I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Đọc trơn cả bài.
- Đọc đúng các từ ngữ: sự tích, lần, la cà, trẻ, lớn hơn, kỳ lạ, run rẩy, nở trắng, tán lá, gieo trồng khắp nơi (MB), cây vú sữa, mỏi mắt, khản tiếng, xuất hiện, căng mịn, óng ánh, đỏ hoe, xoè cành, vỗ về, ai cũng thích, (MT, MN)
2. Kỹ năng: Nghỉ hơi đúng sau các câu, giữa các cụm từ.
3. Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh minh hoạ, bảng ghi nội dung cần luyện đọc.
- HS: SGK
31 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 12 Trường Tiểu học Thạnh Quới B, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u cầu của bài.
- Đọc tình huống a.
- Nhiều HS trả lời. VD:
+ Alô! Ngọc đấy à. Mình là Tâm đây bạn Lan lớp mình vừa bị ốm. Mình muốn rủ cậu đi thăm bạn ấy.
+ Alô! Chào Ngọc. Mình là Tâm đây mà. Mình muốn rủ bạn đi thăm Lan, cậu ấy bị cảm…
- Đến 6 giờ chiều nay, mình qua nhà đón cậu rồi 2 đứa mình đi nhé!…
- Thực hành viết bài.
MỸ THUẬT
VẼ LÁ CỜ
--------------------------------
MÔN: TOÁN
Tiết: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS củng cố về:
Các phép trừ có dạng nhớ: 13 –5; 33 – 5; 53 – 15.
Giải bài toán có lời văn (toán đơn giản bằng một phép tính trừ).
Bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn.
2Kỹ năng: thực hiện thành thạo
Thái độ: Yêu thích học môn Toán.
II. Chuẩn bị
GV: Đồ dùng phục vụ trò chơi.
HS: Vở bài tập, bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) 53 -15
Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:
63 và 24 83 và 39 53 và 17
Tìm x:
x – 8 = 9 x + 26 = 73 35 + x = 83
GV nhận xét.
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
GV giới thiệu ngắn gọn rồi ghi tên lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
Hoạt động 1: Thực hành, luyện tập.
Mục tiêu: Củng cố kỹ năng về phép trừ có nhớ.
Phương pháp: Luyện tập.
ị ĐDDH: Bảng cài, bộ thực hành Toán.
Bài 1:
Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả.
Bài 2:
Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
Hỏi: Khi đặt tính phải chú ý đến điều gì?
Yêu cầu 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 2 con tính. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập.
Yêu cầu HS làm rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính sau: 33 – 8; 63 – 35; 83 –27.
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
Yêu cầu HS tự làm
Yêu cầu so sánh 4 + 9 và 13.
Yêu cầu so sánh 33 – 4 – 9 và 33 – 13.
Kết luận: Vì 4 + 9 = 13 nên 33 – 4 – 9 bằng 33 – 13 (trừ liên tiếp các số hạng bằng trừ đi tổng)
Hỏi tương tự với các trường hợp khác.
Nhận xét và cho điểm HS.
v Hoạt động 2: Giải toán có lời văn.
Mục tiêu: HS áp dụng vào để giải toán có lời văn.
Phương pháp: Thảo luận, giảng giải.
ị ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 4:
Gọi HS đọc đề bài.
Hỏi: Phát cho nghĩa là thế nào?
Muốn biết còn lại bao nhiêu quyển vở ta phải làm gì?
Yêu cầu HS trình bày bài giải vào Vở bài tập rồi gọi 1 HS lên đọc chữa.
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 5:
Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài.
Yêu cầu HS tự làm bài.
GV nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nếu còn thời gian, GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Kiến tha mồi
Chuẩn bị: Một số mảnh bìa hoặc giấy hình hạt gạo có ghi các phép tính chưa có kết quả hoặc các số có 2 chữ số. Chẳng hạn:
73 – 5 13 – 6 7 68
Cách chơi: Chọn 2 đội chơi . Mỗi đội có 5 chú kiến. Các đội chọn tên cho đội mình (Kiến vàng/ Kiến đen ). Khi vào cuộc chơi, GV hô to một số là kết quả của 1 trong các phép tính được ghi trong các hạt gạo, chẳng hạn “sáu mươi sáu” (hoặc hô 1 phép tính có kết quả là số có kết quả là số ghi trên hạt gạo, chẳng hạn “73 trừ 5”). Sau khi GV dứt tiếng hô, mỗi đội cử 1 bạn kiến lên tìm mồi, nếu tìm đúng thì được tha mồi về tổ. Kết thúc cuộc chơi, đội nào tha được nhiều mồi hơn là đội thắng cuộc.
