I/ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc lưu loát được cả bài.
- Đọc đúng các từ ngữ khó: tấm lòng, chẳng bao lâu, giỏi, vẫn thèm, trải bàn, thốt lên.
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Biết thể hiện tình cảm các nhân vật qua lời đọc.
II/ Rèn kĩ năng đọc -Hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ :cái vò, hài lòng, thơ dại, thốt .
- Hiểu nội dung bài: Nhờ những quả đào, người ông biết được tính nết của từng cháu mình. Ông rất vui khi thấy các cháu đều là những đứa trẻ ngoan, biết suy nghĩ, đặc biệt ông rất hài lòng về Việt, vì em là người có thấm lòng nhân hậu
27 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1086 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 29 Năm 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vở .
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
Một số HS nhắc lại cách so sánh :số có 3 chữ số, các số trong phạm vi 1000.
GV nhận xét tiết học , tuyên dương .
----------------------------------------------------------
Ngày soạn :6.4.2009 Ngày giảng : Thứ sáu, ngày10 tháng 4 năm 2009.
CHÍNH TẢ : HOA PHƯỢNG
A/ MỤC TIÊU :
Nghe và viết lại đúng chính xác bài thơ Hoa phượng.
Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt: s/x, in/inh.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Tranh minh hoạ bài thơ.
Bảng phụ ghi sẵn các bài tập chính tả .
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt đông học
I/ KTBC :
+ Gọi 2 HS lên bảng. Yêu cầu HS nghe và viết lại các từ mắc lỗi của tiết trước.
+ Nhận xét sửa chữa.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng.
2/ Hướng dẫn viết chính tả:
a/ Ghi nhớ nội dung
GV treo bảng phụ và đọc bài một lượt
+ Bài thơ cho ta biết điều gì?
+ Tìm và đọc những câu thơ tả hoa phượng?
b/ Hướng dẫn cách trình bày
+ Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy câu thơ? Mỗi câu thơ có mấy chữ?
+ Các chữ đầu câu viết như thế nào?
+ Trong bài thơ những dấu câu nào được sử dụng?
+ Giữa các khổ thơ viết như thế nào?
c/ Hướng dẫn viết từ khó
+ Cho HS đọc,viết các từ khó.
+ Theo dõi, nhận xét và chỉnh sữa lỗi sai.
d/ GV đọc cho HS viết bài, sau đó đọc cho HS soát lỗi.
GV thu vở chấm điểm 10 bài và nhận xét
3/ Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2:
+ Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
+ Yêu cầu HS tự làm bài.
+ Nhận xét chữa bài và ghi điểm.
Cả lớp viết ở bảng con.
+ Viết các từ: tình nghĩa, tin yêu, xinh đẹp, xin học, mịn màng, bình minh..
Nhắc lại tựa bài.
2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo.
+ Bài thơ tả hoa phượng.
Hôm qua còn lấm tấm
Chen lẫn màu lá xanh
Sáng mai bừng lửa thẫm
Rừng rực cháy trên cành
. . .Phượng mở nghìn mắt lửa,
. . .Một trời hoa phượng đỏ
+ Bài thơ có 3 khổ thơ. Mỗi khổ có 4 câu thơ. Mỗi câu thơ có 5 chữ.
+ Viết hoa.
+ Dấu phẩy, dấu chấm, dấu gạch ngang ...
+ Để cách 1 dòng.
+ Đọc và viết các từ : chen lẫn, lửa thẫm, mắt lửa, rừng rực.
Viết bài vào vở, sau đó soát bài và nộp bài.
+ Đọc yêu cầu:
+ 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
Hôm nay, học chính tả bài gì?
Dặn về nhà viết lại các lỗi sai và chuẩn bị tiết sau
GV nhận xét tiết học.
TẬP LÀM VĂN :
ĐÁP LỜI CHIA VUI – CÂU HỎI.
A/ MỤC TIÊU :
Biết đáp lại lời chia vui cùng người khác bằng lời của mình.
Biết nghe kể và trả lời câu hỏi về chuyện Sự tích hoa dạ lan hương.
Biết nghe và nhận xét lời đáp, nhận xét câu trả lời của bạn.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Câu hỏi gợi ý bài tập 2 trên bảng phụ.
Bài tập 1 viết trên bảng lớp.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Gọi 2 HS lên bảng thực hành hỏi – đáp lời cảm ơn theo các tình huống bài tập 1 tiết trước.
+ Nhận xét và ghi điểm.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
1/ G thiệu: GV giới thiệu và ghi bảng
2/ Hướng dẫn làm bài:
Bài 1:
+ Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Yêu cầu HS đọc các tình huống được đưa ra trong bài.
+ Gọi 1 HS đọc tình huống 1.
+ Khi tặng hoa chúc mừng sinh nhật em, bạn em có thể nói như thế nào?
