Giáo án Lớp 2 - Môn tổng hợp

 - Học sinh hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

- Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu.

- Có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ.

 

doc192 trang | Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 907 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 - Môn tổng hợp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình ảnh - học sinh quan sát và phân biệt đúng - sai 2. Học sinh thảo luận nhóm 3. Các nhóm trình bày 4. Giáo viên kết luận - Các bạn nhỏ trong tranh 1, 3, 4 biết bảo vệ ị Chúng ta phải bảo vệ loài vật có ích 4. Củng cố - dặn dò: - Vì sao chúng ta phải bảo vệ loài vật có ích ? __________________________________________________ Thứ ba, ngày tháng năm 200 Thủ công Tiết 29: Làm vòng đeo tay(T2) I. Mục tiêu - Học sinh được vòng đeo tay - Thích làm đồ chơi, yêu thích chiếc vòng đeo tay do mình làm ra II. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Học sinh thực hành làm vòng đeo tay - Yêu cầu nhắc lại quy trình làm vòng đeo tay - Tổ chức cho học sinh làm vòng đeo tay * Giáo viên lưu ý học sinh: Mỗi lần gấp phải sát mép nan trước và miết kĩ. Hai nan phải thẳng và hình gấp vuông đều và dẹp - Học sinh thực hành, giáo viên quan sát và giúp đỡ những em còn lúng túng. - Đánh giá sản phẩm của học sinh 3. Nhận xét - dặn dò - Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập, kỹ năng ?? và sản phẩm của học sinh - Dặn dò giờ sau. Hoạt động tập thể Chủ điểm : Em là nghệ sĩ nhỏ tuổi Thứ tư ngày tháng năm 200 Thể dục Tiết 57: Trò chơi "Con cóc là cậu ông Trời" và "Chuyển bóng tiếp sức" I. Mục tiêu - Làm quen với TC "Con cóc là cậu ông trời" yêu cầu biết cách chơi và bước đầu tham gia vào TC. - Ôn TC "Chuyền bóng tiếp sức" hoặc do giáo viên chọn. Yêu cầu học sinh biết cách chơi và bước đầu tham gia chơi đối tượng chủ động. II. Địa điểm - phương tiện - Sân trương - 2 ị 4 quả bóng III. Nội dung và phương pháp lên lớp 1. Phần mở đầu: - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học - Xoay các khớp cổ tay, vai, cổ chân - Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc - Đi thường và hít thở sâu - Ôn một số động tác của bài TD phát triển chung 2. Phần cơ bản - TC "Con cóc là cậu ông Trời" Giáo viên nêu tên TC - nêu cách chơi - tổ chức cho học sinh chơi - TC "Chuyển bóng tiếp sức" 3. Phần kết thúc - Đi đều và hát - Một số động tác thả lỏng - Giáo viên hệ thống bài - Giáo viên nhận xét giờ học, giao BTVN Hoạt động tập thể Chủ điểm : Em là nghệ sĩ nhỏ tuổi Thứ năm, ngày tháng năm 200 Tự nhiên xã hội Tiết 29: Một số loài vật sống dưới nước I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết - Nói tên một số loài động vật sống ở nước ngọt, nước mặn - Hình thành kỹ năng quan sát, nhận xét, mô tả. II. Đồ dùng dạy học - Tranh ảnh về loài vật sống dưới nước - Đĩa hình III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ - Kể tên một số loài vật sống trên cạn mà em biết? Nêu ích lợi của chúng? 2. Dạy bài mới a. Hoạt động 1: Làm việc với SGK Mục tiêu: - Học sinh biết nói tên một số loài vật sống dưới nước - Biết tên một số loài vật sống ở nước ngọt, nước mặn. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - Quan sát hình vẽ trong SGK - Nêu tên các con vật có trong hình vẽ: Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp - Ngoài những con vật trên em còn biết những con vật nào khác ? - Chúng sống ở những môi trường nào ? - Chúng có ích lợi gì ? ị Kết luận b. Hoạt động 2: Xem đĩa hình Mục tiêu: Hình thành kỹ năng người quan sát, nhận xét, mô tả Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm nhỏ - Quan sát bằng hình và cho biết con vật nào ? Bước 2: Hoạt động cả lớp - Các nhóm trưng bày quan sát của nhóm mình, sau đó nhóm khác bổ sung ị Loài vật sống dưới nước rất đa dạng 3. Củng cố - dặn dò - Học sinh chơi TC gắn đúng con vật với môi trường sống của chúng Hoạt động tập thể Sinh hoạt sao Luyện tập thể dục Học sinh chơi một số trò chơi được học _____________________________________________ Thứ sáu, ngày tháng năm 200 Thể dục Tiết 58: Trò chơi "Con cóc là cậu ông Trời" - tâng cầu I. Mục tiêu: - Tiếp tục học trò chơi "Con cóc là cậu ông Trời" - Ôn "Tâng cầu" yêu cầu thực hiện động tác và đạt số lần tâng cầu liên tục nhiều hơn. II. Địa điểm phương tiện - Sân trường - còi - cầu III. Nội dung và phương pháp lên lớp 1. Phần mở đầu - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học - Xoay khớp cổ chân, cổ tay - Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc - Đi thường và hít thở sâu - Ôn bài thể dục phát triển chung 2. Phần cơ bản - TC "Con cóc là cậu ông Trời" - Tâng cầu: Giáo viên nên tên TC, làm mẫu, học sinh tự chơi dưới sự quản lý của giáo viên 3. Phần kết thúc - Đi đều theo 2 ị 4 hàng dọc - Một số động tác thả lỏng - TC tĩnh hồi - Giáo viên hệ thống bài - nhận xét giờ học - giao bài về nhà . Sinh hoạt tập thể Sinh hoạt lớp 1. Giáo viên nhận xét tình hình lớp tuần qua a.Nề nếp b.Học tập 2.Phương hướng tuần tới 3.Bình bầu thi đua Tuần 30 Thứ hai, ngày tháng năm 200 Đạo đức Tiết 30: Bảo vệ loài vạt có ích (T2) I. Mục tiêu: - Học sinh có kỹ năng biết bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành. II. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm Mục tiêu: Giúp học sinh biết lựa chọn cách đối xử đúng với loài vật Cách tiến hành: - Học sinh đọc từng tình huống giáo viên đưa ra - Lựa chọn cách ứng xử đúng - Thảo luận nhóm - Đại diện từng nhóm trình bày kết qủa ị Em nên khuyên ngăn 2. Hoạt động 2: Chơi đóng vai Mục tiêu: Học sinh biết cách ứng xử phù hợp, biết tham gia bảo vệ loài vật có ích Cách tiến hành: 1. Giáo viên nêu tình huống 2. Học sinh thảo luận 3. Các nhóm lên đóng vai - lớp nhận xét 4. Kết luận đưa ra cách ứng xử đúng 3. Hoạt động 3: Tự liên hệ Mục tiêu: Học sinh biết chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ loài vật có ích Cách tiến hành: 1. Giáo viên nêu yêu cầu: Em đã biết bảo vệ loài vật có ích chưa ? Hãy kể một vài việc cụ thể. 2. Tự liên hệ 3. Kết luận: Khen những em đã biết bảo vệ loài vật có ích ị Hầu hết các loài động vật đều có ích cho con người . Vì thế 4. Củng cố - dặn dò Nhận xét tiết học - Tiến hành bảo vệ loài vật có ích ________________________________________________ Thứ ba, ngày tháng năm 200 Thủ công Tiết 30: Làm con bướm (T1) I. Mục tiêu: - Học sinh biết làm con bướm bằng giấy - Làm được con bướm - Thích làm đồ chơi, rèn luyện đôi tay khéo léo cho học sinh II. Chuẩn bị - Con bướm bằng giấy - Quy trình làm con bướm bằng giấy III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét - Con bướm được làm bằng gì ? Có những bộ phận nào ? 