I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 29 + 5( cộng có nhớ dưới dạng tính viết)
- Củng cố những hiểu biết về tổng, số hạng ;về nhận dạng hình vuông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- 3 bó 1 chục que tính và 14 que tính rời
26 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 984 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 4 Trường tiểu học Hùng Vương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Kết luận: Khi mang vật nặng làm đúng cách để không tổn hại đến cột sống.
4. Dặn dò: (3-5’)
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Về nhà: Học sinh thực hành theo bài học.
. HS chơi TC.
HS xếp thành 2 hàng dọc, mỗi em đội trên đầu 1 quyển sách sau đó đi quanh lớp rồi về chỗ, phải đi thẳng người, giữ đầu và cổ sao cho quyển sách không rơi xuống đất
- HS quan sát H1,2,3,4,5/10,11. Thảo luận nội dung từng hình.
- Đại diện một vài nhóm trình bày
- Thảo luận lớp
- Học sinh chơi
- Học sinh cổ vũ, nhận xét
********************
Thứ sáu ngày 14 tháng 9 năm 2012
Toán
Tiết 20 : 28 +5
I. Mục tiêu.
Giúp HS : Biết cách thực hiện phép cộng dạng 28 + 5( cộng có nhớ)
II. Đồ dùng dạy học
2 bó 1 chục que tính và 13 que tính rời.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu .
1. Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ (5’)
Tính:
8 + 5 = 8 + 7 =
5 + 8 = 7 + 8 =
- Đọc bảng cộng 8 với một số
2. Hoạt động 2: Dạy bài mới ( 15’)
Giới thiệu phép cộng 28 + 5
- Hướng dẫn HS thao tác với các que tính để tự tìm kết quả phép cộng 28 + 5
- GV thao tác, chốt kết quả đúng và cách tìm nhanh nhất.
28 + 5 = 33
- Hướng dẫn HS cách đặt tính và tính
- GV chốt cách đặt tính và tính như SGK
3. Hoạt dộng 3: Thực hành( 17’)
Bài 1/20
- Đọc yêu cầu bài tập
- HS làm bài
- Chữa, chốt KT:
Khi làm tính cộng có nhớ dạng 28 + 5, em cần lưu ý điều gì?( Phải nhớ 1 vào tổng các chục)
Bài 2/20:
- Đọc và xác định yêu cầu bài tập
- HS làm bài
- Chấm, chữa
- Chốt cách nhẩm.( Trong trường hợp HS lúng túng có thể cho HS đặt tính để tìm KQ)
Bài 3/20:
- Đọc bài toán
- HS làm bài
- Chấm, chữa, chốt KT: Kĩ năng giải bài toán có lời văn, phép tính giải của bài toán dạng 28 + 5
Bài 4/20
- Đọc và xác định yêu cầu bài tập
- HS làm bài
- Chốt: Các bước vẽ độ dài đoạn thẳng
*Dự kiến sai lầm HS thường mắc:
Bài 1: HS quên không nhớ 1 sang hàng chục
Bài 2: HS nối sót trường hợp
Bài 4: Vẽ độ dài đoạn thẳng chưa chính xác
3. Hoạt động 4: Củng cố (3’)
Bài tập trắc nghiệm củng cố cách đặt tính và tính dạng 28 + 5
- Làm bảng con
- 1 vài em đọc
- HS thao tác tìm kết quả
- HS nêu cách tìm ra kết quả bằng que tính :
. Đếm
. 28 thêm 2 bằng 30, 30 và 3 là 33 que tính.
- HS đặt tính và tính kết quả vào bảng con
- HS nêu lại cách đặt tính
- HS nêu cách tính
- Nhiều HS nêu lại cách tính
- Đọc thầm và nêu yêu cầu
- Làm bảng con + SGK
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài vào SGK
- HS đọc kết quả vừa nối
- 1 HS đọc to- Lớp đọc thầm
- HS làm bài vào vở + 1 HS làm bảng phụ
- HS nêu yêu cầu
- HS làm vở
* Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………….......
……………………………………………………………………………………. ….
…………………………………………………………………………………………
**********************
Chính tả ( nghe viết)
Trên chiếc bè
I. Mục đích yêu cầu :
1. Nghe viết chính xác một đoạn trong bài "Trên chiếc bè", biết trình bày bài.
2. Củng cố quy tắc chính tả với iê/yê…làm đúng bài tập phân biệt cách viết các phụ âm đầu d/ r/gi; ân/ ang.
II. Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ(2- 3’)
- GV đọc- HS viết: giúp đỡ, nhảy dây, bờ rào
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1- 2’)
b. Hướng dẫn nghe viết (10-12’)
- GV đọc mẫu bài
- Trong bài viết có chữ nào viết hoa ? Vì sao ?