Chuẩn bị: 14 trừ đi một số: 14 – 8
- Hát
- HS thực hiện, bạn nhận xét.
- HS thực hiện, bạn nhận xét.
- HS làm bài sau đó nối tiếp nhau (theo bàn hoặc theo tổ) đọc kết quả từng phép tính.
- Đặt tính rồi tính.
- Phải chú ý sao cho đơn vị viết thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục.
- Làm bài cá nhân. Sau đó nhận xét bài bạn trên bảng về đặt tính, thực hiện tính
- 3 HS lần lượt trả lời. Lớp nhận xét.
- Làm bài và thông báo kết quả.
- Ta có 4 + 9 = 13
- Có cùng kết quả là 20.
- Đọc đề bài.
- Phát nghĩa là bớt đi, lấy đi.
- Thực hiện phép tính 63 – 48
Bài giải
Số quyển vở còn lại là:
63 – 48 = 15 (quyển)
Đáp số: 15 quyển.
- Đọc đầu bài.
- HS tự làm bài.1 HS sửa bài.
- 2 đội tham gia thi đua chơi trò chơi: Kiến tha mồi.
MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết: ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu
1Kiến thức: HS kể được tên, nhận dạng và nêu công dụng của các đồ dùng trong nhà
2Kỹ năng:Biết phân loại các đồ dùng làm ra chúng
Biết cách sử dụng và bảo quản đồ dùng
3Thái độ: Có ý thức cẩn thận, ngăn nắp, gọn gàng
II. Chuẩn bị
GV: phiếu bài tập (2), phấn màu, (bảng phụ), tranh, ảnh trong SGK trang 26, 27.
HS: Vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Gia đình
Hãy sắp xếp các từ sao cho đúng thứ tự đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá: Thực quản, hậu môn, dạ dày, ruột non, miệng, ruột già.
2. Hãy nêu 3 cách để đề phòng bệnh giun.
GV nhận xét.
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
Yêu cầu kể cho cô 5 tên đồ vật có ở trong gia đình em
Kết luận: Những đồ vật mà các em vừa kể tên đó, người ta gọi là đồ dùng trong gia đình. Đây cũng chính là nội dung bài học ngày hôm nay.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1:Thảo luận nhóm .
Mục tiêu: HS kể được tên, công dụng của các đồ dùng trong gia đình.
Phương pháp: Thảo luận.
ị ĐDDH: Tranh, phiếu bài tập
Yêu cầu:HS quan sát hình vẽ 1, 2, 3 trong SGK và thảo luận: Kể tên các đồ dùng có trong hình và nêu các lợi ích của chúng?
Yêu cầu 2 nhóm học sinh trình bày.
Ngoài những đồ dùng có trong SGK, ở nhà các em còn có những đồ dùng nào nữa?
GV ghi nhanh lên bảng
v Hoạt động 2: Phân loại các đồ dùng.
Mục tiêu: Biết phân loại các đồ dùng làm ra chúng.
Phương pháp: Thảo luận.
ị ĐDDH: Phiếu thảo luận.
GV phát phiếu thảo luận cho các nhóm.
Yêu cầu: Các nhóm HS thảo luận, sắp xếp phân loại các đồ dùng đó dựa vào vật liệu làm ra chúng.
Yêu cầu:2 nhóm HS trình bài kết quả.
v Hoạt động 3: Trò chơi đoán tên đồ vật
Mục tiêu: HS đoán được tên đồ vật
Phương pháp: Trực quan
ị ĐDDH: 2 thăm ghi tên đồ vật.
GV cử 2 đội chơi, mỗi đội 5 bạn.
Phổ biến luật chơi:
VD: Đội 1: Tôi làm mát mọi người
Đội 2: Cái quạt
+ Đội nào nói đúng, trả lời đúng: 3 điểm
+ Đội nào nói sai trả lời sai: 0 điểm
+ Câu nào đội không trả lời được, dành quyền cho các bạn dưới lớp.
