I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: HS biết cách làm con bướm.
Kỹ năng: Làm được con bướm.
Thái độ: HS hứng thú, yêu thích giờ học thủ công.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Mẫu con bướm. Quy trình làm con bướm. Giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ
HS: Giấy thủ công, keo, bút màu.
46 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1996 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Kì 2 Tuần 30, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức :
_ Ôn Tâng cầu.
_ Ôn Tâng bóng vào đích.
2. Kỹ năng :
_ Yêu cầu biết cách chơi và tham gia tương đối chủ động.
_ Yêu cầu nâng cao thành tích.
3. Thái độ:
_ Trật tự không xô đẩy.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN.
_ Sân trường rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn.
_ Còi, bóng và vật đích.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nội dung
Định lượng
Tổ chức luyện tập
1. Phần mở đầu :
_ GV tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
_ Xoay cổ tay, xoay vai, xoay đầu gối, xoay hông.
_ Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
_ Đi thường theo vòng tròn hít thở sâu.
_ Ôn động tác vươn thơ, tay, chân, toàn thân, nhảy.
2. Phần cơ bản :
_ Ôn “ Tâng cầu”
_ Trò chơi Tâng bóng vào đích
3. Phần kết thúc :
_ Đi đều theo 4 hàng dọc.
_ Tập một số động tác thả lỏng.
_ GV và HS hệ thống bài.
_ GV nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.
8’
1’
2’
2’
1’
2’
20’
10’
10’
5’
1’
1’
2’
1’
_ Theo đội hình hàng ngang.
_ Theo đội hình hàng dọc.
_ Theo đội hình vòng tròn.
_ Từ đội hình vòng tròn, GV cho HS giãn cách một sải tay rồi điểm số 1 –2, 1 – 2… sau đó cho số 2 bước về phía trước 4 – 5 bước tạo thành hai vòng tròn đồng tâm để tâng cầu. GV có thể cho HS chơi theo đội hình khác nhau. Tuy nhiên cần tạo đủ khoảng rộng tối thiểu cho mỗi HS là 2 – 4 m2.
_ GV nhắc lại cách chơi, chia tổ để HS chơi theo sự quản lý của tổ trưởng để xem tổ nào ném trúng đích nhiều nhất à GV khen những tổ tâng bóng vào đích nhiều.
_ Theo đội hình hàng dọc.
_ Về tập chơi cho quen.
TIẾT 30 Tập làm văn
NGHE – TRẢ LỜI CÂU HỎI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Nghe kể và nhớ được nội dung câu chuyện Qua suối.
Trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện.
2. Kỹ năng:
Viết được câi trả lời theo ý hiểu của mình.
Hiểu nội dung câu chuyện: Bác Hồ rất quan tâm đến mọi người. Bác lo kê lại hòn đá trên dòng suối cho những người đi sau khỏi ngã.
3. Thái độ: Biết nghe, đánh giá câu trả lời của bạn.
II. CHUẨN BỊ
GV: Tranh minh hoạ câu chuyện.
HS: SGK, Vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Đáp lời chia vui. Nghe , trả lời câu hỏi:
Gọi HS kể lại và trả lời câu hỏi về câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương.
Vì sao cây hoa biết ơn ông lão?
Cây hoa xin Trời điều gì?
Vì sao Trời lại cho hoa toả hương thơm vào ban đêm?
Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Nghe và trả lời câu hỏi
Bác Hồ muôn vàn kính yêu không quan tâm đến thiếu nhi mà Bác còn rất quan tâm đến cuộc sống của mọi người. Câu chuyện Qua suối hôm nay các con sẽ hiểu thêm về điều đó Ị Ghi tựa.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài (15’)
Phương pháp: Trực quan, giảng giải, thực hành
* Bài 1:
GV treo bức tranh.
GV kể chuyện lần 1.
Chú ý: giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, giọng Bác ân cần, giọng anh chiến sĩ hồn nhiên.
Gọi HS đọc câu hỏi dưới bức tranh.
GV kể chuyện lần 2: vừa kể vừa giới thiệu tranh.
GV kể chuyện lần 3. Đặt câu hỏi:
a) Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu ?
b) Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ ?
c) Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm
gì ?
d) Câu chuyện Qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ ?
Yêu cầu HS thực hiện hỏi đáp theo cặp.
Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
Ị Nhận xét, tuyên dương.
v Hoạt động 2: Thực hành (10’)
Phương pháp: Thực hành
* Bài 2:
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi 2 HS thực hiện hỏi đáp.
Yêu cầu HS tự viết vào vở.
Gọi HS đọc phần bài làm của mình.
Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Qua câu chuyện Qua suối em tự rút ra được bài học gì?
Ị Nhận xét, tuyên dương.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho gia đình nghe.
Chuẩn bị: Đáp lời khen ngợi. Tả ngắn về Bác Hồ.
Hát
3 HS kể lại truyện và trả lời câu hỏi về câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương. Bạn nhận xét
Quan sát.
Lắng nghe nội dung truyện.
HS đọc bài trong SGK.
Quan sát, lắng nghe.
Bác và các chiến sĩ đi công tác.
Khi qua một con suối có những hòn đá bắc thành lối đi, một chiến sĩ bị sẩy chân ngã vì có một hòn đá bị kênh.
Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc để người khác qua suối không bị ngã nữa.
Bác Hồ rất quan tâm đến mọi người. Bác quan tâm đến anh chiến sĩ xem anh ngã có đau không. Bác còn cho kê lại hòn đá để người sau không bị ngã nữa.
8 cặp HS thực hiện hỏi đáp.
HS 1: Đọc câu hỏi.
HS 2: Trả lời câu hỏi.
1 HS kể lại.
Đọc đề bài trong SGK.
