứng dụng.

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2A Tuần 26 chuẩn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề toán. - 2 HS lên bảng làm bài, lớp luyện bảng con. - HS nêu yêu cầu của bài tập - 2 em lên bảng, mỗi em giải một cách, lớp thực hiện bảng con - HS nêu yêu cầu của bài tập - Thực hành luyện vở bài tập. - 2 đến 3 HS trả lời câu hỏi. Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2007 tiếng việt* (LTVC) Từ ngữ về sông biển Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao? I.Mục đích yêu cầu: - Củng cố, mở rộng các từ ngữ về sông biển. Cách đặt và TLCH có cụm từ Vì sao? - Làm đúng các bài tập của tiết học. II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập III.Các hoạt động dạy học: Giáo viên 1.Kiểm tra bài cũ: - GV nhận xét bổ sung. 2.Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS làm bài tập: * Bài 1: Luyện miệng ? Tìm từ có 2 tiếng có tiếng “biển” đứng sau? Đặt câu với mỗi từ đó? ? Tìm từ có 2 tiếng có tiếng “ biển” đứng trước? Đặt câu với mỗi từ vừa tìm? - GV nhận xét đánh giá. * Bài 2: luyện miệng ? Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được gọi là gì? ? Dòng nước chảy tự nhiên ở đồi núi gọi là gì? ? Nơi đất trũng chứa nước, tương đối rộng và sâu ở trong đất liền gọi là gì? * Bài 3: (luyện Vở)Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm a) Sáng nay, tôi nghỉ học vì bị mệt. b) Vì ghen tức Sơn Tinh đã cưới được Mị Nương nên Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh. c) Không được tắm ở đoạn sông này vì có Cá Sấu. 3.Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - C/dặn HS về nhà làm BT vở BT T/ Việt. Học sinh - 2 đến 3 HS lên bảng đọc bài “ Dự báo thời tiết”. - HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi. - ...gọi là sông - ... gọi là suối - ... gọi là hồ - HS thực hành luyện vở. toán* Luyện 1/5 đơn vị. Giải toán I.Mục tiêu: - Củng cố bảng chia 5 và 1/5 đơn vị. - Học thuộc bảng chia 5. Vận dụng làm tính và giải toán có các phép tính chia 5 chính xác. - Giáo dục HS ham thích giải toán. II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép các bài tập 3. III.Các hoạt động dạy học: Giáo viên 1.Kiểm tra bài cũ: ? Hãy đọc bảng nhân 5, chia 5? - GV nhận xét cho điểm. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn HS làm bài tập: * Bài 1: luyện bảng con. - GV nêu các câu hỏi(ghi bảng): ? 1/5 của 30 là bao nhiêu? ? 1/5 của 45 chiếc bút là bao nhiêu? ? 1/5 của 25 cái kẹo là bao nhiêu? - GV nhận xét bổ sung. *Bài 2: luyện bảng con - GV nêu đề toán: Có 20 bông hoa, cắm vào các lọ. Mỗi lọ cắm 5 bông hoa. Hỏi số hoa đó cắm vào được bao nhiêu lọ? - GV ghi tóm tắt lên bảng. - Chữa bài, nhận xét. * Bài 3:luyện vở. - GV treo bảng phụ chép đề toán: Có 20 chiếc bút. Hỏi: a) 1/2 số bút đó là bao nhiêu chiếc bút? b) 1/4 số bút đó là bao nhiêu chiếc bút? c) 1/5 số bút đó là bao nhiêu chiếc bút? - GV chấm điểm chữa bài. 3.Củng cố dặn dò: ? Em hiểu gì về 1/5 của một số? - Nhận xét giờ học. - Căn dặn HS về nhà làm BT ( trong vở BT Toán). Học sinh - 2 đến 3 HS lên bảng - HS đọc lại đề bài. - 3 em lên bảng, lớp luyện bảng con. - HS đọc đề và nêu tóm tắt đề. - 2 em lên bảng, lớp luyện bảng con - 2 HS đọc đề toán. - Thực hành làm bài vào vở. Thứ tư ngày 14 tháng 3 năm 2007 tiếng việt*(TLV) Đáp lời đồng ý.Quan sát tranh và trả lời câu hỏi I.Mục đích yêu cầu: - Củng cố cách đáp lời đồng ý, hiểu được nội dung bức tranh vẽ cảnh biển - Đáp được lời đồng ý phù hợp với các tình huống giao tiếp.QST và TL đúng các câu hỏi về cảnh biển. - Giáo dục HS nhẹ nhàng, lịch sự trong giao tiếp. II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép bài tập 2. III. Các hoạt động dạy học: Giáo viên 1.Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra xen kẽ trong giờ dạy. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn HS làm bài tập: * Bài 1: luyện miệng. Nói lời đáp của em: a) Cậu cho mình mượn chiếc hộp màu này một lúc nhé? - ừ. - ... b) Con xin phép mẹ, cho con sang nhà bạn Lan mượn quyển sách Toán ạ. - ừ, con sang mượn rồi về ngay nhé! - ... c) Em cho anh mượn quyển truyện tranh này nhé? - Vâng. - ... - GV nhận xét đánh giá. * Bài 2: luyện vở BT. - GV nêu đề bài. Hãy quan sát bức tranh trong bài “Bé nhìn biển” và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ cảnh gì? ? Bãi biển ra sao, nước biển như thế nào? ? Trên biển, mọi người đang làm gì? ? Nhìn tranh, em có cảm giác gì? - GV chấm điểm, nhận xét đánh giá. 3. Củng cố dặn dò: ? Khi đáp lời đồng ý, em phải nói với thái độ như thế nào? - GV nhận xét đánh giá. - C/dặn HS về nhà thực hành đáp lời đồng ý lịch sự, phù hợp với tình huống giao tiếp. Luyện TLCH trong bài dựa vào bức tranh trong bài “ Bé nhìn biển” trang 65 – SGK. Học sinh - HS nêu Y/cầu của bài tập. - Nối tiếp nhau thực hành nói lời đáp. - HS đọc đề. - Thực hành trả lời câu hỏi. - Thực hành viết bài vào vở. - 2 đến 3 em trả lời câu hỏi. Đạo đức Bài 12: Lịch sự khi đến nhà người khác (tiếp) I.Mục tiêu: - Củng cố một số quy tắc ứng xử khi đến nhà người khác và ý nghĩa của các quy tắc ứng xử đó. - Biết cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè, người quen. - Đồng tình, quý mến các bạn có thái độ lịch sự khi đến nhà người khác. II.Đồ dùng dạy học: - Một số đồ dùng để HS chơi trò chơi đóng vai - Vở bài tập đạo đức III.Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: ? Em cần cư xử như thế nào khi đến nhà người khác? - GV nhận xét đánh giá. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b)Hoạt động 1: Đóng vai * Mục tiêu: HS tập cách cư xử khi đến nhà người khác. * Cách tiến hành: - GV chia nhóm, hướng dẫn Hs đóng vai các tình huống ở bài tập 4(40). - GV kết luận cách cư xử ở mỗi tình huống c. Hoạt động 2: Trò chơi “Đố vui”. * Mục tiêu: Giúp HS củng cố cách cư xử khi đến nhà người khác. * Cách tiến hành: - GV phổ biến luật chơi: Lớp chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị 2 câu đố về chủ đề đến chơi nhà người khác. Ví dụ: ? Trẻ em có cần lịch sự khi đến chơi nhà người khác không? ? Vì sao cần lịch sự khi đến chơi nhà người khác? ? Bạn cần làm gì khi đến chơi nhà người khác? - 2 nhóm một đố nhau: nhóm này nêu tình huống, nhóm kia nêu cách ứng xử phù hợp(ngược lại) * Kết luận chung : Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện nếp sống văn minh. Trẻ em biết cư xử sẽ được mọi người yêu quý. 3. Củng cố dặn dò: ? Vì sao em cần cư xử lịch sự khi đến nhà người khác? - GV nhận xét giờ học. - Căn dặn HS về nhà làm BT(vở BT đạo đức). - 2 đến 3 em trả lời câu hỏi. - HS hoạt động nhóm. - Các nhóm nhận xét bổ sung. - Các nhóm nhận xét bổ sung. - 2 đến 3 HS trả lời câu hỏi. Thứ sáu ngày 16 tháng 3 năm 2007 âm nhạc* Ôn bài : Chim chích bông I.Mục tiêu: - Củng cố lời và giai điệu của bài hát: Chim chích bông. - Hát đúng lời và giai điệu của các bài hát đó. Biết biểu diễn theo phong cách mình ưa thích(sáng tạo). - Mạnh dạn trong biểu diễn và trình bày II.Đồ dùng dạy học: Tập bài hát lớp 2 III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: ? Hãy hát bài “Chim chích bông”? - GV nhận xét đánh giá. