I. Mục đích yêu cầu
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ khó : hồi hộp, nức nở, ngạc nhiên, loay hoay,. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (cô giáo, Lan, Mai).
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGK : hồi hộp, loay hoay, ngạc nhiên.
- Hiểu nội dung : Khen ngợi Mai là một cô bé ngoan và biết giúp đỡ bạn.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ nội dung bài đọc SGK.
32 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 5 (Buổi 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
________________
Tiết 4 : Tự nhiên và xã hội
Cơ quan tiêu hoá
Mục tiêu
Sau bài học, HS có thể :
Chỉ đường đi của thức ăn, nói tên các cơ quan tiêu hoá trên sơ đồ.
Chỉ và nói tên một số tuyến tiêu hoá.
Có ý thức tập thể dục thường xuyên để cơ săn chắc.
Đồ dùng dạy học
Tranh vẽ cơ quan tiêu hoá phóng to, phiếu rời ghi tên các cơ quan tiêu hoá & tuyến tiêu hoá
Hoạt động dạy học
Kiểm tra bài cũ :Cần phải làm gì để xương cơ phát triển tốt ?(ăn uống đầy đủ, lao động vừa sức, tập luyện TDTT đều đặn)
Dạy bài mới : Khởi động : Trò chơi: Chế biến thức ăn
Bước 1 : GV hướng dẫn : Trò chơi gồm 3 động tác
Nhập khẩu:Tay phải đưa lên miệng ( đưa thức ăn)
Vận chuyển : Tay trái để phía dưới cổ rồi kéo dần xuống ngực ( thể hiện đường đi của thức ăn )
Chế biến : Hai bàn tay để trước bụng làm động tác nhào lộn ( thể hiện thức ăn được chế biến trong dạ dày & ruột non )
GV hô khẩu lệnh & cả lớp cùng làm động tác theo đúng khẩu lệnh.
Bước 2 : Tổ chức cho HS chơi :
Bắt đầu chơi : GV nói chậm
Sau đó GV nói nhanh dần : GV làm động tác nhưng không đúng
VD : Hô khẩu lệnh : “ Nhập khẩu”lại để tay xuống bụng , HS nào làm sai sẽ bị phạt - hát 1 bài.
Các em học được điều gì qua trò chơi này ?
Bước 1 : Làm việc theo cặp :
2 HS cùng quan sát H1 trong SGK trang 12( sơ đồ ống tiêu hoá, đọc chú thích & chỉ vị trí của miệng, thực quản dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn) trên sơ đồ
Thảo luận : Thức ăn sau khi vào miệng được nhai và nuốt đi đâu ?
Bước 2 : Làm việc cả lớp :
GV treo hình vẽ ống tiêu hoá phóng to lên bảng.
2 HS lên bảng, phát cho mỗi em 3 tờ phiếu rời viết tên các cơ quan của ống tiêu hoá & y/cầu HS gắn
2 HS thi xong xem ai gắn nhanh và đúng
Gọi một số HS khác lên chỉ & nói về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá
GV kết luận : Thức ăn vào miệng rồi đi xuống thực quản, dạ dày, ruột non & biến thành chất bổ dưỡng. ở ruột non các chất bổ dưỡng được thấm vào máu đi nuôi cơ thể, các chất bã được đưa xuống ruột già & thải ra ngoài.
Hoạt động 2 : Quan sát nhận biết các cơ quan tiêu hoá trên sơ đồ.
Bước 1 : GV giảng : Thức ăn vào miệng rồi đưa xuống thực quản, dạ dày, ruột non... & được biến thành chất bổ dưỡng đi nuôi cơ thể. Quá trình tiêu hoá thức ăn cần có sự tham gia của dịch tiêu hoá .
VD : Nước bọt do tuyến nước bọt tiết ra, mật do gan tiết ra, dịch tuỵ do tuỵ tiết ra. Ngoài ra còn có các dịch tiêu hoá khác. GVvừa nói và chỉ vào sơ đồ: Ta thấy có gan, túi mật ( chứa mật) & tuỵ
Bước 2 : Cả lớp quan sát H2 SGK trang 13 & chỉ đâu là tuyến nước bọt, gan, túi mật, tuy.
2 HS kể tên các cơ quan tiêu hoá
HS quan sát sơ đồ các cơ quan tiêu hoá, đọc chú thích và trả lời câu hỏi
GVKL : Cơ quan tiêu hoá gồm có miệng, thực quản dạ dày, ruột non & ruột già và các tuyến tiêu hoá như tuyến nước bọt, gan, tuỵ
Hoạt động 3 : Trò chơi : ghép chữ vào hình.
Bước 1 : phát mỗi nhóm 1 bộ tranh gồm hình vẽ các cơ quan tiêu hoá các phiếu rời ghi tên các cơ quan tiêu hoá.
