a) Đọc từng câu:
H: Nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài lần 1.
- Luyện đọc từ khó: sáng kiến, suy nghĩ, mãi, biếu.
H: Đọc nối tiếp lần 2.
b) Đọc từng đoạn trước lớp:
H: Đọc chú giải sau bài: Cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ
c) Đọc từng đoạn trong nhóm:
H: Nối tiếp nhau đọc từng đoạn lần 1.
d) Thi đọc giữa các nhóm:
12 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 10 Trường tiểu học Trần Văn Ơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I - YÊU CẦU:
-Biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu tác dụng của bưu thiếp, cách viết bưu thiếp, phong bì thư.(trả lời được các câu hỏi trong SVK).
- HS có ý thức rèn đọc.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mỗi em 1 bưu thiếp, 1 phong bì.
- Viết những câu văn trong bưu thiếp và trên phong bì để HD LĐ.
III - HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài “Sáng kiến của bé Hà”. Trả lời câu hỏi
GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc:
2.1. GV đọc mẫu từng bưu thiếp, đọc phần đề ngoài phong bì.
2.2.GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
a) Đọc từng câu:
H: Đọc nối tiếp từng câu
Luyện đọc: Bưu thiếp, năm mới, nhiều niềm vui, Phan Thiết, Bình Thuận, Vĩnh Long.
b) Đọc trước lớp từng bưu thiếp và phần đề ngoài phong bì.
T: Hướng dẫn HS đọc một số câu.
H: Đọc chú giải từ bưu thiếp
c) Đọc trong nhóm
d) Thi đọc giữa các nhóm
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
T: Bưu thiếp đầu là của ai gửi cho ai? (cháu gửi cho ông bà)
T: Gửi để làm gì? (Chúc mừng ông bà nhân dịp năm mới)
T: Bưu thiếp thứ 2 của ai gửi cho ai? (ông bà gửi cho cháu)
T: Gửi để làm gì?
T: Bưu thiếp này dùng để làm gì? (Chúc mừng, thăm hỏi...)
T: Viết 1 bưu thiếp chúc thọ hoặc mừng sinh nhật ông bà.
T: Chúc thọ ông bà cùng nghĩa với mừng sinh nhật.
T: Viết phong bì thư phải ghi rõ địa chỉ người nhận.
H: Viết bưu thiếp và phong bì thư.
H: Nhiều em nối tiếp nhau đọc bài. Lớp nhận xét
IV - CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
T: Nhận xét tiết học. Viết bưu thiếp khi cần thiết.
T: Hỏi bố mẹ về người thân trong gia dình, họ hàng nội ngoại để tiết sau học luyện từ và câu.
------------------------=&=-------------------------
Toán: 11 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 11 – 5
I – YÊU CẦU: Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 11 – 5, lập được bảng 11 trừ đi một số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 11 – 5.
- HS yêu thích học toán.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1 bó 1 chục que tính và 1 que tính.
III - HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Kiểm tra bài cũ: 1HS lên bảng giải BT3
GV Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Các hoạt động:
a. Hướng dẫn HS thực hiện phép trừ dạng 11 - 5 và lập bảng trừ
T: Hướng dẫn HS lấy 1 bó và 1 que tính rời.
T: Có tất cả bao nhiêu que tính?
T: Làm thế nào để lấy 5 que tính?
H: Nêu nhiều cách khác nhau.
T: Hướng dẫn: Lấy 1 que tính rời, tháo bó que tính lấy tiếp 4 que.
(1 + 4 = 5) Cho HS thao tác trên que tính.
T: Có 11 qt, lấy đi 5 qt, còn lại mấy que tính?
-
11
5
6
H: Nêu phép tính: 11 - 5 = 6
T: Hướng dẫn HS đặt tính dọc:
Nêu cách trừ
T: Lần lượt giao nhiệm vụ cho các tổ lập bảng trừ (thao tác trên que tính).
Lớp + GV nhận xét
- Lớp đọc đồng thanh bảng trừ - H đọc 1 vài em.
b.Thực hành:
Bài 1: Hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài.
a) T: Gọi HS nêu kết quả của 9 + 2........; 2 + 9 =..............
T:Nhận xét đặc điểm của phép tính.
H: Nêu kết quả của 11 - 9................; 11 - 2 = .............
