Giáo án Lớp 2 Tuần 30 Trường Tiểu học Trần Tống

I/Mục tiêu :

- Sinh hoạt sao nhi đồng theo chủ điểm "Chăm làm"

II/Nội dung sinh hoạt

Bước 1. Ổn định tổ chức sao

Lớp trưởng hướng dẫn : Lớp tập họp 3 hàng dọc

- Lớp điểm số từ 1 đến hết

- Lớp trưởng báo cáo với GVCN để cho phép tiến hành sinh hoạt

- Bắt hát tập thể Nhi đồng ca ( Nhanh bước nhanh nhi đồng)

- Lớp trưởng đọc khẩu hiệu đội : Vâng lời Bác Hồ dạy "Sẵn sàng" Lớp đồng thanh Sẵn sàng

- Lớp trưởng cho lớp tiến hành sinh hoạt sao

- Sao trưởng mỗi sao: Hướng dẫn sao mình tập họp 1 vòng tròn vừa đi vừa hát bài Sao vui của em

 

doc16 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 30 Trường Tiểu học Trần Tống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
d (BT1)vào VBT. HĐ2 Củng cố - dặn dò: Qua mẩu chuyện về Bác Hồ, em rút ra bài học gì cho mình? nghe. HS kể lại câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương - TLCH - HS nêu yêu cầu bài tập 1 - Quan sát tranh và nói về nội dung tranh: Bác Hồ và mấy chiến sĩ đứng bên bờ suối . Dưới suối , một chiến sĩ đang kê lại hòn đá bị kênh. - Nghe kể chuyện, quan sát tranh, đọc các câu hỏi dưới tranh. - Nghe kể chuyện kết hợp quan sát tranh. - Nghe kể chuyện. HS sát trả lời: - Bác Hồ và các chiến sĩ đi công tác. - Khi qua một con suối có những hòn đá bắc thành lối đi, một chiến sĩ sẩy chân ngã vì có một hòn đá bị kênh. - Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc để người khác qua suối không bị ngã nữa. - Bác rất quan tâm tới mọi người. Bác quan tâm tới anh chiến sĩ, xem anh ngã có đau không, Bác còn cho kê lại hòn đá để những người đi sau khỏi ngã. - Đọc yêu cầu bài tập.Viết câu trả lời. VD: Câu chuyện Qua suối cho ta thấy Bác Hồ sống rất giản dị. Đi công tác, Bác cũng đi bộ như các chiến sĩ. Bác rất quan tâm tới mọi người. Bác quan tâm tới anh chiến sĩ, xem anh ngã có đau không, Bác còn cho kê lại hòn đá cho những người đi sau khỏi ngã. -Làm việc gì cũng phải nghĩ tới người khác. / Cần quan tâm đến mọi người xung quanh./ … Luyện Tiếng Việt: LUYỆN TẬP NGHE -TRẢ LỜI CÂU HỎI Mục tiêu: - Luyện tập nghe và trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện “Qua suối”. - Luyện viết câu trả lời cho câu hỏi “ Câu chuyện Qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ”? - Tập kể lại cả câu chuyện. Tập viết: CHỮ HOA M ( kiểu 2) I/ Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa M - kiểu 2 ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng : Mắt (1 dòng cỡ vừa, 1dòng cỡ nhỏ), Mắt sáng như sao (3 lần). II/ Đồ dùng dạy học: Mẫu chữ M hoa kiểu 2 III/Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Bài cũ: Cho HS viết chữ A, Ao trên bảng con. 1HS lên bảng. 2.Bài mới: HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa Hướng dẫn quan sát và nhận xét. Hướng dẫn cách viết: +Nét 1: ĐB trên ĐK 5, viết nét móc hai đầu bên trái( hai đầu đều lượn vào trong). DB ở ĐK 2. +Nét 2: từ điểm DB của nét 1, lia bút lên đoạn nét móc ở ĐK 5, viết tiếp nét móc xuôi trái, DB ở ĐK 1. + Nét 3: từ điểm DB của nét 2 , lia bút lên đoạn nét móc ở ĐK 5, viết nét lượn ngang rồi đổi chiều bút, viết tiếp nét cong trái, DB ở ĐK 2. - GV vừa viết mẫu vừa nhắc lại cách viết. HĐ2: Hướng dẫn cách viết cụm từ ứng dụng 1.Giới thiệu cụm từ ứng dụng: Mắt sáng như sao. Tả vẻ đẹp của đôi mắt to và sáng. 2.Hướng dẫn HS quan sát nhận xét. 3. Hướng dẫn HS viết chữ Mắt vào b/c HĐ3: Hướng dẫn viết vào vở TV GV thu vở chấm nhận xét HĐ4.Củng cố, dặn dò: HS viết bảng con chữ A, Ao. 1HS lên bảng. Chữ hoa M hoa kiểu 2 cỡ vừa cao 5 li, gồm 3 nét là một nét móc hai đầu, một nét móc xuôi trái và một nét là kết hợp của các nét cơ bản lượn ngang, cong trái. - HS