HS 1: Đọc câu hỏi.
HS 2: Trả lời câu hỏi.
HS tự làm.
5 HS trình bày.
Phải biết quan tâm đến người khác./ Cần quan tâm tới mọi người xung quanh./ Làm việc gì cũng phải nghĩ đến người khác.
TIẾT 150 Toán
PHÉP CỘNG (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS:
Biết thực hiện phép cộng các số có 3 chữ số (không nhớ) theo cột dọc.
2. Kỹ năng: Rèn tính nhanh, chính xác.
3. Thái độ: Ham thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
GV: Các hình biểu diễn trăm, chục, đơn vị như tiết 132.
HS: Vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị
Gọi HS lên bảng làm bài tập sau:
Viết các số sau thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
a) 234, 230, 405
b) 675, 702, 910
c) 398, 890, 908
Chữa bài và cho điểm HS.
3. Bài mới; Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000
* Hôm nay, chúng ta tìm hiểu và thực hành về cách thực hiện phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000 Ị Ghi tựa.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn cộng các số có 3 chữ số (không nhớ) (10’)
Phương pháp: Trực quan, giảng giải, thực hành
a) Giới thiệu phép cộng.
GV vừa nêu bài toán, vừa gắn hình biểu diễn số như phần bài học trong SGK :Có 326 hình vuông, thêm 253 hình vuông nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu hình vuông?
Muốn biết có tất cả bao nhiêu hình vuông, ta làm thế nào?
Để tìm tất cả có bao nhiêu hình vuông, chúng ta gộp 326 hình vuông với 253 hình vuông lại để tìm tổng 326 = 253.
b) Đi tìm kết quả.
Yêu cầu HS quan sát hình biểu diễn phép cộng và hỏi:
Tổng 326 và 253 có tất cả mấy trăm, mấy chục và mấy hình vuông?
Gộp 5 trăm, 7 chục, 9 hình vuông lại thì có tất cả bao nhiêu hình vuông?
Vậy 326 cộng 253 bằng bao nhiêu?
c) Đặt tính và thực hiện.
Nêu yêu cầu: Dựa vào cách đặt tính cộng các số có 2 chữ số, hãy suy nghĩ và tìm cách đặt tính cộng 326, 253.
Nếu HS đặt tính đúng, GV cho HS nêu lại cách tính của mình, sau đó cho một số em khác nhắc lại. Nếu HS đặt tính chưa đúng, GV nêu cách đặt tính cho HS cả lớp cùng theo dõi.
* Đặt tính:
Viết số thứ nhất (326), sau đó xuống dòng viết tiếp số thứ hai (253) sao cho chữ số hàng trăm thẳng cột với chữ số hàng trăm, chữ số hàng chục thẳng cột với chữ số hàng chục, chữ hàng đơn vị thẳng cột với chữ số hàng đơn vị. Viết dấu cộng vào giữa 2 dòng kẻ, kẻ vạch ngang dưới 2 số. (vừa nêu cách đặt tính, vừa viết phép tính).
Yêu cầu HS dựa vào cách thực hiện tính cộng với các số có 2 chữ số để tìm cách thực hiện phép tính trên. Nếu HS tính đúng, GV cho HS nêu cách thực hiện tính của mình, sau đó yêu cầu HS cả lớp nhắc lại cách tính và thực hiện tính 326 + 253.
Tổng kết thành quy tắc thực hiện tính cộng và cho HS học thuộc:
+ Đặt tính: Viết trăm dưới trăm, chục dưới chục, đơn vị dưới đơn vị.
+ Tính: Cộng từ phải sang trái, đơn vị cộng với đơn vị, chục cộng với chục, trăm cộng với trăm.
v Hoạt động 2: Luyện tập (15’)
Phương pháp: Thực hành, thi đua.
* Bài 1:
Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Nhận xét và sửa bài.
* Bài 2:
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng, sau đó yêu cầu HS vừa nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình.
Nhận xét tuyên dương.
* Bài 3:
Yêu cầu HS nối tiếp nhau tính nhẩm trước lớp, mỗi HS chỉ thực hiện một con tính.
Nhận xét và hỏi: Các số trong bài tập là các số như thế nào ?
4. Củng cố – Dặn dò (2’)
Nhận xét tiết học.
Tùy theo đối tượng HS của mình mà GV giao bài tập bổ trợ cho các HS luyện tập ở nhà.
Chuẩn bị: Luyện tập.
Hát
1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài ra giấy nháp.
1 HS nhắc lại.
Theo dõi và tìm hiểu bài toán.
Ta thực hiện phép cộng 326+253.
Có tất cả 5 trăm, 7 chục và 9 hình vuông.
Có tất cả 579 hình vuông.
326 + 253 = 579.
2 HS lên bảng lớp đặt tính. Cả lớp làm bài ra giấy nháy.
Theo dõi GV hướng dẫn và đặt tính theo.
326
+253
2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài ra giấy nháp.
326 ¤ Tính từ phải sang trái.
+253 ¤ Cộng đơn vị với đơn vị:
579 6 cộng 3 bằng 9, viết 9
¤ Cộng chục với chục: 2 cộng 5 bằng 7, viết 7
¤ Cộng trăm với trăm:
3 cộng 2 bằng 5, viết 5.
HS nhắc lại.
Cả lớp làm bài, sau đó 10 HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả của từng con tính trước lớp.
Đặt tính rồi tính.
4 HS lên bảng lớp làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
832 257 641 936
+ 152 + 321 + 307 + 23
984 578 948 959
Tính nhẩm, sau đó ghi kết quả nhẩm vào vở bài tập.
Là các số tròn trăm.
File đính kèm:
- GAK2 TUAN 30.doc