- Tập viết chữ ghi tiếng khó :
GV đưa từ khó: Dế Trũi, say ngắm, ghép, nước, trôi.
-GV xoá bảng- GV đọc
c- Viết vở (13-15’)
- Lưu ý tư thế ngồi viết
- Đọc cho HS viết
d. Chấm, chữa bài (3-5’)
- GV đọc kết hợp chữa lỗi
- Chấm - chữa bài : 7- 9 bài
e. Hướng dẫn bài tập chính tả (7’)
* Bài 2/37: Tìm từ:
- Đọc và xác định yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn HS làm bài
- GVchấm, nhận xét.
- Củng cố lại cho HS qui tắc chính tả iê/yê.
* Bài 3/a/37:
- Đọc và xác định yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn HS làm bài : Phân biệt bằng cách tìm tiếng, ghép với tiếng in đậm => từ có nghĩa =>phân biệt nghĩa
- GV+ lớp nhận xét, chốt đáp án đúng.
=> Để viết đúng các em cần phân biệt và hiểu nghĩa các từ .
3. Củng cố - dặn dò (3’)
- NX tiết học
- Chuẩn bị bài sau
- Viết bảng con
- HS đọc thầm theo.
- Chữ đầu bài, đầu câu ,tên riêng
- HS đọc và phân tích tiếng khó
- HS viết bảng con
- HS ngồi đúng tư thế
- HS viết bài
- HS soát lỗi - HS chữa lỗi, thống kê lỗi
- HS đọc yêu cầu- lớp đọc thầm
- HS thực hiện yêu cầu bài vào vở+ 1 HS làm bảng phụ
- HS đọc yêu cầu, nội dung bài Lớp đọc thầm.
- HS suy nghĩ trả lời miệng
…………………………………………………………………………………….......
……………………………………………………………………………………. ….
…………………………………………………………………………………………
**********************
Tập làm văn
Cảm ơn , xin lỗi
I. Mục đích yêu cầu :
1. Rèn kĩ năng nghe và nói :
- Biết nói lời cảm ơn , xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Biết nói 3, 4 câu về nội dung mỗi bức tranh trong đó có dùng lời cảm ơn, xin lỗi thích hợp.
2. Rèn kĩ năng viết : Viết được những điều vừa nói thành đoạn văn.
II. Đồ dùng dạy học .
- Tranh minh hoạ bài tập 3
III. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- HS kể lại nội dung chuyện Gọi bạn
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1- 2')
b. Hướng dẫn làm bài tập (30 - 32')
* Bài 1/38: Nói lời cảm ơn (6-7’)
- Đọc và xác định yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn HS làm bài
. Khi bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa em nói lời cảm ơn như thế nào?
- Khi nói lời cảm ơn người khác em cần có thái độ như thế nào?
- Tương tự tình huống b,c yêu cầu HS thảo luận nhóm.
- HS, GV nhận xét.
=> Chốt : Khi nhận sự giúp đỡ của người khác em cần nói lời cảm ơn cho lịch sự, lễ phép và có thái độ phù hợp với từng tình huống.
* Bài 2/38: Nói lời xin lỗi (5-7’)
- Đọc và xác định yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn HS làm bài
- HS, GV nhận xét.
- Thái độ khi nói lời xin lỗi có gì khác khi nói lời cảm ơn?
=> Khi mắc lỗi em cần biết nhận lỗi, xin lỗi một cách thành thật.
* Bài 3/38: (8-10’)
- Đọc và xác định yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn HS làm bài
(GV có thể gợi ý :Ví dụ: Tranh vẽ gì? Vì sao bạn gái được nhận con gấu? Bạn gái sẽ nói gì khi được tặng? Thái độ của bạn ra sao?...)
- HS,GV nhận xét, sửa
=> Trong mỗi tình huống cụ các em đã biết nói lời cảm ơn, xin lỗi...
* Bài 4/38 :(8- 10’)
- Đọc và xác định yêu cầu bài tập
- GV giúp HS nắm chắc yêu cầu bài.
- Em dùng dấu câu gì sau những lời cảm ơn, xin lỗi?
- G chấm, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò (3-5’)
- NXtiết học
- Thực hành nói cảm ơn , xin lỗi với thái độ lịch sự, chân thành
- 2 HS kể
- 2 HS đọc yêu cầu, nội dung bài - cả lớp đọc thầm .
