Giáo án Lớp 2 Tuần 2,3 Trường Tiểu học Lộc Châu I

-Học sinh hiểu biết các biểu hiện cụ thể và ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

-Thực hiện một số hoạt động học tập, sinh hoạt đúng giờ ở trên lớp và ở nhà.Lập kế hoạch thời gian biểu cho việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

-Đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ.

 - Không đồng tình với các bạn học tập, sinh hoạt không đúng giờ.

(*) Kĩ năng quản lí thời gian để học tập, sinh hoạt đúng giờ.

(*) Kĩ năng lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ.

(*) Kĩ năng tư duy phê phán: đánh giá hành vi sinh hoạt, học tập đúng giờ và chưa đúng giờ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1022 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 2,3 Trường Tiểu học Lộc Châu I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày sọan: 10/09/2012 Ngày dạy:11/09/2012 dạy lớp 2C, 2B 13/09/2012 dạy lớp 2D, 2A TUẦN 2. BÀI :HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (Tiết 2) I. I. Mục đích yêu cầu. -Học sinh hiểu biết các biểu hiện cụ thể và ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.. -Thực hiện một số hoạt động học tập, sinh hoạt đúng giờ ở trên lớp và ở nhà.Lập kế hoạch thời gian biểu cho việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. -Đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ. - Không đồng tình với các bạn học tập, sinh hoạt không đúng giờ. (*) Kĩ năng quản lí thời gian để học tập, sinh hoạt đúng giờ. (*) Kĩ năng lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ. (*) Kĩ năng tư duy phê phán: đánh giá hành vi sinh hoạt, học tập đúng giờ và chưa đúng giờ. II. Chuẩn bị -Giáo viên :Dụng cụ phục vụ chơi sắm vai cho HĐ2 tiết 1. -Phiếu giao việc cho hoạt động 1, 2 tiết 2. -Học sinh : Vở BT Đạo đức 2. III. Các họat động dạy chủ yếu 1Ổn định : Hát 2. Kiểm tra bài cũ : 3 Bài mới : Họat động của giáo viên Họatđộng của học sinh Ghi chú Hoạt động1: Thảo luận cặp đôi để đưa ra những ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ và tác hại của việc học tập, sinh hoạt không đúng giờ giấc. - Ghi nhanh một số ý của HS lên bảng. - GV tổng kết. + Ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ giấc là đảm bảo cho các em có một sức khỏe tốt để yên tâm học tập sinh hoạt. Học tập sinh hoạt đúng giờ còn giúp các em biết sắp xếp công việc một cách hợp lý, đạt hiệu quả cao trong công việc. + Tác hại của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ giấc là ảnh hưởng đến sức khỏe làm cho cơ thể,tinh thần không tập trung,do đó kết quả học tập không cao. - Kết luận: Học tập, sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khỏe và việc học tập của bản thân em. Hoạt động 2: (*)Những việc cần làm Để học tập, sinh hoạt đúng giờ. -Yêu cầu các nhóm HS thảo luận và ghi ra giấy những việc cần làm để học tập sinh hoạt đúng giờ theo mẫu GV phát. -GV kết luận: Việc học tập, sinh hoạt đúng giờ giấc giúp chúng ta học tập kết quả hơn. Vì vậy học tập và sinh hoạt đúng giờ giấc là việc làm cần thiết. Hoạt động 3: (*)Trò chơi ”Ai đúng, ai sai”. - Phổ biến cách chơi: + Cử 2 đội chơi (mỗi đội 3 HS) đội Xanh và đội Đỏ. + Ở mỗi lượt chơi, sau khi nghe giáo viên đọc tình huống, đội nào giơ tay trước sẽ được trả lời. Nếu đúng sẽ được 5 điểm. Nếu sai phải nhường cho đội kia trả lời. + Đội thắng cuộc là đội ghi được điểm cao nhất. - GV cho HS chơi thử. - GV tổ chức cho HS chơi. - GV nhận xét cách chơi và tinh thần chơi của mỗi đội. Câu hỏi tình huống - Câu 1: Mẹ giục Nam học bài. Nam bảo mẹ: ”Mẹ cho con xem hết chuơng trình TV này đã. Còn học bài tí nữa con thức khuya một chút để học cũng được” - Theo em bạn Nam nói thế đúng hay sai? Vì sao? - Câu 2: Bà của Hoa lâu lắm mới lên chơi. Đã đến giờ học bài nhưng Hoa vẫn chưa ngồi vào bàn học vì còn mải chơi với bà. Nếu em là