T: Cho HS nhận xét về cột tính này; đều có các số 9, 11, 2
Lấy tổng (11) trừ đi số hạng này (9) được số hạng kia (2)
Bài 2: Tính:
- HS làm bảng con. Chú ý cách đặt tính và viết kết quả
- HS chữa bài
Bài 4: Hướng dẫn HS giải
- Chú ý cách đặt lời giải - cách trình bày
III - CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Học thuộc bảng trừ.Xem bài sau
- HS khá, giỏi làm các BT còn lại.
- GV nhận xét giờ học
------------------------=&=-------------------------
LTVC: TỪ NGỮ VỀ HỌ HÀNG. DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI.
I - YÊU CẦU:
- Tìm được một số từ ngữ chỉ người trong gia đình, họ hàng (BT 1, BT 2); xếp đúng từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết vào hai nhóm họ nội, họ ngoại (BT 3).
- Điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi vào đoạn văn có chỗ trống (BT 4).
- Học sinh có ý thức học tập
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở bài tập.
III - HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Giới thiệu bài: T nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
a) Bài tập 1 (Miệng)
T: Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
H: Mở SGK đọc truyện "Sáng kiến của bé Hà" tìm và viết nhanh ra giấy nháp những từ chỉ người trong gia đình, họ hàng.
H: Phát biểu ý kiến. GV ghi từ đúng lên bảng.
b) Bài tập 2:
T: Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
2 HS làm bảng lớp - Lớp làm vở BT
Lớp + GV nhận xét bổ sung.
H: 2 em đọc lại kết quả.
c) Bài tập 3:
H: 1 em đọc yêu cầu bài tập.
Họ nội là những người họ hàng về đằng nội (bố)
Họ ngoại là những người họ hàng về đằng ngoại (mẹ)
T: Mời 3 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức
- Lớp nhận xét - kết luận nhóm thắng cuộc.
- Lớp làm vở
d) Bài tập 4:
H:1 em đọc yêu cầu của bài và truyện vui.
H: 3 em lên bảng lớp làm. Cả lớp làm VBT.
Lớp + GV nhận xét bài của bạn.
IV - CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
T: Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS học tốt, có cố gắng.
------------------------=&=-------------------------
Thủ công: GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY CÓ MUI (Tiết 2)
I – YÊU CẦU :
- HS biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui.
- Gấp dược thuyền phẳng đáy có mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
- HS yêu thích môn thủ công
II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
A - KIỂM TRA BÀI CŨ:
T: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B - BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
2. Thực hành
* HS thực hành gấp thuyền phẳng đáy không mui
T: Gọi 2 em nhắc lại các bước gấp thuyền phẳng đáy không mui và thực hiện các thao tác gấp thuyền.
+ Bước 1: Gấp tạo mui thuyền
+ Bước 2: Gấp các nếp gấp cách đều
+ Bước 3: Gấp tạo thân và mũi thuyền
+ Bước 4: Tạo thuyền phẳng đáy có mui.
T: Cho HS tổ chức thực hành theo nhóm.
H: Tự gấp thuyền
T: Trong quá trình gấp GV uốn nắn thêm một số em còn chậm
T: Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và đánh giá kết quả học tập của HS
3. Nhận xét:
T: Nhận xét sự chuẩn bị, ý thức học tập, kĩ năng thực hành của các cá nhân và các nhóm.
III - CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Nhắc lại các bước gấp.
- Thu dọn.Về nhà ôn lại bài
------------------------=&=-------------------------
Ngày soạn:8 /11 /2009
Ngày dạy: Thứ năm ngày 12 tháng 11 năm 2009
Thể dục: ĐIỂN SỐ 1 - 2, 1 – 2 THEO ĐỘI HÌNH VÒNG TRÒN.
TRÒ CHƠI : BỎ KHĂN
(GV bộ môn soạn và dạy)
------------------------=&=-------------------------
Tập viết: CHỮ HOA H
I - YÊU CẦU:
- Viết đúng chữ hoa H (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ). chữ và câu ứng dụng: Hai (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Hai sương một nắng (3 lần).
- Rèn kĩ năng viết chữ.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu chữ cái viết hoa H.
- Bảng phụ
II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
A - KIỂM TRA BÀI CŨ: Kiểm tra phần viết ở nhà
B - BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: T nêu mục đích, yêu cầu.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa:
a) Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét 2 chữ Ê - Ê:
- Cao 5 li
- Gồm 3 nét
- Cách viết
3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
a) Giới thiệu câu ứng dụng:
H: Đọc cụm từ câu ứng dụng: Hai sương một nắng
Hiểu nghĩa từ ứng dụng
b) T viết mẫu câu ứng dụng:
c) Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:
d) Hướng dẫn HS viết chữ Hai vào bảng con
T:Hướng dẫn HS viết vào vở TV.