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS ôn tập: - GV yêu cầu cán sự điều khiển cho lớp hát ôn bài hát: Chim chích bông - GV nhận xét bổ sung. * Bốc thăm, thi biểu diễn ( tốp ca, song ca, đơn ca). - GV nhận xét đánh giá, khích lệ HS có phong cách biểu diễn riêng( sáng tạo). 3. Củng cố dặn dò: ? Các em vừa ôn tập bài hát nào? ? Hãy vỗ tay theo tiết tấu lời ca của bài hát “ Chim chích bông”? ? Hãy biểu diễn bài hát em vừa được ôn tập? - GV nhận xét giờ học. - Căn dặn HS về nhà luyện hát và biểu diễn cho hay hơn bài hát trên. - 2 đến 3 HS trình bày bài hát. - Lớp thực hành hát. - HS thực hành vỗ tay theo tiết tấu lời ca của bài hát vài lần. - Bình chọn nhóm, cá nhân biểu diễn tốt nhất. - Vài em biểu diễn bài hát : Chim chích bông. Tự nhiên và xã hội Một số loài cây sống dưới nước I.Mục tiêu: - HS nắm được tên gọi và ích lợi của một số loài cây sống dưới nước. - Phân biệt được nhóm cây sống trôi nổi trên mặt nước và nhóm cây có rễ bám sâu vào bùn ở dưới nước. Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả. - Giáo dục HS thích sưu tầm và bảo vệ các loài cây. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình vẽ ở SGK trang 54 – 55. - Sưu tầm một số loài cây sống dưới nước( tranh ảnh, vật thật). - Giấy khổ to, hồ dán. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: ? Hãy kể một số loài cây sống trên cạn và ích lợi của những loài cây đó? - GV nhận xét, đánh giá 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hoạt động 1: Làm việc với SGK * Mục tiêu: + Nói tên và ích lợi của một số loài cây sống dưới nước. + Nhận biết được nhóm cây sống trôi nổi trên mặt nước và dưới bùn. * Cách tiến hành: ? Chỉ và nói tên các cây trong hình? ? Những cây này sống ở đâu? ? Cây này có hoa không, hoa của nó màu gì? ? Cây này được dùng để làm gì? ? Trong những loại cây được giới thiệu trong SGK, cây nào sống trôi nổi trên mặt nước, cây nào có rễ bám sâu dưới bùn dưới đáy ao hồ? * Kết luận: Trong những loại cây được giới thiệu trong SGK thì các cây lục bình, rong sống trôi nổi trên mặt nước; cây sen có thân và rễ cắm sâu xuống bùn dưới đáy ao hồ. Cây này có cuống lá và cuống hoa mọc dài ra đưa lá và hoa vươn lên trên mặt nước. c) Hoạt động 2: Làm việc với vật thật và các tranh ảnh sưu tầm được. * Mục tiêu: Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả. Thích sưu tầm và bảo vệ các loài cây. * Cách tiến hành: ? Đó là cây gì? ? Cây đó sống trôi nổi trên mặt nước hay có rễ cắm sâu xuống bùn dưới đáy ao hồ? ? Hãy chỉ rễ, thân, hoa, lá(nếu có)? ? Tìm ra đặc điểm giúp cây này sống trôi nổi hay mọc dưới đáy ao hồ? - GV nhận xét đánh giá. 3. Củng cố dặn dò: ? Cây sống ở dưới nước cũng được phân chia thành mấy nhóm, là những nhóm nào? - GV nhận xét giờ học. - Căn dặn HS về nhà xem lại các tranh vẽ SGK, đọc tên và nêu ích lợi - 2 đến 3 HS trả lời các câu hỏi - HS thực hành theo cặp, QS và TLCH trong SGK. - H1: cây lục bình(bèo tây, bèo Nhật bản). H2: các loại rong, H3:cây sen. - HS nối tiếp nhau nêu tên gọi và ích lợi của từng loại cây được vẽ trong hình. - HS làm việc theo nhóm: các nhóm đem cây thật và tranh ảnh đã sưu tầm được QS và phân loại theo gợi ý của GV. - Các nhóm trình bày sản phẩm trên khổ giấy to theo 2 đặc điểm mà HS vừa phân loại. Đại diện nhóm giới thiệu 2 nhóm cây này như đã phân loại. - 2 đến 3 HS trả lời câu hỏi.

File đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 26(2).doc
Giáo án liên quan