Bước 2: GV yêu cầu HS gắn chữ vào bên cạnh các cơ quan tiêu hoá tương ứng cho đúng
Bước 3 : Các nhóm trưng bày sản phẩm
- GV nhận xét nhóm làm đúng & nhanh
3. Củng cố dặn dò:
- Nói tên các cơ quan tiêu hoá
________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 10 tháng 10năm 2008
Tiết 2 : Thể dục
10. động tác bụng - chuyển đội hình hàng ngang
thành đội hình vòng tròn và ngược lại
I. Mục tiêu
- Ôn 4 động tác : vươn thở, tay, chân, lườn, học mới động tác bụng. Yêu cầu thực hiện từng động tác tương đối chính xác, đúng nhịp, đúng phương hướng.
Học chuyển đội hình hàng ngang thành đội hình vòng tròn và ngược lại. Yêu cầu thực hiện động tác và trật tự hơn giờ trước.
Địa điểm và phương tiện
Địa điểm : trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập.
Phương tiện : 1 còi.
Lên lớp
1. Phần mở đầu (6-10 phút)
- GV nhận lớp, phổ biến yêu cầu nhiệm vụ bài học : 1 - 2 phút.
Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát : 1 – 2 phút.
Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên: 60 – 80 m
Ôn 4 động tác của bài thể dục phát triển chung : Mỗi động tác 2 x 8 nhịp, do cán sự lớp hoặc GV điều khiển.
2. Phần cơ bản (18-22 phút)
Chuyển đội hình hàng ngang thành đội hình vòng tròn và ngược lại :2, 3 lần.
Từ đội hình hàng ngang, GV dùng khẩu lệnh cho HS chuyển thành đội hình vòng tròn và ngược lại, tập chuyển đội hình hàng dọc thành vòng tròn. Sau đó cho HS đứng lại quay mặt vào tâm, giãn cách một sải tay để tập thể dục.
GV theo dõi, nhận xét và đánh giá.
Động tác bụng : 4 - 5 lần. GV vừa làm mẫu vừa hô nhịp để HS làm theo.
Ôn 5 động tác : vươn thở, tay, chân, lườn, bụng : 2 - 3 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
GV theo dõi nhận xét và đánh giá.
3. Phần kết thúc (4- 6 phút)
- Cúi người thả lỏng : 5 – 6 lần. Nhảy thả lỏng: 4 – 5 lần.
- GV cùng HS hệ thống bài.- Nhận xét và giao bài về nhà.
_______________________________
Tiết 2 : Tập làm văn
Trả lời câu hỏi
Đặt tên cho bài - luyện tập về mục lục sách.
Mục đích yêu cầu
Rèn kĩ năng nghe và nói :
Dựa vào tranh vẽ và câu hỏi, kể lại được từng việc thành câu, bước đầu biết tổ chức các câu thành bài và đặt tên cho bài.
Rèn kĩ năng viết :
Biết soạn một mục lục đơn giản.
Đồ dùng dạy học
Các hoạt động dạy học
Kiểm tra bài cũ : 2HS đóng vai Tuấn và Hà trong truyện “Bím tóc đuôi sam”, Tuấn nói vài câu xin lỗi Hà.
Dạy bài mới
Giới thiệu bài và ghi bảng
Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1 : Dựa vào tranh, trả lời câu hỏi :
HS đọc và nêu yêu cầu :
GV gạch chân các yêu cầu.
GV yêu cầu HS quan sát kĩ từng tranh, đọc lời nhân vật trong tranh.
GV gọi HS tiếp nối nhau lần lượt trả lời từng câu hỏi.
Bạn trai đang vẽ ở đâu ? (Bạn trai đang vẽ lên bức tường của trường học.)
Bạn trai nói gì với bạn gái ? (Mình vẽ có đẹp không ? / Bạn xem mình vẽ có đẹp không ?)
Bạn gái nhận xét như thế nào ? (Vẽ lên tường làm xấu trường lớp).
Hai bạn đang làm gì ? (Hai bạn cùng nhau quét vôi lại bức tường cho trắng như cũ.)
GV gọi một số HS trả lời toàn bộ các câu hỏi trong bài.
Nhận xét và bình chọn HS trả lời tốt nhất.
Bài 2 : Đặt tên cho câu chuyện của bài tập 1 :
HS đọc và nêu yêu cầu.
GV gọi HS phát biểu ý kiến.
GV nhận xét và KL các ý kiến đúng : Không vẽ lên tường/ Đẹp mà không đẹp/ Bảo vệ của công/...
Bài 3 : HS đọc và nêu yêu cầu : Đọc mục lục các bài ở tuần 6. Viết tên các bài tập đọc trong tuần ấy.
GV gạch chân yêu cầu.
GV yêu cầu HS mở mục lục tr 155, 156..
4, 5 HS đọc mục lục theo hàng ngang.
HS viết vào vở tên các bài tập đọc tuần 6 vào bảng.
GV gọi một số HS trình bày – Nhận xét & chữa bài.
Tuần/ Chủ điểm
Phân môn
Nội dung
Trang
6. Trường học
Tập đọc
Mẩu giấy vụn
48
Tập đọc
Ngôi trường mới
50
Tập đọc
Mua kính
53
Củng cố dặn dò:
GV nhận xét chung về tiết học.
