-Đọc trơn cả bài. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Đọc rõ lời nhân vật trong bài.
-Hiểu : Hiểu những từ ngữ khó : đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ.
+Hiểu nội dung bài : Con người chiến thắng Thần Gió, tức là chiến thắng thiên nhiên nhờ quyết tâm và lao động. Nhưng con người cũng cần “kết bạn” với thiên nhiên, sống thân ái, hòa thuận với thiên nhiên.
- Giáo dục HS biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống xung quanh xanh sạch, đẹp.
48 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1097 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 20 Năm 2010 Trường tiểu học Hùng Vương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trả lời câu hỏi
- Ở hình 4, khách hàng đang làm gì ?ở đâu?
-Họ đứng gần hay xa mép đường?
- Ở hình 5, hành khách đang làm gì? Họ lên xe ô tô khi nào?( xe dừng hay xe chạy)
- Ở hình 6, hành khách đang làm gì? Theo bạn, hành khách phải như thế nào khi ở trên xe ô tô?
- Hình 7, hành khách đang làm gì?
* GV nhận xét kết luận và lưu ý một số điều:
- Khi đi xe buýt hoặc xe khách, chúng ta chờ xe ở bến và không đứng sát mép đường; đợi xe dừng hẳn mới lên; không đi lại, thò đầu, thò tay ra ngoài trong khi xe đang chạy; khi xe dừng hẳn mới xuống.
Hoạt động 3: Vẽ tranh
- Vẽ một số phương tiện giao thông
- HS nói tên phương tiện giao thông mà mình vẽ, phương tiện đó đi lại trên loại đường nào? NHững điều cần lưu ý khi đi phương tiện giao thông đó?
- Gọi một số em trình bày trước lớp.
- GV nhận xét tuyên dương.
C. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. Về nhà học bài và thực hiện tốt những điều đã học.
- 2 em trả lời.
- HS nhắc lại ttên bài học.
- HS tiến hành quan sát và thảo luận trong nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
1. Bạn ngồi sau có thể bị ngã, vì không bám chặt vào người ngồi phía trước.
2. Bạn có thể rơi xuống nước. . .
3. Bạn có thể bị xe khác đi ngược chiều gạt tay. . .
- HS làm việc trong nhóm 6, thảo luận các câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
* Hình 4: Hành khách đang chờ xe buýt, ở bến xe buýt. Họ đứng xa mép đường.
- Hình 5: Hành khách lên xe khi xe dừng hẳn.
- Hành khách ngồi trên xe buýt.
- Theo em khi ngồi trên xe, không nên thò đầu thò tay ra ngoài.
- Hành khách xuống xe, khi xe chưa dừng hẳn.
- HS thi vẽ một phương tiện giao thông mà em thích.
- HS trao đổi với nhau về tranh vẽ của mình.
- 3-4 em trình bày trước lớp.
LUYỆN TẬP LÀM VĂN: TẢ NGẮN VỀ BỐN MÙA
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
- Đọc đoạn văn Xuân về, trả lời đúng câu hỏi về nội dung bài văn ngắn.
-Dựa vào gợi ý, viết được một đoạn văn đơn giản từ 3-5 câu nói về mùa hè.
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng viết được đoạn văn đơn giản.
3.Thái độ : Giáo dục học sinh tự giác, tích cực học tập.
II. CHUẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Giới thiệu bài:
-GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
- GV ghi đề bài và các gợi ý lên bảng.
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu tả về mùa hè.
* Gợi ý:
a) Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm?
b) Mặt trời mùa hè như thế nào?
c) Cây trái trong vườn như thế nào?
d) Học sinh thường làm gì trong dịp nghỉ hè?
- GV hướng dẫn HS dựa vào các gợi ý để viết một đoạn văn tả về mùa hè.
- GV nhận xét , chấm một số bài.
3. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
- Về nhà xem lại bài viết.
- HS nhắc lại đề bài.
- HS đọc đề bài và các gợi ý.
- HS viết bài vào vở.
- Một số học sinh trình bày trước lớp
Mỗi năm mùa hè bắt đầu từ tháng tư. Mặt trời mùa hè chói chang, gay gắt. Trái cây trong vườn trĩu trịt: nào xoài, chôm chôm, măng cụt, nào nhãn, . . . . Học sinh chúng em được nghỉ ngơi, được bố mẹ cho về quê thăm ông bà.
