Buổi chiều Luyện Tiếng Việt
LUYỆN BÀI TRƯỜNG EM
I. Mục tiêu
Củng cố kĩ năng đọc lưu loát, diễn cảm bài Trường em cho HS
Rèn kĩ năng tự tin, đọc to rõ ràng, lưu loát cho HS.
Củng cố tìm tiếng, từ, câu chứa vần ai, ay.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III. Hoạt động dạy - học
1. Giới thiệu bài: 2P
2. Luyện đọc: 17P
GV yêu cầu HS mở sách giáo khoa ra.
2- 3 HS đọc mẫu
HS luyện đọc trong nhóm 2. GV bao quát theo dõi HS đọc, nhất là học sinh TB
- Giáo viên kết hợp chỉnh sửa phát âm cho học sinh
- Học sinh luyện đọc trước lớp
- GV viết lên bảng các từ mà nhiều HS đọc sai: tiếng, trường, điều.
- 3- 4 HS đọc lại
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 1B tuần 25, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhàng
Lời của Thỏ: đầy kiêu căng, ngạo mạn
Lời của Rùa: chậm rãi, khiêm tốn, đầy tự tin dám thách thứcThỏ
* Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh (16p)
Tranh 1 :GV yêu cầu HS quan sát tranh 1 - Đọc câu hỏi dưới tranh kết hợp trả lời câu hỏi?
? Tranh 1 vẽ cảnh gì. ( Rùa tập chạy, thỏ trông thấy mỉa mai coi thường )
? Câu hỏi dưới tranh là gì?
? Rùa đang làm gì?( Rùa đang tập chạy)
? Thỏ nói gì với Rùa ?( Chậm như Rùa mà cũng đòi tập chạy)
- HS kể lại nội dung tranh 1
- Hướng dẫn học sinh tập kể nội dung các tranh 2, 3, 4
Nghỉ giữa tiết
Tranh 2: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
? Bức tranh vẽ gì?
? Rùa trả lời ra sao?( Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn?)
HS kể lại theo tranh 2
Tranh 3: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
? Thỏ làm gì khi Rùa cố sức chạy?( Thỏ nhởn nhơ nhìn trời , nhìn mây thỉng thoảng lại nhấm nháp 1 vài ngọn cỏ non* Hướng dẫn học sinh kể toàn bộ câu chuyện (6p)
2 học sinh thi kể lại toàn bộ câu chuyện theo tranh
* Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện (5p)
- Giáo viên hỏi:
Vì sao Thỏ thua Rùa?
– Thỏ thua Rùa vì Thỏ chủ quan, kiêu ngạo, coi thường bạn.
Câu chuyện này khuyên các em điều gì? Khuyên các em chớ chủ quan, kiêu ngạo như Thỏ, như thế sẽ dẫn tới thất bại. Hãy học tập Rùa. Rùa chậm chạp nhưng nhờ kiên trì và nhẫn nại đã thành công.
GV lưu ý HS: cần biết tôn trọng người khác, không coi thường người khác
3. Nhận xét, dặn dò (2p)
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà kể chuyện cho người thân nghe
________________________________
Sinh hoạt lớp
Sinh hoạt cuối tuần
I.Mục tiêu
- Học sinh nắm được những việc mà lớp và bản thân mình đã làm được và chưa làm được trong tuần 25
- HS biết những kế hoạch tuần 26 để thực hiện cho tốt
II.Hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức : 5P
HS hát tập thể 1 bài
GV giới thiệu tiết SHTT
2. GV nhận xét tình hình tuần 25 : 20P
Lớp trưởng báo cáo các mặt : nền nếp, học tập
Tổ trưởng, lớp có ý kiến. GV tổng hợp :
* ưu điểm :
- HS đến lớp đúng giờ.
- Nền nếp lớp học ổn định
- Sinh hoạt đội đúng quy định
- Đi học chuyên cần hơn
- Viết chữ nhỏ có tiến bộ
Nghỉ giữa tiết
* Tồn tại :
- 1 số bạn viết chữ nhỏ chưa đẹp
- Làm bài còn chậm, chưa cố gắng học ở nhà
- Bầu HS xuất sắc , tuyên dương:..................................