Dặn HS về thực hành tra mục lục sách khi đọc truyện xem sách.
______________________________
Tiết 3: Âm nhạc
ôn bài hát : xoè hoa
Mục tiêu
Hát đúng giai điệu & lời ca.
Tập biểu diễn bài hát.
Chuẩn bị
Một vài động tác múa đơn giản, nhạc cụ,...
Các hoạt động dạy học
Kiểm tra bài cũ : Cả lớp hát lại bài : Xoè hoa(vừa hát vừa vỗ tay theo phách)
Dạy bài mới :
Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của bài học.
Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Ôn tập bài hát : Xoè hoa
HS hát luân phiên theo nhóm
Cả lớp hát kết hợp vận động phụ hoạ.
GV hướng dẫn HS biểu diễn trước lớp (đơn ca, tốp ca)
Hoạt động 2 : Hát kết hợp với trò chơi theo bài Xoè hoa
Trò chơi 1 : Nghe gõ tiết tấu đoán câu hát trong bài : GV gõ – HS đoán tiết tấu của câu hát có trong bài.
Trò chơi 2 : Hát giai điệu của bài bằng các nguyên âm : o, a, u, i,..
VD : Câu hát : “Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang” thay bằng : ò o ó o o o ó ò o o
VD : Câu hát : “Theo tiếng khèn tiếng sáo vang lừng” thay bằng : u ú ù u ú u ù.
GV cho HS theo dãy , bàn, cá nhân.
Nhận xét và sửa chữa.
Củng cố, dặn dò :
GV cho cả lớp biểu diễn bài hát Xoè hoa.
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS ôn lại bài Xoè hoa.
________________________________
Tiết 4 : Toán
Luyện tập
Mục tiêu
Giúp HS :
Củng cố cách giải bài toán về nhiều hơn (phương pháp giải & cách trình bày bài giải).
HS có kĩ năng giải toán thành thạo.
Các hoạt động dạy học chủ yếu
Kiểm tra bài cũ : HS lên bảng chữa bài 3 tr24
Dạy bài mới :
Giới thiệu bài & ghi bảng.
Thực hành :
Bài 1: GV có thể nêu bài toán : Có một cốc đựng 6 bút chì.Có một hộp bút (chưa biết là bao nhiêu bút chì). Biết trong hộp nhiều hơn trong cốc là 2 bút chì. Hỏi trong hộp có bao nhiêu bút chì ?
GV gợi ý để HS tóm tắt và trình bày bài giải.
Nhận xét và chữa bài.
Tóm tắt Bài giải
Cốc : 6 bút chì Số bút chì trong hộp có là :
Hộp nhiều hơn cốc : 2 bút chì 6 + 2 = 8 (bút chì)
Hộp : ... bút chì ? Đáp số : 8 bút chì.
GV củng cố : Muốn biết trong hộp có bao nhiêu bút chì ta làm thế nào ?
Bài 2 : HS đọc và nêu yêu cầu : Giải bài toán theo tóm tắt sau :
An có : 11 bưu ảnh
Bình nhiều hơn An : 3 bưu ảnh
Bình có : ... bưu ảnh ?
HS nhìn tóm tắt, tự nêu đề toán.
Muốn biết Bình có bao nhiêu bưu ảnh ta làm thế nào ?
HS lần lượt lên bảng làm.- Dưới lớp làm vào vở.
Nhận xét và chữa.
GV củng cố : Muốn biết Bình có bao nhiêu bưu ảnh ta lấy số bưu ảnh của An (11) + số bưu ảnh Bình nhiều hơn An (3).
Bài 3 : Giải bài toán theo tóm tắt sau :
15 người
Đội 1 : 2 người
Đội 2 :
? người
HS đọc và nêu yêu cầu.
HS nhìn vào tóm tắt, đọc lại đề toán.
Muốn biết đội 2 có bao nhiêu người ta làm thế nào ?
HS lên bảng giải – Cả lớp làm vào vở.
Nhận xét và chữa bài.
GV củng cố : Lấy số người đội 1 cộng với phần nhiều hơn.
Bài 4 : 2 HS đọc bài toán
Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
HS tóm tắt bài toán.
Muốn biết đoạn thẳng CD dài bao nhiêu ta làm thế nào ?
HS lên bảng giải – Cả lớp làm vào vở.
Nhận xét và chữa bài.
Bài giải
Đoạn thẳng CD dài là :
10 + 2 = 12 (cm)
Đáp số : 12 cm.
Vẽ đoạn thẳng CD dài 12 cm.- HS vẽ và nêu cách vẽ.
GV củng cố lại cách vẽ đoạn thẳng.
Củng cố, dặn dò :
GV cho HS nhắc lại cách giải bài toán về nhiều hơn.
GV nhận xét giờ học.
Dặn HS về hoàn thành bài và chuẩn bị bài sau.
_____________________________
File đính kèm:
- giao an lop 2 tuan 5(2).doc