+ Em sẽ đáp lại lời chúc mừng của bạn ra sao?
+ Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống này.
+ Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận với nhau để đóng vai thể hiện 2 tình huống còn lại của bài
+ Gọi 1 số lên bảng trình bày.
+ Nhận xét
Bài 2 :
+ Yêu cầu HS đọc đề bài, hướng dẫn xác định yêu cầu sau đó kể chuyện 3 lần.
+ 2 HS thực hành.
+ Nhắc lại tựa bài.
+ Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau.
+ Đọc các tình huống.
+ 1 HS đọc lại tình huống 1.
+ Nhiều HS được lên thực hành nói.
+ Nhận xét .
+ Nhiều HS được nói lời đáp lại.
+ 2 HS lên bảng thực hành nói và đáp lại
+ HS làm việc theo nói và đáp trước lớp .
+ 3 đến 5 cặp HS trình bày
+ Nhận xét.
+ Đọc đề bài
Sự tích hoa dạ lan hương
Ngày xưa, có một ông lào thấy một cây hoa bị vứt lăn lốc ở ven đường, bèn đem về nhà trồng. Nhờ ông hết lòng chăm bón, cây hoa sống lại. Rồi nó nở những bông thật to và lộng lẫy để tỏ lòng biết ơn ông. Nhưng ban ngày ông lão bận, làm gì có thời gian để ngắm hoa.
Hoa bèn xin Trời đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão tốt bụng. Cảm động trước tấm lòng của hoa, Trời biến nó thành một loài hoa nhỏ bé, sắc màu không lộng lẫy nhưng toả hương thơm nồng nàn vào ban đêm. Đó là hoa dạ lan.
Theo Trần Hoài Dương
+ Hỏi: Vì sao cây hoa biết ơn ông lão?
+ Lúc đầu cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nào?
+ Về sau, cây hoa xin Trời điều gì?
+ Vì sao trời lại ban cho hoa có hương vào ban đêm?
+ Yêu cầu HS hỏi đáp theo các câu hỏi trên
+ Gọi 1 HS kể lại câu chuyện.
+ Nhận xét ghi điểm.
+ Vì ông lão đã cứu sống cây hoa và hết lòng chăm sóc nó.
+ Cây hoa nở những bông hoa thật to và lộng lẫy để tỏ lòng biết ơn ông lão.
+ Cây hoa bèn xin Trời đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão.
+ Trời ban cho hoa có hương về ban đêm vì ban đêm là lúc yên tĩnh, ông lão không phải làm việc nên có thể thưởng thức hương thơm của hoa.
+ Một số cặp HS trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
+ 1 HS kể, cả lớp cùng theo dõi.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Vừa học xong bài gì?
Dặn về nhà thực hành nói và đáp lời chia vui lịch sự, văn minh.
- Dặn HS về chuẩn bị tiết sau. GV nhận xét tiết học.
TOÁN : MÉT
A/ MỤC TIÊU :
Giúp HS:.
Biết được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị đo độ dài mét (m).
Làm quen với thước mét.
Hiểu được mối quan hệ giữa mét (m) với đêximet (dm), với xăngtimet (cm).
Thực hiện với các phép tính cộng trừ với đơn vị đo độ dài mét.
Bước đầu tập đo độ dài và tập ước lượng độ dài theo đơn vị mét.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Thước mét, phấn màu.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Kiểm tra HS đọc và viết các số tròn trăm, so sánh các số tròn
+ GV nhận xét cho điểm .
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng
2.1/ Giới thiệu mét (m).
+ Đưa ra một chiếc thước mét, chỉ cho HS thấy rõ vạch 0, vạch 100 và giới thiệu. Độ dài từ vạch 0 đến vạch 100 là 1 mét.
+ Vẽ đoạn thẳng dài 1 mét lên bảng và giới thiệu: Đoạn thẳng này dài 1 mét. Viết tắt: 1m
+ Yêu cầu dùng thước 1dm để đo độ dài đoạn thẳng trên và nêu dài bao nhiêu dm?
+ Giới thiệu : 1m bằng 10dm và viết lên bảng: 1m = 10dm.
+ Yêu cầu HS quan sát thước và hỏi: 1m dài bằng bao nhiêu xăngtimet?
+ Nêu: 1m dài bằng 100 xăngtimet và viết lên bảng: 1m = 100cm.
+ Yêu cầu cả lớp đọc ở SGK và đọc lại phần bài học.
+ Một số HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
Nhắc lại tựa bài.
+ Một số HS lên bảng thực hành đo độ dài và nêu : 10dm.
+ Đọc: 1 mét bằng 10 đeximet.
+ 1 mét dài bằng 100 xăngtimet.
+ HS đọc: 1 mét bằng 100 xăngtimet.
+ Cả lớp đọc đồng thanh.