quan sát - HS viết B/C Đọc: Mắt sáng như sao. -Nhận xét về độ cao các chữ cái, khoảng cách các chữ, cách đánh dấu ghi thanh, cách nối nét. -Viết chữ Mắt trên b/c -HS viết vào vở TV - HS khá giỏi viết cả bài Kể chuyện: AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG I/ Mục tiêu: - Dựa theo tranh kể được từng đoạn câu chuyện. - HS khá, giỏi biết kể lại cả câu chuyện (BT2); kể lại dược đoạn cuối theo lời của bạn Tộ - GD KNS: Tự nhận thức - Ra quyết định II/ Đồ dùng dạy học: 3 tranh minh hoạ truyện trong SGK III/ Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Bài cũ: GV cho HS nối tiếp nhau kể lạicâu chuyện : Những quả đào+ TLCH : Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao? 2.Bài mới: HĐ1: Kể từng đoạn theo tranh Yêu cầu HS quan sát tranh nêu nội dung từng tranh - Kể trong nhóm - HS nối tiếp kể 3 đoạn HĐ2: Kể lại toàn bộ câu chuyện (HS khá, giỏi) HĐ3: Kể lại đoạn cuối câu chuyện (HS khá, giỏi) * Hướng dẫn: Kể lại được đoạn cuối câu chuyện đúng theo lời bạn Tộ, các em phải: -Tưởng tượng chính mình là Tộ, nói lời của Tộ, suy nghĩ của Tộ. -Khi kể phải xưng “ tôi”. Từ đầu đến cuối câu chuyện phải nhớ mình là Tộ… HĐ3.Củng cố- dặn dò: - Qua câu chuyện này em học được đức tính gì tốt của Tộ ? HS nối tiếp nhau kể lạicâu chuyện : Những quả đào+ TLCH HS quan sát nêu nội dung từng tranh + Tranh 1: Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng. Bác đi giữa đoàn HS, nắm tay hai em nhỏ. + Tranh 2: Bác Hồ đang trò chuyện, hỏi han các em HS. + Tranh 3: Bác xoa đầu khen bạn Tộ ngoan, biết nhận lỗi. -HS kể trong nhóm -Đại diện 3 nhóm lên nối tiếp kể 3 đoạn - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS khá, giỏi thi kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp. - Đọc yêu cầu bài tập - HS khá, giỏi kể đoạn cuối câu chuyện. VD: Khi Bác Hồ chia kẹo cho tôi, tôi xấu hổ không dám nhận. Tôi khẽ thưa với Bác: “ Thưa Bác, hôm nay cháu không vâng lời cô. Cháu chưa ngoan nên không được ăn kẹo của Bác. “ Không ngờ Bác lại nhìn tôi cười rất trìu mến. Bác xoa đầu tôi và bảo : “Cháu biết nhận lỗi như thế là ngoan lắm! cháu vẫn được ăn kẹo như các bạn khác.” … - Em học được đức tính thật thà, dám dũng cảm nhận lỗi của Tộ. Chính tả: CHÁU NHỚ BÁC HỒ I/ Mục tiêu: - Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát. - Làm được bài tập (2) a / b, hoặc bài tâp (3) a / b II/ Đồ dùng dạy - học: Viết sẵn nội dung các bài tập lên bảng lớp. III/Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Bài cũ: Cho HS viết 3 tiếng bắt đầu bằng ch , 3 tiếng bắt đầu bằng tr. 2.Bài mới: HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết - GV đọc bài chính tả. - Yêu cầu HS nêu nội dung bài thơ. -Tìm những từ phải viết hoa trong bài chính tả… - Hướng dẫn HS luyện viết những chữ khó -GV đọc cho HS viết bài vào vở -Hướng dẫn HS chấm, chữa bài. HĐ2: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 2: Điền vào chỗ trống : a) Ch hay tr? b) êt hay êch? Bài tập 3: Tổ chức trò chơi thi đặt câu nhanh với từ chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ ch hoặc chứa tiếng có vần êt / êch Tương tự với b) HĐ3 Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà viết lại vài lần cho đúng những chữ còn mắc lỗi trong bài chính tả. 2 HS lên bảng, các HS khác viết trên bảng con. - 3HS đọc lại bài thơ. -Bài thơ nói lên tình cảm mong nhớ Bác Hồ của bạn nhỏ sống trong vùng địch chiếm khi nước ta còn bị chia cắt hai miền. - Những chữ cái đứng đầu dòng thơ, đứng đầu mỗi tiếng trong tên riêng. - HS viết bảng con: bâng khuâng, chòm râu, trăng sáng, vầng trán, ngẩn ngơ, … HS viết bài vào vở - HS dùng bút chì chấm, chữa bài - Nêu yêu cầu bài tập. - 2HS lên