1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn cả bài. Chú ý các từ mới, các từ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ: Trật tự, yên lặng, trao
- Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu.
- Hiểu nghĩa các từ mới và những từ quan trọng: Bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tốt bụng, tấm lòng.
- Nắm được đặc điểm của nhân vật Na và diễn biến của câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Đề cao lòng tốt, khuyến khích học sinh làm việc tốt.
30 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần thứ 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào tranh nói tên xương, khớp xương.
- HS kia gắn các phiếu rời ghi tên xương tương ứng.
- Theo em hình dạng và kích thước các xương có giống nhau không ?
- Không.
- Nêu vai trò của hộp sọ, lồng ngực, cột sống và của các khớp xương như: Các khớp bả vai, khớp khuỷu tay, khớp đầu gối.
*Kết luận: Bộ xương của cơ thể gồm nhiều xương khoảng 200 chiếc với kích thước lớn nhỏ khác nhau.
Hoạt động 2: Thảo luận
* Mục tiêu: Hiểu được rằng cần đi, đứng, ngồi đúng tư thế và không mang, xách vật nặng để cuột sống bị cong vẹo
* Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động theo cặp HS quan sát hình 2,3 trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới mỗi hình với bạn
+ Cột sống của bạn nào bị cong ? tại sao ?
- HS quan sát hình 2, 3 trong SGK.
- HS nhìn hình trả lời.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- Tại sao hàng ngày chúng ta phải ngồi, đi đứng đúng tư thế.
- Vì chúng ta đang ở tuổi lớn xương còn mềm…
- Ta cần làm gì để xương phát triển tốt.
- Có thói quen ngồi học ngay ngắn, không mang vác nặng, di học deo cặp trên hai vai.
- Tại sao không nên mang, xách các vật nặng ?
- Nếu mang xách vật nặng sẽ bị cong vẹo cột sống.
*Kết luận: Chúng ta đang ở độ tuổi lớn xương còn mềm, nếu ngồi học không ngay ngắn, bàn ghế không phù hợp… xẽ dẫn đến cong vẹo cột sống.
Hoạt động 3: Trò chơi xếp hình.
* Mục tiêu: Nhận biết và nói được tên của một số khớp xương của cơ thể.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Chia lớp theo nhóm 4
- HS ngồi theo nhóm 4
- GV phát cho mỗi nhóm 2 bộ tranh xương đã cắt rời.
Bước 2: GV hướng dẫn: Thảo luận ghép các hình xương tạo thành bộ xương.
- Các nhóm làm việc.
Bước 3: GV yêu cầu quan sát hình vễ bộ xương để chỉ ra chỗ nối giữa các xương với nhau, tìm xem ở vị trí nào các xương có thể cử động được.
- HS nêu: Bả vai, khửu tay, đầu gối, cổ tay, cổ chân …
- Nhận xét khen các nhóm trả lời đúng.
* Kết luận: Chỗ nối giữa các xương với nhau được gọi là khớp xương. Các khớp xương cử động được: Khớp bả vai, khớp khuỷu tay, đầu gối. ..
Hoạt động 4: Quan sát hình vẽ và thảo luận nhóm về cách giữ gìn, bảo vệ bộ xương.
*Mục tiêu: HS hiểu được cột sống bị cong vẹo lệch nếu thường xuyên ngồi học sai tư thế hoặc lao động quá sức (mang các vật nặng so với sức của trẻ)
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: GV hướng dẫn quan sát hình 2 trong SGK và nhận xét bạn nào ngồi học đùng tư thế bạn nào ngồi học sai tư thế, chỉ ra bạn nào có thể bị cong vẹo cột sống
- HS quan sát nhận xét
+ Bước 2: Gọi đại diện nhóm lên phát biểu ý kiến
- HS phát biểu ý kiến và chỉ vào hình vẽ.
+ Bước 3: GV giải thích và kết luận về nguyên nhân bị cong vẹo cột sống.
IV. Củng cố dặn dò
- GV chốt lại bài
- Nhận xét tiết học.
Thứ sáu, ngày 16 tháng 9 năm 2005
Âm nhạc
Tiết 2:
Học hát bài: thật là hay
I. Mục tiêu:
- Hát đúng giai điệu và lời ca.
- Hát đều giọng, hát êm ái, nhẹ nhàng.
- Biết bài hát, thật là hay của nhạc sĩ Hoàng Lân.
II. giáo viên chuẩn bị:
- Hát thuộc đúng lời bài hát.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Hoạt động 1:
Dạy bài hát: "Thật là hay"
b. Giáo viên hát mẫu 2 lần:
- Lần 2 có động tác phụ hoạ.