3. Giáo viên hướng dẫn mẫu: Bước 1: Cắt giấy - Cắt 1 tờ giấy hình vuông cạnh 14 ô, 1 hình vuông cạnh 10 ô - Cắt 1 nan giấy hình chữ nhật dài 12 ô Bước 2: Gấp cánh bướm - Tạo các đường nếp gấp - Gấp các nếp gấp cách đều ở hình vuông cạnh 14 ô - Gấp các nếp gấp cách đều ở hình vuông cạnh 10 ô Bước 3: Buộc chân bướm - Dùng chỉ buộc hai đôi cánh bướm ở nếp gấp dấu giữa sao cho 2 cánh bướm mở theo 2 hướng. Bước 4: Làm râu bướm - Gấp đôi nan giấy làm râu bướm - Dán râu vào thân bướm 4. Học sinh thực hành cắt giấy và tập gấp - Học sinh nêu lại các bước làm con bướm Dặn dò giờ sau Hoạt động tập thể Chủ điểm : Em là nghệ sĩ nhỏ tuổi ______________________________________________ Thứ tư ngày tháng năm 200 Thể dục Tiết 59: Tâng cầu - Trò chơi "Tung bóng vào đích" I. Mục tiêu - Ôn "Tâng cầu". Yêu cầu tâng , đóng cầu đạt thành tích cao hơn giờ trước. - Tiếp tục học TC "Tung vòng vào đích". Yêu cầu biết tham gia chơi tương đối chủ động. II. Địa điểm phương tiện Sân trường - vệ sinh an toàn nơi tập III. Nội dung và phương pháp lên lớp 1. Phần mở đầu - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học - Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp. - Xoay khớp cổ chân, tay, đầu gối, hông - Ôn bài TD 2. Phần cơ bản - Tâng cầu bằng tay hoặc bằng bảng nhỏ: - TC "Tung bóng vào đích: 3. Phần kết thúc - Đi đều theo 2 - 4 hàng dọc và hát - Một số động tác thả lỏng - TC "Hồi tĩnh" - Giáo viên hệ thống bài - Nhận xét giờ học và giao bài về nhà Hoạt động tập thể Chủ điểm : Em là nghệ sĩ nhỏ tuổi __________________________________________ Thứ năm, ngày tháng năm 200 Tự nhiên và xã hội Tiết 30: Nhận biết cây cối và các con vật I. Mục tiêu Sau bài học học sinh có thể : - Nhớ lại những kiến thức đã học về cây cối và các con vật - Biết được những cây cối con vật vừa sống dưới nước, vừa sống được ở trên không - Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật II. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Làm việc với SGK Mục tiêu: - Ôn lại những kiến thức đã học về cây cối và các con vật - Nhận biết cây cối và con vật mới Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - Học sinh quan sát tranh trang 62, 63 và TL các câu hỏi - Giáo viên phát câu hỏi cho các nhóm Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác bổ sung 2. Hoạt động 2: Triển lãm Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học về cây cối và các convật Cách tiến hành: Bước 1: Các nhóm trưng bày tranh ảnh sưu tầm được theo các mỏng Bước 2: - Từng nhóm treo sản phẩm của mình lên và trình bà trước lớp - Nhóm khác có thể hỏi những câu hỏi mà mìn chưa biết cho nhóm đnag trình bày TL. 3. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học: Tuyên dương nhận xét tinh thần học tập của học sinh Hoạt động tập thể Sinh hoạt sao Luyện tập thể dục - Chơi TC "Con cóc là cậu ông Trời" - Tâng cầu. ______________________________________________ Thứ sáu, ngày tháng năm 200 Thể dục Tiết 60: Tâng cầu - trò chơi "Tung vòng vào đích” I. Mục tiêu - Ôn "Tâng cầu" . Yêu cầu nâng cao thành tích - Ôn "Tung vòng vào đích" Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. II. Địa điểm, phương tiện Sân trường - còi - bóng III. Nội dung và phương pháp lên lớp 1. Phần mở đầu - Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học - Xoay khớp cổ chân, tay - Chạy nhẹ thành 2 hàng dọc - Đi thường và hít thở sâu - Ôn bài TD. 2. Phần cơ bản - Ôn "Tâng cầu" - TC "Tung bóng trúng đích" 3. Phần kết thúc - Đi đều theo 2 - 4 hàng dọc và hát - Một số đối tác thả lỏng - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài - Nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà Sinh hoạt tập thể Sinh hoạt lớp 1. Giáo viên nhận xét tình hình lớp tuần qua a.Nề nếp b.Học tập 2.Phương hướng tuần tới 3.Bình bầu thi đua

File đính kèm:

  • docGiao an - Cac mon L2.doc
Giáo án liên quan