Hoa em có làm như bạn không? Vì sao? - Câu 3: Bạn Lan nói: Học tập, sinh hoạt đúng giờ là phải tuân theo đúng giờ giấc từng phút từng giây không được làm khác. Bạn Lan nói thế có đúng không? Vì sao? - HS thảo luận cặp đôi. - Một số cặp HS đại diện lên trình bày: 1 HS nêu ích lợi, 1 HS nêu tác hại. - HS cả lớp nhận xét, bổ sung. - HS nghe ghi nhớ. - 5 HS nhắc lại. - Các nhóm HS thảo luận. - Ghi ra giấy theo mẫu những việc cần làm. Ví dụ: - Những việc cần làm để học tập đúng giờ: + Lập thời gian biểu. + Lập thời khóa biểu. + Thực hiện đúng thời gian biểu. + Ăn, nghỉ, học kết hợp đúng giờ giấc. - Đại diện các nhóm dán lên bảng và trình bày. - Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm. Ngày sọan: 15/09/2012 Ngày dạy:18/09/2012 dạy lớp 2C, 2B 20/09/2012 dạy lớp 2D, 2A TUẦN 3. MÔN : ĐẠO ĐỨC BÀI 2: BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI (Tiết 1) I. MỤC TIÊU. -Biết mắc lỗi cần phải nhận lỗi và sửa lỗi. -Nhận và sửa lỗi khi mắc lỗi. -Nhắc bạn nhận và sửa lỗi khi mắc lỗi. - Ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi. -Không đồng tình với các bạn mắc lỗi mà không biết nhận lỗi và sửa lỗi. (*) Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống mắc lỗi. (*) Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm đối với việc làm của bản thân. II. CHUẨN BỊ. -Dụng cụ phục vụ trò chơi của tiết 2. -Nội dung các ý kiến cho hoạt động 3 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Bài cũ: 2. Bài mới: Họat động của giáo viên Họatđộng của học sinh Ghi chú Hoạt động 1: Tìm hiểu và phân tích truyện”Cái bình hoa”. - Yêu cầu các nhóm theo dõi câu chuyện và xây dựng phần kết của câu chuyện. - Kể chuyện Cái bình hoa với kết cục mở: từ đầu đến ”Ba tháng trôi qua, không ai còn nhớ đến chuyện cái bình hoa vỡ.” - Kể nốt đoạn cuối của câu chuyện - Yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận theo các ý sau: + Qua câu chuyện em thấy cần làm gì sau khi mắc lỗi? + Nhận và sửa lỗi đem lại tác dụng gì? - Kết luận: (*) Trong cuộc sống, ai cũng có thể mắc lỗi, nhất là các em ở lứa tuổi nhỏ. Nhưng điều quan trọng là biết nhận lỗi và sửa lỗi. -Biết nhận lỗi và sửa lỗi thì sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ. - Giáo viên quy định cách bày tỏ ý kiến và thái độ của mình: Nếu tán thành thì vẽ mặt trời màu đỏ. Nếu không tán thành thì vẽ mặt trời màu xanh. Nếu không đánh giá được thì ghi số 0. - Giáo viên lần lượt đọc từng ý kiến: + Người nhận lỗi là người dũng cảm. + Nếu có lỗi chỉ cần tự sửa lỗi, không cần nhận lỗi. + Nếu có lỗi chỉ cần nhận lỗi không cần sủa lỗi. + Cần nhận lỗi cả khi mọi người không biết mình có lỗi. + Cần xin lỗi khi mắc lỗi với bạn bè và em bé. + Chỉ cần xin lỗi những người quen biết. -Kết luận: Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ giúp em mau tiến bộ và được mọi người quý mến. - Các nhóm HS theo dõi câu chuyện. - Các nhóm HS thảo luận và xây dựng phần kết của câu chuyện. - Ví dụ: + Vôva quên luôn chuyện làm vỡ cái bình. + Vôva vẫn day dứt và nhờ mẹ mua một cái bình cho cô… - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Trao đổi, nhận xét, bổ sung cho phần kết của các nhóm. - Các nhóm HS tiếp tục thảo luận và trả lời câu hỏi. - HS bày tỏ ý kiến và giải thích lý do. - Việc làm này là đúng: người nhận lỗi là người dũng cảm, trung thực. - Việc làm này là cần thiết nhưng chưa đủ vì có thể làm cho người khác bị nghi oan là đã phạm lỗi. - Việc làm này chưa đúng vì đó sẽ là lời nói suông, cần sửa lỗi để mau tiến bộ. - Việc làm này là đúng. - Việc làm này là đúng vì trẻ em cũng cần được tôn trọng như người lớn. -Việc làm này là sai. Cần xin lỗi cả người quen lẫn người lạ khi mình có lỗi. IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ. (*) Khi chuùng ta maéc loãi thì phaûi laøm gì?

File đính kèm:

  • doctuan 2,3.doc
Giáo án liên quan