Giáo án Lớp 2 Tuần 2-6

I - MỤC TIÊU:

1. Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê

2. Hiểu nội dung bài; Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.

* kĩ năng sống; kĩ năng giao tiếp

II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn của bảng thống kê để hướng dẫn HS luyện đọc.

 

doc177 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 2-6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Chuẩn bị bài sau:Luyện tập chung. ………………………………………………………………………. Luyện từ và câu Dùng từ đồng âm để chơi chữ I - Mục tiêu: 1. Hiểu thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ 2. Bước đầu hiểu tác dụng của biện pháp dùng từ đồng âm để chơi chữ: tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe. II- Đồ dùng dạy - học : Bảng lớp viết 2 cách hiểu câu Hổ mang bò lên núi (Rắn) hổ mang (đang) mang bò lên núi Hổ mang bò lên núi (Con) hổ (đang) mang (con) bò lên núi III. Các hoạt động dạy – học A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2 - 3 HS làm lại BT 3 - 4 tiết LTVC trước. B. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1 : Phần nhận xét - HS đọc câu “Hổ mang bò…”, trả lời 2 câu hỏi trong SGK. - HS trả lời câu hỏi 1 xong, GV viết lên bảng 2 cách hiểu câu văn - Lời giải câu hỏi 2: Căn văn trên có thể hiểu theo 2 cách như vậy là do người viết sử dụng từ đồng âm để cố ý tạo ra 2 cách hiểu. Cụ thể: + Các tiếng hổ, mang trong từ hổ mang (tên một loài rắn) đồng âm với danh từ hổ (con hổ) và động tự mang. + Động từ bò (trườn) đồng âm với danh từ bò (con bò) -Vậy thế nào là từ đồng âm ? Hoạt động 2: HS đọc và nói lại nội dung ghi nhớ Hoạt động 3: Phần luyện tập Bài tập 1: - HS trao đổi theo cặp, tìm các từ đồng âm trong mỗi câu . Sau đó trình bày miệng -HS khác NX -GVchốt đúng: + Đậu trong ruồi đậu là dừng ở chỗ nhất định; còn đậu trong xôi đậu là đậu để ăn. Bò trong kiến bò là một hoạt động, còn bò trong thịt bò là con bò. + Tiếng chín thứ 1 là tinh thông, tiếng chín thứ 2 là số 9 + Tiếng bác thứ 1 là một từ xưng hô, tiếng bác thứ 2 là làm chín thức ăn bằng cách đun nhỏ lửa và quấy thức ăn cho đến khi sền sệt. Tiếng tôi thứ 1 là một từ xưng hô, tiếng tôi thứ 2 là đổ nước vào để làm cho tan. + Đá vừa có nghĩa là chất rắn tạo nên vỏ trái đất (như trong sỏi đá) vừa có nghĩa là đưa nhanh và hất mạnh chân vào một vật làm nó bắn ra xa hoặc bị tổn thương (như trong đá bóng , đấm đá). Nhờ dùng từ đồng âm, câu d này có 2 cách hiểu khác nhau. - Con ngựa (thật)/đá con ngựa (bằng) đá/ con ngựa (bằng)đá/không đá con ngựa (thật) - Con ngựa (bằng) đá/ đá con ngựa (bằng) đá/ con ngựa (bằng) đá/ không đá con ngựa (thật) GV: Dùng từ đồng âm để chơi chữ trong thơ văn và trong lời nói hàng ngày tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây bất ngờ thú vị cho người nghe. Bài tập 2 : - HS hoạt động cá nhân đặt 2 câu, mỗi câu chứa 1 từ đồng âm (như M: mẹ em rán đậu. Thuyền đậu san sát bên sông), cũng có thể đặt 1 câu chứa 2 từ đồng âm (như Bác bác trứng, tôi tôi vôi) VD: + Mẹ em đậu xe lại, mua cho em một gói xôi đậu. + Bé thì bò, còn con bò lại đi. + Chúng tôi ngồi trên hòn đá/ Em bé đá chân thật mạnh. -2 HS làm trên bảng - HS khác NX - GV chốt đặt câu đúng . - GV khuyến khích HS đặt những câu dùng từ đồng âm để chơi chữ. VD: Chín người ngồi ăn nồi cơm chín; Đừng vội bác ý kiến của bác. Hoạt động 5. Củng cố, dặn dò: HS nêu lại td của cách dùng từ đồng âm ……………………………………………………………………………….. Tập làm văn Luyện tập tả cảnh I - Mục tiêu 1. Thông qua những đoạn văn hay, học được cách quan sát khi tả cảch sông nước. 2. Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả một cảnh sông nước cụ thể. II- Đồ dùng dạy - học Tranh, ảnh minh hoạ cảnh sông nước: biển, sông, suối, hồ, đầm.. III. Các hoạt động dạy – học A. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS - Hai HS đọc “Đơn xin gia nhập đội tình nguyện..” B. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập1 - HS làm việc theo nhóm.4 -Đại diện nhóm trình bày KQ thảo luận - nhóm khác NX - GV chốt ý đúng : - Phần trả lời câu hỏi ở phần a: + đoạn văn tả đặc điểm gì của biển? (đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc của mây trời). GV hỏi thêm: Câu văn nào trong đoạn nói rõ đặc điểm đó? (Câu mở đoạn: Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời) + Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào? (Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau: khi bầu trời xanh thẳm, khi bầu trời rải mây trắng nhạt, khi bầu trời âm u, khi bầu trời ầm ầm dông gió) + Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị như thế nào? GV giải nghĩa từ liên tưởng: từ chuyện này, hình ảnh này nghĩ ra chuyện khác, hình ảnh khác, từ chuyện của người ngẫm nghĩ về chuyện của mình. HS nêu lên những liên tưởng của tác giả: biển như con người, cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.) GV bình luận: liên tưởng này đã khiến biển trở nên gần gũi với con người hơn. - Phần trả lời câu hỏi ở phần b: + Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày? Con kênh được quan sát vào mọi thời điểm trong ngày: suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều. + Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào? Tác giả quan sát bằng thị giác: để thấy nắng nơi đây đổ lửa xuống mặt đất bốn bề trống huếch hoác; thấy màu sắc của con kênh biến đổi như thế nào trong ngày: buổi sáng phơn phớt màu đào; giữa trưa; hoá thành dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt; về chiều; biến thành một con suối lửa Tác giả còn quan sát bằng xúc giác để thấy nắng nóng như đổ lửa. + Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh.? GV yêu cầu HS đọc những câu văn thể hiện liên tưởng của tác giả: ánh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt đất; con kênh phơn phớt màu đào; hoá thành dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt; biến thành một con suối lửa lúc trời chiều. HS nêu tác dụng của những liên tưởng trên: giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội, làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc. Hoạt động 2: Bài tập 2 -HS đọc yêu cầu của BT . -HS xác định yêu cầu BT. -HS hoạt động cá nhân - GV chấm 1 số bài. -Gv củng cố về bố cục bài văn tả cảnh. Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung về tinh thần làm việc của lớp - yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý bài văn tả cảnh sông nước. ………………………………………………………… Khoa học : phòng bệnh sốt rét. I. Mục tiêu : Sau bài học, HS có khả năng: - Nhận biết một số dấu hiệu của bệnh sốt rét. - Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét . - Làm cho nhà ở và nơi ngủ không có muỗi. - Tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằngcách ngủ màn (đặc biệt màn đã được tẩm chất phòng muỗi ), mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối. - Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người. II.đồ dùng dạy – học Thông tin và hình trang 26,27 SGK III.Hoạt động dạy – học A. Kiểm tra bài cũ: HS lên bảng nêu ghi nhớ của bài trước. B. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1 : làm việc với SGK. Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: - Quan sát và đọc lời thoại của các nhân vật trong các hình 1, 2 trang 26 SGK. - Trả lời các câu hỏi: 1. Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét. 2. bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào? 3. Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì? 4. Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào? Bước 2: làm việc theo nhóm Các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo hướng dẫn trên. Bước 3: Làm việc cả lớp. - Đại diện từng nhóm trình bày kết qủa làm việc của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trình bày một câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung. GV mo rong : 1. Dấu hiệu: Cách 1 ngày lại xuất hiện một cơn sốt. Mỗi cơn sốt có 3 giai đoạn * Bắt đầu là rét run: Thường nhức đầu, người ớn lạnh hoặc rét run từ 15 phút đến 1 giờ. * Sau rét là sốt cao: Nhiệt độ cơ thể thường 40oC hoặc hơn. Người bệnh mệt, mặt đỏ và có lúc mê sảng. Sốt cao kéo dài nhiều giờ. * Cuối cùng, người bệnh bắt đầu ra mồ hôi, hạ sốt. 2. Bệnh sốt rét nguy hiểm: Gây thiếu máu; bệnh nặng có thể chết người (vì hồng cầu bị phá huỷ hàng loạt sau mỗi cơn sốt rét) 3. bệnh sốt rét do một loại kí sinh trùng gây ra. 4. Đường lây truyền: Muỗi a-nô-phen hút máu người bệnh trong đó có kí sinh trùng sốt rét rồi truyền sang cho người lành. Hoạt động 2: quan sát và thảo luận. Bước 1: Thảo luận nhóm GV viết sẵn các câu hỏi ra các phiếu và phát cho các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận: 1. Muỗi a – nô -phen thường ẩn náu và đẻ trứng ở những chỗ trong nhà và xung quanh nhà? 2, Khi nào thì muỗi bay ra để đốt người? 3. Bạn có thể làm gì để diệt muỗi trưởng thành? 4. Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản? 5. Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi đốt người? Bước 2: Thảo luận cả lớp. - Sau khi các nhóm đã thảo luận, GV yêu cầu đại diện của một nhóm trả lời câu hỏi thứ nhất. Nếu HS này trả lời tốt thì có quyền chỉ định một bạn bất kì thuộc nhóm khác trả lời câu hỏi thứ 2 và cứ như vậy cho đến hết. Nếu HS của nhóm nào trả lời chưa đầy đủ thì HS khác của nhóm phải bổ sung. Nếu câu trả lời tốt mới có quyền chỉ định tiếp các bạn nhóm khác trả lời câu tiếp theo. Gợi ý các trả lời: 1. Muỗi a nô phen thường ẩn náu ở những nơi tối tăm, ẩm thấp, bụi rậm,…. Và đẻ trứng ở những nơi nước đọng, ao tù hoặc ở ngay trng các mảnh bát, chum, vại, lon sữa bò,..có nước. 2. Vào buổi tối và ban đêm, muỗi thường bay ra nhiều để đốt ngừơi. 3, Để diệt muỗi trưởng thành ta có thể phun thuốc trừ muỗi (hình 3 trang 27 SGK); tổng vệ snih và không cho muỗi có chỗ ẩn nấp (hình 4 trang 27 SGK). 4. Để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản có thể sử dụng các biện pháp sau: chôn kín các rác thải và dnj sạch những nơi có nước đọng, lấp những vũng nước thả că để chúng ăn bọ gậy,.. 5. Để ngăn chặn không cho muỗi đốt người: Ngủ màn, mặc quần dài, áo dài tay buổi tối,… ở một số nới người ta còn tẩm màn bằng chất phòng muỗi (hình 5 trang 27 SGK) Kết thúc tiết học, GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 27 SGK. Lưu ý: GV cần phân biệt “tác nhân” và “nguyên nhân” gây bệnh: - Tác nhân gây bệnh: Chỉ trực tiếp vi khuẩn, vi-rút, kí sinh trùng,.. gây bệnh. - Nguyên nhân gây bệnh: Hiểu theo nghĩa rộng hơn, bao gồm tác nhân và cá yếu tố gây bệnh khác như môi trường, chế độ dinh dữơng,… 3. Củng cố dặn dò: - Dặn HS học bài ở nhà - Chuẩn bị bài sau. ………………………………………………………….

File đính kèm:

  • doctuan 1- quyen 5a.doc
Giáo án liên quan