3/ Luyện tập – thực hành
Bài 1:
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Viết lên bảng: 1m = . . .cm và hỏi: Điền số nào vào chỗ trống? Vì sao?
+ Yêu cầu HS tự làm bài.
+ Nhận xét thực hiện và ghi điểm
Bài 2:
+ Gọi HS đọc đề bài.
+ Hỏi: Các phép tính trong bài có gì đặc biệt?
+ Khi thực hiện phép tính với các đơn vị đo độ dài, chúng ta thực hiện ntn?
+ Yêu cầu HS tự làm bài.
+ Chữa bài và ghi điểm.
Bài 3:
+ Gọi 1 HS đọc đề
+ Cây dừa cao mấy mét?
+ Cây thông cao ntn so với cây dừa?
+ Đề bài yêu cầu chúng ta tìm gì?
+ Yêu cầu HS tự tóm tắt và làm bài.
Tóm tắt:
Cây dừa : : 5m
Cây thông cao hơn : 8m
Cây thông cao : . . .mét?
+ Chấm bài, nhận xét chữa bài.
Bài 4:
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Muốn điền đúng, cần ước lượng độ dài của vật.
+ Yêu cầu HS đọc phần a
+ Yêu cầu HS hình dung và nêu
+ Cần điền gì vào chỗ trống phần a?
+ Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại.
+ Nhận xét, ghi điểm
+ Điền số thích hợp vào chỗ trống.
+ Điền 100. Vì 1 mét bằng 100 xăngtimet .
+ Tự làm bài sau đó đổi vở để kiểm tra lẫn nhau.
+ Đọc đề
+ Các phép tính với các đơn vị đo độ dài mét.
+ Ta thực hiện như với số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào sau kết quả.
+ 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
+ Đọc đề bài.
+ Cây dừa cao 5 mét.
+ Cây thông cao hơn cây dừa 8m.
+ Tìm chiều cao của cây thông.
+ 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
Bài giải:
Cây thông cao là:
5 + 8 = 13 (m)
Đáp số : 13 m
+ Điền cm hoặc m vào chỗ trống.
+ Cột cờ trong sân trường cao 10. . ..
+ Cột cờ trong sân trường cao khoảng10m
+ Điền m.
+ Làm các phần còn lại.
+ Nhận xét.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
Các em vừa học toán bài gì ?
Một số HS nhắc lại kí hiệu, mối quan hệ giữa m; dm và cm.
GV nhận xét tiết học , tuyên dương .
SHTT : SINH HOẠT LỚP
I. Mục đích,yêu cầu:
- HS thấy được ưu khuyết điểm của lớp của bản thân trong tuần qua.
- Nhắc nhở HS có ý thức vươn lên trong học tập,rèn luyện.
- Nắm kế hoạch tuần tới để thực hiện tốt.
II. Sinh hoạt:
1 .Lớp trưởng nhận xét các hoạt động của lớp trong tuần qua
2. Ý kiến của cá nhân
3 .Nhận xét của GVCN:
* Học tập:
Nhìn chung các em đã có cố gắng trong học tập : về nhà làm bài học bài đầy đủ.Trong giờ học chăm chú nghe cô giáo giảng bài,hăng say phát biểu. Trong giờ làm bài nghiêm túc suy nghĩ tự giác làm bài,kết quả khá cao.Khen :Minh Anh ,Lam Hiếu ,Thế Hiếu ,Hà …
Bên cạnh đó còn có một số em chưa chịu khó học tập ,chưa chăm chỉ học bài,làm bài, cần cố gắng nhiều hơn nữa : Hồng ,Ly Ly ,Chuẩn ...
* Nề nếp VSCĐ:
Ý thức giữ vở sạch,viết chữ đẹp chưa cao, nhiều em chữ viết chưa đẹp,chưa cẩn thận
* Vệ sinh:
Có ý thức cao trong việc làm vệ sinh lớp học và vệ sinh khu vực được giao .
Lớp học luôn sạch sẽ,bàn ghế ngay ngắn.
Dụng cụ vệ sinh thường xuyên rửa sạch sẽ.
* Xếp hàng ra vào lớp: Nhanh nhẹn ,thẳng hàng .
4. Kế hoạch tuần tới:
- Tháng tư là tháng cao điểm , là tháng quan trọng quyết định cho kết quả học tập trong cả năm học, cần phải nổ lực học ở nhà cũng như ở trường.
- Thi đua học tốt chào mừng các ngày lễ (28.4 và 30 .4 )
- Duy trì các nề nếp tốt ,tăng cường công tác tự quản .
- Tiếp tục học và ôn tập tốt để chuẩn bị thi cuối năm .
- Tham gia các hoạt động của trường,liên đội có kết quả cao.
- Nộp các khoản tiền còn thiếu trong năm .
------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Tuan 29.doc