- HS nghe
- Em nào cho cô biết trong bài hát có những loài chim nào ?
- HS trả lời.
c. Đọc lời ca:
- GV treo bảng phụ đọc mẫu toàn bài.
- HS nghe.
- Hướng dẫn HS đọc từng câu (2 lần).
- HS đọc theo dãy.
- HS thực hiện.
d. Dạy hát từng câu.
- GV hát mẫu câu (2 lần)
- Lần lượt đến câu 4.
- Cho HS hát liên kết với các câu sau đó hát toàn bài.
- HS thực hiện.
- GV tổng kết hoạt động 1.
- Hoạt động 2: Hát hết nhịp vỗ tay theo từng nhịp phách.
a. Giáo viên hát mẫu và vỗ tay theo nhịp phách.
- HS nghe
- Giáo viên cho từng tổ hát vỗ tay theo nhịp, phách.
- HS thực hiện
- Giáo viên cho 1 dãy hát lời ca.
- 1 dãy vỗ tay theo hai cách trên
- Học sinh thực hiện
Tổng kết hoạt động 2
- Khi hát gõ đệm theo nhịp phách, tiết tấu làm cho bài hát thêm sinh động
4. Củng cố, dặn dò
- Cho cả lớp hát lại toàn bài.
5. Về nhà tập hát thuộc lời ca.
Chính tả: (Nghe viết)
Tiết 4:
Làm việc thật là vui
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng chính tả.
- Nghe viết đoạn cuối trong bài làm việc thật là vui.
- Củng cố qui tắc viết g/gh (Qua trò chơi thi tìm chữ).
2. Ôn bảng chữ cái:
- Thuộc lòng bảng chữ cái.
- Bước đầu biết sắp xếp tên người theo thứ tự bảng chữ cái.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn quy tắc chính tả g/gh.
- Bảng quay viết nội dung viết bài tập 2, 3.
III. các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc cho HS viết các tiếng: Xoa đầu, ngoài sân, chim sâu, sâu cá.
- GV nhận xét cho điểm.
- 2 em lên bảng viết.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
2. Hướng dẫn nghe – viết.
2.1. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài 1 lần lượt.
- HS nghe
- 2 HS đọc lại bài.
- Bài chính tả này trích từ bài tập đọc nào ?
- Làm việc thật là vui.
- Bài chính tả cho biết bé làm những việc gì ?
- Bé làm bài, bé đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em…
- Bài chính tả có mấy câu.
- 3 câu.
- Câu nào có nhiều dấu phẩy nhất ?
- Câu thứ 2.
- Cho HS viết bảng con.
- HS viết: Quét nhà, bận rộn…
- Muốn viết đúng các em phải làm gì ?
- Ngồi đúng tư thế.
2.2. HS viết bài vào vở
- HS viết bài.
GV đọc mỗi câu hoặc cụm từ 3 lần.
2.3. Chấm, chữa bài.
- GV đọc cho học sinh soát lỗi.
- HS đổi chéo vở soát lỗi.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2:
- Thi tìm các chữ bắt đầu bằng g hay gh.
- Chia lớp thành 3 đội.
- 3 đội thực hiện chơi.
Trong 5 phút các đội phải tìm được chữ bắt đầu g/gh. Đội nào tìm được nhiều chữ là đội thắng cuộc.
- Viết ghi đi với âm a, ê, i.
- g đi với âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư
Bài 3:
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Xếp tên 5 học sinh theo thứ tự bảng chữ cái.
- 1 HS lên bảng.
- Cả lớp làm vào vở.
An, Bắc, Dũng, Huệ, Lan.
4. Củng cố dặn dò.
- HS ghi nhớ qui tắc chính tả g/gh.
- Về nhà làm bài tập trong VBT Tiếng việt.
- Nhận xét tiết học.
Tập làm văn
Tiết 2:
Chào hỏi – tự giới thiệu
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nghe và nói:
- Biết cách chào hỏi và tự giới thiệu.
- Có khả năng tập trung nghe bạn phát biểu và nhận xét ý kiến của bạn.
2. Rèn kĩ năng viết:
- Biết viết một bản tự thuật ngắn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ BT2.
III. các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng.
- Yêu cầu HS trả lời: Tên em là gì ? Quê em ở đâu ? Em học trường nào ? Lớp nào ? Em thích môn học gì nhất ? Em thích làm việc gì nhất ?
- 2 HS lần lượt trả lời.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: (Miệng).
- Đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc.
- Gọi HS lần lượt thực hiện từng yêu cầu.
- HS nối tiếp nhau nói lời chào.
- Con chào mẹ, con đi học ạ ! Mẹ ơi con đi học đây ạ ! Thưa bố con đi học ạ !
