Bài: Một trí khôn hơn trăm trí khôn ( 1 tiết )

I. Mục tiêu, yêu cầu :

1. Rèn kĩ năng nói :

- Đặt tên cho từng đoạn chuyện.

- Kể lại được từng đoạn & toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.

2. Rèn luyện kĩ năng nghe:

- Lắng nghe bạn kể.

- Nhận xét được ý kiến của bạn.

- Kể tiếp được lời của bạn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài: Một trí khôn hơn trăm trí khôn ( 1 tiết ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI : MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN ( 1 Tiết ) Mục tiêu, yêu cầu : Rèn kĩ năng nói : - Đặt tên cho từng đoạn chuyện. - Kể lại được từng đoạn & toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp. Rèn luyện kĩ năng nghe: - Lắng nghe bạn kể. - Nhận xét được ý kiến của bạn. - Kể tiếp được lời của bạn. Đồ dùng dạy – học : - Mặt nạ Chồn & Gà Rừng để HS kể chuyện theo cách phân vai. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Các bước Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh A. Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ. (5’) * Kiểm tra 4 HS : - HS 1: Kể đoạn 1. + Hỏi: Trước khi bị bỏ vào lồng, chim và hoa sống thế nào? - HS 2: Kể đoạn 2. + Hỏi: Chim gì đã xảy ra với sơn ca? - HS 3: Kể đoạn 3. + Hỏi: Sơn ca & cúc thương nhau thế nào? - HS 4: Kể đoạn 4. + Hỏi: Cậu bé có gì đáng trách? * GV nhận xét, cho điểm. - HS 1 kể đoạn 1. + Cả hai sống tự do, sung sướng. - HS 2 kể đoạn 2. + Sơn ca bị cầm tù. - HS 3 kể đoạn 3. + Sơn ca lìa đời. Bông cuc héo lả đi vì thương xót. - HS 2 kể đoạn 4. + Các cậu bé đã làm hoa tàn & làm chết chim sơn ca. B. Hoạt động 2 : Giới thiệu bài (1’) - Bài tập đọc Một trí khôn hơn trăm trí khôn đã đưa em vào một câu chuyện thật bất ngờ thú vị. Đó là chuyện giữa Chồn và Gà Rừng. Một lần nữa chúng ta gặp lại Chồn và Gà Rừng qua tiết kể chuyện hôm nay. - HS lắng nghe. C. Hoạt động 3: Hướng dẫn kể chuyện (5’) 1. Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện - Cho HS đọc yêu cầu của bài. - Giải thích : Tên mỗi đoạn của câu chuyện cần thể hiện được nội dung chính của đoạn. tên đó có thể là một câu như Chú Chồn kiêu ngạo, có thể là một cụm từ như Trí khôn của Chồn. - Cho HS đọc thầm đoạn 1, 2 của truyện & tên đoạn (nêu trong SGK). - Cho HS phát biểu ý kiến. - Kết luận : tên đoạn 1 & 2 thể hiện đúng nội dung mỗi đoạn. - Cho HS thảo luận nhóm đôi để dặt tên cho đoạn 3, 4. - HS đọc yêu cầu của bài, đọc cả mẫu. - HS suy nghĩ, trao đổi theo cặp để đặt tên cho đoạn 3, 4. Các bước Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh (8-10’) (10’) - GV viết lân bảng những tên thể hiện đúng nội dung. - Cho HS đọc lại. 2. Kể từng đoạn & toàn bộ câu chuyện trong nhóm : - Cho HS kể chuyện theo nhóm 4. - Khuyến khích HS tự chọn cách mở đoạn không lệ thuộc vào SGK. Ví dụ : + Đoạn 1 : Ở khu rừng nọ, có một đôi bạn thân … + Đoạn 2 : Một sáng đẹp trời …/ Một lần hai bạn đi chơi. + Đoạn 3 : Suy nghĩ mãi …/ Gà Rừng ngẫm nghỉ một lúc … + Đoạn 4 : Sau lần suýt chết ấy …/ Khi đôi bạn gặp lại nhau … 3. Thi kể toàn bộ câu chuyện. - Cho HS thi kể. - GV nhận xét. - Nhiều HS phát biểu ý kiến. - 2, 3 HS nhìn bảng, đọc. Ví dụ : + Đoạn 1 : Chú Chồn kêu ngạo./ Chú Chồn hợm hĩnh. + Đoạn 2 : Trí khôn của Chồn./ Trí khôn của Chồn ở đâu ? + Đoạn 3 : Trí khôn của Gà Rừng./ Gà Rừng mới thật là khôn. + Đoạn 4 : Gặp lại nhau./ Chồn hiểu ra rồi. - Dựa vào tên các đoạn, HS nối tiếp nhau kể từng đoạn trong nhóm. - Mỗi HS trong nhóm tập kể lại toàn bộ câu chuyện. - Đại diện các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện theo một trong các hình thức : + 2 nhóm thi kể : mỗi nhóm 4 HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn câu chuyện (mỗi em 1 đoạn). + 2 HS đại diện 2 nhóm th kể toàn bộ câu chuyện. + 2 nhóm (mỗi nhóm 4 HS) thi kể chuyện theo cách phân vai (đối với lớp khá giỏi). - Lớp nhận xét. D. Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò. (4’) - Hỏi : Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? - GV nhận xét tiết học. - GV khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Trước tình huống nguy hiểm vẫn bình tĩnh, xử trí linh hoạt như Gà Rừng. Rút kinh nghiệm Chồn : không kiêu căng - Lớp nhận xét.

File đính kèm:

  • docBai Mot Tri Khon Hon Tram Tri Khon.doc
Giáo án liên quan