bảng làm bài, các HS khác làm VBT a) chăm sóc, một trăm, va chạm, trạm y tế. b) Ngày tết, dấu vết, chênh lệch, dệt vải. HS nêu yêu cầu bài tập 3. Thực hiện trò chơi: VD: a) HS1 nói: trăng HS2: Trăng đêm nay sáng quá. HS3: Ai cũng thích ngắm trăng. HS4: Trăng trung thu là trăng đẹp nhất. Thứ sáu ngày 12 tháng 4 năm 2013 Toán: PHÉP CỘNG ( KHÔNG NHỚ ) TRONG PHẠM VI 1000 I/Mục tiêu: - Biết cách làm tính cộng ( không nhớ ) các số trong phạm vi 1000. - Biết cộng nhẩm các số tròn trăm. II/Đồ dùng dạy học: Các hình vuông to, hình vuông nhỏ, các hình chữ nhật như ở bài học III/Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Bài cũ: GV cho HS làm bài tập 2,3/155 2.Bài mới : HĐ1: Cộng các số có ba chữ số GV nêu nhiệm vụ tính: 326 + 253 = ? * Thể hiện bằng đồ dùng trực quan -Số thứ nhất: Gắn các hình vuông to, các hình chữ nhật và các hình vuông nhỏ. -Số thứ hai : (tương tự) tương ứng với số. -Để thể hiện cộng hai số này, ta gộp lại Kết quả được tổng .Tổng này có mấy trăm mấy chục mấy đơn vị? -Hướng dẫn cách đặt tính: Viết trăm dưới trăm, chục dưới chục, đơn vị dưới đơn vị. Tính cộng từ phải sang trái - Đơn vị cộng đơn vị, chục cộng chục, trăm cộng trăm HĐ2: Hướng dẫn thực hành Bài1 Tính: cột 1, 2, 3 (cột 5,6 HS K-G) Trường hợp cộng số có ba chữ số với số có hai chữ số, khi tới hàng trăm thì chỉ việc hạ chữ số hàng trăm xuống kết quả. Bài 2:. (a) HS khá giỏi câu b a) 832 + 152; 257 + 321; b) 641 + 307; 936 + 23; Bài 3: Tính nhẩm ( theo mẫu ): a)200 + 100 = 300 b) 800 + 200 =1000 HĐ3.Củng cố, dặn dò - Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 326 + 253 - 2HS lên bảng làm bài. HS quan sát trả lời -Số thứ nhất: Gắn 3 hình vuông to, 2 hình chữ nhật và 6 hình vuông nhỏ. -Số thứ hai : : Gắn 2 hình vuông to, 5 hình chữ nhật và 3 hình vuông nhỏ. -Tổng này có 5 trăm 7 chục 9 đơn vị - HS nhắc lại cách đặt tính, cách thực hiện phép tính, rồi thực hiện trên bảng con. -HS nêu yêu cầu bài tập -3HS làm bảng - lớp làm trên bảng con. - HS nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính - 1HS lên bảng, các HS khác làm vào vở. - HS nêu yêu cầu bài 3. - 3HS lên bảng, các HS khác làm vào vở. Luyện Toán: LUYỆN TẬP I/Mục tiêu: - Biết mi-li-mét là đưn vị đo độ dài. - Luyện đọc, viết kí hiệu, thực hành đo độ dài với đơn vị mi-li-mét. Tập ước lượng độ dài theo đơn vị cm, mm. - Nắm được mối quan hệ giữa mm với các đơn vị đo độ dài cm,m. II/Các hoạt động dạy và học: Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2,3 trang 87 sách thực hành toán 2 Hoạt động tập thể : SINH HOẠT LỚP I.Mục tiêu : - Tổng kết, đánh giá các hoạt động trong tuần 30 - Kế hoạch tuần 31 II.Nội dung sinh hoạt: - Hát tập thể Nêu lí do Đánh giá các mặt học tập tuần qua : học tập, nề nếp, vệ sinh, giờ ra vào lớp Các tổ trưởng lên nhận xét đánh giá. Các lớp phó phụ trách lần lượt lên đánh giá Lớp phó học tập ( hồ sơ kèm theo) Lớp phó lao động ( hồ sơ kèm theo) Lớp phó văn thể mĩ ( hồ sơ kèm theo) Lớp trưởng tổng kết xếp loại chung * GV chủ nhiệm nhận xét chung: Học tập: Giờ học phát biểu sôi nổi. Các em ý thức được trong việc rèn chữ giữ vở. -Nề nếp: +Xếp hàng thẳng, nhanh, ngay ngắn. + Hát văn nghệ đầu giờ, sôi nổi, vui tươi. -Vệ sinh: +Vệ sinh cá nhân tốt + Lớp sạch sẽ, gọn gàng. + Trực nhật VS khu vực đảm bảo III. Kế hoạch tuần 31 - Dạy và học chương trình tuần 31 - Tiếp tục duy trì và ổn định nề nếp học tập - Duy trì kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu. - Ôn luyện các bài hát múa tập thể theo kế hoạch. - Thực hiện trò chơi dân gian, chăm sóc khu di tích lịch sử miếu Thừa Bình. - Nộp các khoản tiền còn lại (em linh)

File đính kèm:

  • docgiao an tuan 30.doc
Giáo án liên quan