- Chào thầy, cô khi đến trường.
- Chào bạn khi gặp nhau ở trường.
- Em chào thầy (cô) ạ !
- Chào cậu ! Chào bạn !
* Khi chào người lớn tuổi em chú ý chào cho lễ phép, lịch sự, chào bạn thân cởi mở.
Bài 2: (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát tranh trả lời các câu hỏi.
- Tranh vẽ gì ?
- Bóng nhựa, Bút thép và Mít.
- Mít đã chào và tự giới thiệu về mình như thế nào ?
- Chào hai cậu tớ là Mít tớ ở thành phố Tí Hon.
- Bóng nhựa và bút thép chào Mít và tự giải thích như thế nào ?
- Chào cậu: Chúng tớ là Bóng nhựa và Bút thép chúng tớ là HS lớp 2.
- Ba bạn chào nhau tự giới thiệu với nhau như thế nào ?
- Ba bạn chào hỏi nhau rất thân.
- Ngoài lời chào hỏi và tự giới thiệu, ba bạn còn làm gì ?
- Bắt tay nhau rất thân.
- Yêu cầu HS tạo thành 1 nhóm đóng lại lời chào và giới thiệu của 3 bạn.
- HS thực hành.
Bài 3:
- HS đọc yêu cầu.
- Viết bản tự thuật theo mẫu.
- HS tự viết vào vở.
- GV theo dõi uốn nắn
- Nhiều HS đọc bài tự thuật.
- GV nhận xét – cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét, tiết học.
- Thực hành những điều đã học.
Toán
Tiết 10:
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
- Phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
- Phép cộng, phép trừ tên gọi các thành phần và kết quả của từng phép tính, thực hiện phép tính…
- Giải toán có lời văn.
- Quan hệ giữa dm và cm.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ
Đặt tính rồi tính:
- HS làm bảng con.
32 + 43 = … 21 + 57 = …
96 - 42 = … 53 - 10 = …
32 21 96 53
43 57 42 10
75 78 54 43
- GV nhận xét chữa bài.
B. bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1:
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS nêu cách làm theo mẫu.
- Mẫu: 25 = 20 + 5
- 20 còn gọi là mấy chục ?
- 20 còn gọi là 2 chục.
- 25 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
- 25 gồm 2 chục và 5 đơn vị.
- Hãy viết các số trong bài thành tổng.
- HS làm bài trên bảng con.
62 = 60 + 2 39 = 30 + 9
99 = 90 + 9 85 = 80 + 5
Bài 2:
- 1 HS nêu yêu cầu
- Muốn tính Tổng ta làm thế nào ?
- Lấy các số hạng cộng với nhau.
- Muốn tính Hiệu ta làm thế nào ?
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- 2 HS lên bảng.
- Lớp làm trong SGK
a.
Số hạng
30
52
9
7
Số hạng
60
14
10
2
Tổng
90
66
19
9
b.
Số bị trừ
90
66
19
25
Số trừ
60
52
19
15
- GV nhận xét chốt lại bài
Hiệu
30
14
0
10
Bài 3: Tính
- 1 HS nêu yêu cầu bài, 1 HS lên bảng, lớp làm vào bảng con.
48
30
65
11
94
42
32
32
56
16
- GV nhận xét chốt lại bài.
78
54
52
64
40
Bài 4:
- Gọi HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì ?
- Cho biết chị và mẹ hái được 85 quả cam, mẹ hái 44 quả.
- Bài toán yêu cầu gì ?
- Tìm số cam chị hái
- Muốn biết chị hái bao nhiêu quả cam ta phải làm gì ? Tại sao ?
- Phép tính trừ, vì tổng số cam của mẹ và chị là 85 trong đó mẹ hái 44 quả.
- 1 HS lên bảng tóm tắt, 1HS giải, lớp làm vào vở.
Tóm tắt:
Chị và mẹ: 85 quả
Mẹ hái : 44 quả
Chị hái : … quả cam.
Bài giải:
Số cam chị hái được là:
85 – 44 = 41 (quả cam)
ĐS: 41 quả cam
- Giáo viên nhận xét chốt lại bài.
Bài 5:
- Yêu cầu HS tự làm sau đó đọc kết quả.
- HS làm bài:
1dm = 10cm
1cm = 1dm
3. Củng cố – dặn dò:
- GV chốt lại toàn bài.
- Dặn dò: Về nhà làm bài tập trong Vở BTT.
- Nhận xét tiết học.
Sinh hoạt lớp
Tiết 2:
Nhận xét chung kết quả học tập trong tuần
File đính kèm:
- jkdfhdaljgd;padk[paigpoadfpkag'ds;'ơg (21).doc