+ Hết 5 bạn ở đội 1 nói, đảo lại nhiệm vụ của hai đội chơi.
v Hoạt động 4: Bảo quản, giữ gìn đồ dùng trong gia đình
Mục tiêu: Biết cách bảo quản, giữ gìn đồ dùng trong gia đình
Phương pháp: Thảo luận cặp đôi.
ị ĐDDH: SGK, tranh
Bước 1: Thảo luận cặp đôi.
+ Yêu cầu: Làm việc với SGK, trả lời lần lượt các câu hỏi sau:
1. Các bạn trong tranh đang làm gì?
2. Việc làm của các bạn có tác dụng gì?
+ Yêu cầu 4 HS trình bài.
Bước 2: Làm việc với cả lớp
+ GV hỏi một số câu gợi ý:
1/ Với những đồ dùng bằng sứ, thủy tinh muốn bền đẹp, ta cần lưu ý gì khi sử dụng?
2/ Khi dùng hoặc rửa chén, bát, đĩa, phích, lọ cắm hoa … chúng ta cần chú ý những gì?
3/ Với những đồ dùng bằng điện, muốn an toàn, ta cần chú ý gì khi sử dụng?
4/ Chúng ta phải gữ gìn giường, ghế, tủ ntn?
Bước 3: GV chốt lại kiến thức.
Khi sử dụng các đồ dùng trong gia đình, chúng ta phải biết các bảo quản, lau chùi thường xuyên và xếp đặt ngăn nắp. Đối với đồ dùng dễ vỡ, dễ gãy, đồ điện, khi sử dụng chúng ta cần chú ý nhẹ nhàng, cẩn thận đảm bảo an toàn.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Giữ sạch môi trường xung quanh nhàở
- Hát
- HS thực hiện. Bạn nhận xét
- 3 HS kể
(Bàn, ghế, tivi, tủ lạnh …)
- Các nhóm thảo luận.
Sau đó ghi kết quả thảo luận vào phiếu được phát.
Đồ dùng trong gia đình
Tên đồ dùng
Hình 1: . . . . . . . .
Hình 2: . . . . . . . .
Hình 3: . . . . . . . .
Lợi ích.
. . . . . . . .
. . . . . . . .
. . . . . . . .
- 2 nhóm HS nhanh nhất lên trình bày.
Các nhóm khác ở dưới chú ý nghe, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.
- Các cá nhân HS bổ sung.
- Nhóm trưởng lên nhận phiếu.
- Các nhóm HS thảo luận, ghi vào phiếu.
Đồ dùng trong gia đình
Đồ gỗ
. . .
. . .
. . .
Đồ nhựa
. . . .
. . . .
. . . .
Đồ sứ thủy tinh
. . . . . . . .
. . . . . . . .
. . . . . . . .
Đồ dùng sử dụng điện
. . . . . . . . . .
. . . . . . . . . .
. . . . . . . . . .
- 2 nhóm HS nhanh nhất lên trình bày.
Các nhóm khác ở dưới chú ý nghe, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.
+ Đội 1: 1 bạn sẽ giới thiệu về một đồ vật nào đó, nhưng không nói tên. Bạn đó chỉ được nói lên đặc điểm hoặc công dụng của đồ vật đó.
+Đội 2: 1 bạn phải có nhiệm vụ là gọi tên đồ vật đó ra.
- HS chơi thử
- HS tiến hành chơi.
- HS dưới lớp chú ý nghe, nhận xét các bạn chơi.
- HS thảo luận cặp đôi.
- 4 HS trình bài lần lượt theo thứ tự 4 bức tranh.
HS dưới lớp chú ý lắng nghe, bổ sung nhận xét ý kiến của các bạn.
- Các cá nhân HS phát biểu theo các ý sau:
1. Nhà mình thường sử dụng những đồ dùng nào?
2. Cách bảo quản (hoặc chú ý) khi sử dụng những đồ vật đó.
- Phải cẩn thận để không bị vỡ.
- Phải cẩn thận, nếu không sẽ bị vỡ.
- Phải chú ý để không bị điện giật.
- Không viết vẽ bậy lên giường, ghế, tủ. Lau chùi thường xuyên.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
File đính kèm:
- hjgadfiajsdfoaksfpaskfiouseiofhakfhdkasfklaskf (3).doc