3. Chấm, chữa bài:
IV CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
T: Nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS viết chữ đẹp
Về nhà hoàn thành phần luyện thêm.
------------------------=&=-------------------------
Toán: 31 - 5
I - YÊU CẦU: Giúp HS:
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 31- 5.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 31 -5.
- Nhận biết giao điểm của hai đoan thẳng.
II - ĐỒ DÙNG HỌC TẬP: 3 bó 1 chục que tính và 1 que tính rời.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
A - BÀI CŨ: - KT bảng trừ, 11 trừ đi một số .
- Chữa các bài tập còn lại.
B - BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
2. Các hoạt động:
a. Tổ chức cho HS tự tìm kết quả của phép trừ 31 - 5
H: Lấy 3 bó que tính và 1 que tính rời bỏ trên bàn.
T: Có tất cả bao nhiêu que tính? (31 que tính) T ghi: 31
T: Cầm trên tay 3 bó que tính và 1 que tính rời đính trên bảng.
T: Lấy đi 5 que tính? (Ghi bên phải số 11)
T: Tất cả còn lại bao nhiêu que tính? (Thao tác trên que tính)
H: Thực hành và nêu cách làm:
Muốn bớt 5 que tính ta phải bớt 1 que tính và 4 que tính nữa, ta bớt 1 que tính rời, bớt tiếp 4 que tính nữa (cho đủ 5 que tính), phải tháo 1 bó để có 10 que tính rời, bớt tiếp 4 que tính còn 6 que tính, như thế là đã lấy 1 bó 1 chục và 1 que tính rời tức 11 que tính rời, bớt đi 5 que tính tức là lấy 11 trừ 5 bằng 6. Hai bó 1 chục (để nguyên) và 6 que tính rời, còn lại gộp thành 26 que tính.
T: Hướng dẫn đặt tính và cách tính:
b. Thực hành:
Bái 1: (dòng 1) HS làm bảng con
- Nêu kết quả - Nhận xét.
Bài 2: (a, b) Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ.
H: Làm vào vở. Nêu kết quả. Nhận xét
Bài 3: Nêu yêu cầu của bài.
- Phân tích đề và tìm cách giải
H: Giải bài vào vở.
Bài 4: Đoạn thẳng AB cắt đt CD tại điểm nào?
IV - CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
T:Nhận xét giờ học.
Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau
------------------------=&=-------------------------
Chính tả (N - V): ÔNG VÀ CHÁU
I – YÊU CẦU:
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng 2 khổ thơ.
- Làm được BT 2; BT(3) a / b.
- Rèn kĩ năng viết chữ.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Viết quy tắc chính tả với c/ k
- Vở BT.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
A - KIỂM TRA BÀI CŨ:
H: 1 em viết lại tên các ngày lễ vừa học trong bài chính tả trước.
- Lớp nhận xét.
B - DẠY BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
T nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn nghe - viết:
a) Hướng dẫn chuẩn bị
T: Đọc 1 lượt. 3 HS đọc lại.
T: Có đúng là cậu bé trong bài thắng được ông của mình không?
H: Nhường cháu, giả vờ thua cho cháu vui.
T: Hướng dẫn HS tìm dấu hai chấm và ngoặc kép trong bài.
H: Viết vào bảng con tiếng khó.
b) T:Đọc từng dòng thơ - HS viết vào vở.
- Mỗi dòng đọc 2 lần
c) Chấm, chữa bài:
T: Chấm bài tổ 3. Nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
H: 1 em đọc yêu cầu của bài: Tìm 3 chữ bắt đàu bằng chữ c, 3 chữ bắt đàu bằng chữ k.
T: Cho HS đọc, ghi nhớ quy tắc viết chính tả c/ k.
H: 3 tổ thi tiếp sức.
- Lớp bình chọn tổ làm bài tốt nhất.
VD: ca, co, cô, cá... kẹo, kéo, kẻ...
IV - CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- Tuyên dương những HS có cố gắng.
- Ghi nhớ quy tắc chính tả c/k.
- T: Nhận xét tiết học.
---------------------=&=----------------------
File đính kèm:
- Tuan 10.doc