LUYỆN TOÁN: ÔN BẢNG NHÂN 5
I/ MỤC TIÊU :
- Ôn tập củng cố bảng nhân 5. Học thuộc lòng bảng nhân 5.
Ø- Rèn kĩ năng làm tính nhân đúng chính xác.
- Giáo dục HS tích cực chủ động trong học toán.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Tính
- Yêu cầu HS làm vào vở
- Gọi 3 em lên bảng làm
- Nhận xét chữa bài tập, ghi điểm.
Bài 2: Số?
- Cho cả lớp làm vào vở
- Gọi 2 em lên bảng làm
- Nhận xét chữa bài tập, ghi điểm.
Bài 3: Tính
- Ghi đề bài lên bảng
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV nhận xét chữa bài, yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các biểu thức trên.
Bài 4: Mỗi can đựng được 5 lít dầu. Hỏi 7 can như thế đựng được bao nhiêu lít dầu?
- GV chấm , chữa bài tập.
3. Củng cố dặn dò:
GV nhận xét giờ học.
- Về nhà học thuộc bảng nhân 5.
- HS nhắc lại tên bài học.
- HS nêu yêu cầu 1. Cả lớp làm vào vở.
5 x 4= 20 5 x10= 50 5 x 9= 45
5 x 6= 30 5 x 2 = 10 5 x 7= 35
5 x 3= 15 5 x 8 = 40 5 x 5= 25
5 x 1= 5
- HS nêu yêu cầu
- HS làm vào vở, 2 em lên bảng làm
a) 8 x5 +60
b) x 5 35 -15
- HS nêu yêu cầu
- Cả lớp làm vào vở
- 3 em lên bảng làm, nêu thứ tự thực hiện các biểu thức
a) 5 x 6 + 18 = 30 + 18
= 48
b) 5 x 9 + 15 = 45 + 15
= 60
c) 5 x 10 + 50 = 50 + 50
= 100
- HS đọc bài toán, tự tìm hiểu đề và giải bài toán vào vở.
Bài giải:
7 can đựng được số lít dầu là:
5 x 7 = 35( lít)
Đáp số: 35 lít
SINH HOẠT LỚP TUẦN 20
I.Mục tiêu:
- Giúp HS nắm được ưu khuyết điểm của tuần qua.
- Biết được phương hướng và nhiệm vụ của tuần tới.
- Giáo dục học sinh tính mạnh dạn trong phê và tự phê.
II. Nội dung:
- GV nêu yêu cầu của giờ sinh hoạt.
- Cán sự lớp báo cáo tình hình của lớp trong tuần 20.
- Gv tổng hợp các ý kiến và nhận xét bổ sung.
1. Hạnh kiểm: - Đa số các em chấp hành tốt nội quy của nhà trường, của lớp. Các em đi học chuyên cần đảm bảo sĩ số. Đi học đúng giờ.
- Thực hiện mặc đồng phục đúng quy định, trang phục gọn gàng sạch sẽ.
- Tham gia các hoạt động đầy đủ: thể dục buổi sáng,thể dục giữa giờ, ca múa sân trường. Chấp hành tốt an toàn giao thông, an ninh học đường.
- Thực hiện ăn ngủ tại trường nghiêm túc.
2. Học tập: - Có đầy đủ dụng cụ học tập, mua bổ sung SGK kịp thời.
- Tích cực , tự giác trong học tập. Học và làm bài đầy đủ, ghi chép bài cẩn thận, có ý thức rèn chữ viết đẹp.
* Đáng khen: Yến, Quang, Tuyền, Vân, Huyền Trang, Phương Linh.
3. Phương hướng tuần 21:
- Tiếp tục hưởng ứng phong trào thi đua. Chấp hành tốt nội quy của trường, lớp. Tham gia tích cực các hoạt động trong nhà trường. Có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
- Đi học đúng giờ và chuyên cần. Phát huy tính tích cực , tự giác trong học tập. Học và làm bài đầy đủ, ghi chép bài cẩn thận, rèn chữ viết đẹp. Học thuộc các bảng nhân đã học.