- 3 – 4 HS nêu
- lịch sự, chân thành
- Thảo luận nhóm đôi
- Trình bày bài làm: 1HS đọc to tình huốngđ 1HS nói lời cảm ơn cho từng tình huống theo nhóm
- 2 HS đọc yêu cầu, nội dung bài- cả lớp đọc thầm
- HS thảo luận nhóm theo từng tình huống
- 1HS đọc to từng tình huốngđ1 HS nói lời xin lỗi cho từng tình huống theo nhóm
- Cần có thái độ thành khẩn
- 2 HS đọc yêu cầu- cả lớp đọc thầm .
- HS quan sát và nêu nội dung từng tranh + xác định tranh nào cần nói lời cảm ơn (xin lỗi)
- HS quan sát kĩ từng tranh nói 3,4 câu phù hợp với nội dung tranh
- HS trình bày bài trước lớp
- 1 HS đọc yêu cầu bài- lớp đọc thầm.
- HS làm bài vào vở
…………………………………………………………………………………….......
……………………………………………………………………………………. ….
…………………………………………………………………………………………
**********************
Hoạt động tập thể
Học an toàn giao thông
bài 2: Em tìm hiểu đường phố
I- Mục tiêu:
- Học kể tệ một số đường phố nơi em ở hoặc đường phố mà em biết
- H biết được sự khác nhau của đường phố, ngõ, ngã ba…
- Nhớ tên và nêu được các đặc điểm của đường phố.
- H nhận biết dược các đặc điểm cơ bản về đường an toàn và không an toàn.
- Thực hiện đúng quy định đi trên đường phố.
- H biết các đường phố ở phường Hùng Vương.
- Giáo dục các em biết về truyền thống của trường Hùng Vương.
II- Chuẩn bị: Tranh vẽ các loại đường phố.
III- Các loại hoạt động chính:
*Hoạt động1: Kiểm tra, giới thiệu bài mới:
+MT: H nhớ lại tên đường phố nơi mình ở và nói về các và nói về các hành vi an toàn của người đi bộ.
+ CTH: KT bài cũ: Khi đi bộ trên đường phố, em thường đi ở đâu để được an toàn? Giới thiệu bài, ghi tên bài.
* Hoạt động2: Tìm hiểu đặc điểm, đường phố mà em đang ở.
- MT: + Mô tả được đặc điểm chính của đường nơi em đang ở.
+ Kể tên và mô tả một số đuờng phố em thường đi qua.
- CTH: + Chia nhóm (4,5 HS) – G phát phiếu các câu hỏi (SGV/16,17)
+ Các nhóm thảo luận.
+ Đaịdiện nhóm lên trình bày (các nhóm lên bổ sung ý kiến)
- Kết luận: Các em cần nhớ tên đường phố nơi em ở và những đặc điểm đường, phố, em đi học. Khi đi trên đường phải cẩn thận (đi trên vỉa hè - nếu đi bộ phải quan sát kỹ trên đường).
* Hoạt động3: Tìm hiểu đường phố an toàn và chưa an toàn.
- MT: H phân biệt những đặc điểm an toàn hay chưa an toàn trên đường phố.
- CTH: + Chia nhóm (4,5 HS) giao cho mỗi nhóm 1 bức tranh (SGK)
+ Các nhóm thảo luận.
+ Đại diện nhóm trình bày thảo luận (các nhóm khác bổ sung).
- Kết luận: Đường phố là nơi đi lại của nhiều người. Có đường phố an toàn và đườmg phố chưa an toàn (dễ sảy ra tai nạn giao thông). Vì vậy, khi đi học, đi chơi các em nên nói Bố, Mẹ đưa đi và đi trên những con đường an toàn. Nếu đi bộ, phải đi trên vỉa hè.
*Hoạt động4: Trò chơi nhớ tên phố:
- MT: Kể tên và nhớ lại một số đường phố mà em thường đi qua.
- Tổ cho 3 đội chơi (mỗi đội 4 em) thi ghi tên đường phố mà em biết.
- 3 đội, mỗi đội lần lượt từng em lên viết tên đường phố mà em biết, không viết trùng lặp (nhận xét – bổ sung)
- Đội nào viết đúng, viết nhiều tên các đường phố lớn thì thắng cuộc.
- Kết luận:
- Cần nhớ tên đường phố và phân biệt đường phố AT và không AT.
- Khi đi trong ngõ hẹp cần tránh xe đạp và xe máy.
- Khi đi trên đường phố cần đi cùng Cha, Mẹ hoặc người lớn.
IV- Củng cố:
- H đọc ghi nhớ SGK
Cần nhớ: Tên các đường phố em thường đi hoặc gần nơi em
**********************
Ngày tháng năm2012
Khối trưởng
Nguyễn Thị Hồng Lựu
Phần kiểm tra của ban giám hiệu
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Hue2a1- t4.doc