ÔN : BẢNG NHÂN 3.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Củng cố bảng nhân 3.
2.Kĩ năng : Tính nhanh, đúng, chính xác.
3.Thái độ : Tích cực, chủ động, phát triển tư duy toán học.
II/ CHUẨN BỊ :
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1. Giới thiệu bài:
-Giáo viên nêu yêu cầu ôn tập
2. Hướng dẫn luyện tập thêm:
- Gọi một số em đọc thuộc bảng nhân 3.
-Cho học sinh làm bài tập.
Bài1: Tính
3 x 4 = 3 x 5 =
3 x 2 = 3 x 7 =
Bài 2.Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
- Cho HS làm vào vở.
- Gọi 2 em lên bảng làm.
- Nhận xét chữa bài tập.
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống:
- Gv chấm chữa bài.
Bài 4: Mỗi cây đu đủ có 3 quả, có 4 cây như vậy. Hỏi có tất cả bao nhiêu quả đu đủ ?
Bài 5: Số?
- Tổ chức cho HS thi đua điền nhanh số tiếp theo của các dãy số sau.
- Yêu cầu học sinh nêu quy luật viết từng dãy số trên
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét giờ học.
- Về nhà học thuộc bảng nhân 3.
- Ôn : Bảng nhân 3.
-4 -5 em đọc bảng nhân 3.
1.Tính :
3 x 4 = 12 3 x 5 = 15
3 x 2 = 6 3 x 7 = 21
2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
3 x …7= 21 3 x …10= 30
3 x ..1 = 3 3 x … = 9
3 x . . = 18 3 x … = 24
- HS đọc yêu cầu, làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng làm.
Thừa số
3
3
3
3
3
Thừa số
5
9
6
4
10
Tích
15
27
18
12
30
- HS đọc bài toán, tìm hiểu đề và giải bài toán.
3. Tóm tắt :
1 cây : 3 quả.
4 cây : ? quả.
Giải
Số quả đu đủ của 4 cây :
3 x 4 = 12 (quả)
Đáp số : 12 (quả đu đủ)
-Học thuộc bảng nhân 3.
- 3 em thi đua, cả lớp nhận xét.
a) 3, 6, 9, 12, 15.
b) 10; 12; 14; 16; 18
c) 21; 24; 27; 30; 33
LUYỆN CHÍNH TẢ : MÙA NƯỚC NỔI.
I/ MỤC TIÊU :
-Nghe viết chính tả một đoạn : “Từ đầu đến dòng sông Cửu Long” trong bài : Mùa nước nổi.
- Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp.
- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ viết đẹp,giữ vở sạch.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1. Giới thiệu bài:
-Giáo viên nêu yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn viết chính tả:
a/ Giáo viên đọc mẫu lần 1 : Đầu bài và đoạn: Mùa này ………… dòng sông Cửu Long.
-Em hiểu thế nào là mùa nước nổi ?
-Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng nào ?
-Đoạn viết có những dấu câu nào ?
-Em trình bày như thế nào ?
b/ Hướng dẫn viết từ khó : Giáo viên đọc.
c/ Viết vở : Giáo viên đọc bài cho học sinh viết (đọc từng câu, từng từ ).
-Đọc lại. Chấm bài. Nhận xét.
3. Củng cố dặn dò : Tập đọc bài. Sửa lỗi.
- Luyện viết chính tả bài :Mùa nước nổi
-1 em đọc lại.
-Đó là mùa nước lụt. Đó là mùa nước sông dâng lên ngập đồng ruộng, ………
-Vùng đồng bằng sông Cửu Long Nam Bộ.
-Dấu chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc kép.
-Viết hoa đầu câu. Hết đoạn xuống dòng, đầu đoạn viết hoa, viết hoa tên riêng.
-Viết bảng :dầm dề, sướt mướt, rằm tháng bảy, sông Cửu Long.
-Nghe và viết vở.
-Soát lại bài. Sửa lỗi.
-Sửa mỗi chữ sai 1 dòng.
File đính kèm:
- uiyfaieaidjiowfrdhfjahsfioaosdfuaoisdf (18).doc