- HS dán hoa
3. Kế hoạch tuần 26 : 10P
- Tiếp tục cố gắng phấn đấu, khắc phục các hạn chế
- Không quên sách vở, đồ dùng.
- Đi học đúng giờ, thực hiện tốt nội quy nhà trường đề ra.
- Đến trường không được ăn quà vặt .
- Thi đua học tốt dành nhiều điểm 10.
- Các bạn bị phê bình cần phải cố gắng hơn.
- Tiếp tuc tăng cường luyện chữ nhỏ và tốc độ viết chữ
3 Dặn dò : 3P
- GV nhận xét chung giờ học.
- Nhắc HS về nhà xem lại các bài đã học.
________________________________
Buổi chiều :
Tự nhiên và xã hội
Con cá
I. Mục tiêu
- Kể tên và nêu lợi ích của cá.
- Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con cá trên hình vẽ hay vật thật.
- HS khá giỏi kể tên một số loài cá sống ở nược ngọt hay nước mặn
KNS: Kĩ năng ra quyết định: ăn cá trên cơ sở nhận thức được ích lợi của việc ăn cá. Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin về cá.
GDBVMT Biển-đảo: Liên hệ giới thiệu các loài cá biển (và sinh vật biển)
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh
III. Hoạt động dạy - học
1. Bài cũ: 3P
GV gọi 2 HS trả lời các câu hỏi: Cây gỗ có những bộ phận nào?
Cây gỗ có ích lợi gì?
HS, GV nhận xét.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: 1P
Giáo viên giới thiệu bài – ghi bảng, 2 học sinh nhắc lại tên bài
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Quan sát con cá (15p)
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm làm việc theo gợi ý :
Các em cần quan sát con cá thật kĩ và trả lời các câu hỏi sau :
Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con cá ?
Cá sử dụng những bộ phận nào của cơ thể để bơi?
Cá thở như thế nào ?
- Các nhóm thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm 1 tổ
- Giáo viên giúp đỡ và kiểm tra đảm bảo rằng học sinh nhìn vào con cá và mô tả được những gì các em thấy. Giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi:
Các em biết những bộ phận nào của con cá?
Bộ phận nào của con cá đang chuyển động?
Tại sao con cá lại đang mở miệng?
Tại sao nắp mang của con cá luôn mở ra rồi khép lại?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
Giáo viên tiểu kết: Con cá có đầu, mình, đuôi, các vây. Ca bơi bằng cách uốn mình và vẫy đuôi để di chuyển. Cá sử dụng vây để giữ thăng bằng. Cá thở bằng mang, cá há miệng để cho nước chảy vào, khi cá ngậm miệng nước chảy qua các lá mang cá, ôxi tan trong nước được đưa vào máu cá. Cá sử dụng ôxi để thở
Nghỉ giữa tiết
Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa (10p)
- Học sinh làm việc với sgk theo nhóm 2
- Học sinh quan sát tranh, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ cho học sinh
Người đó sử dụng cái gì để bắt cá ?
Người ta dùng cái gì khi đi câu cá?
Nói về một số cách bắt cá khác?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Hoạt động cả lớp:
Nói về một số cách bắt cá ?
Kể tên các loại cá mà em biết
Em thích ăn loại cá nào?
Tại sao chúng ta ăn cá?
Giáo viên kết luận: Có nhiều cách bắt cá: bắt cá bằng lưới trên các tàu thuyền; kéo vó; dùng cần câu để câu cá, Cá có nhiều chất đạm rất tốt cho sức khoẻ, ăn cá giúp xương phát triển chóng lớn,
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân với phiếu bài tập (5p)
- Giáo viên phát phiếu bài tập cho học sinh
- Giáo viên hướng dẫn: đọc yêu cầu trong phiếu bài tập và tìm xem cần phải làm gì
- Học sinh làm việc với phiếu bài tập
- Giáo viên theo dõi và hướng dẫn
- Học sinh giơ con cá của mình và giải thích những gì các em đã vẽ
Giáo dục BVMT biển - đảo: Giáo viên cho học sinh quan sát một số loài cá biển và sinh vật biển qua tranh, ảnh. GV nêu lợi ích của sinh vật, cá biển…
3. Củng cố, dặn dò (2p)
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà ăn cá, biết bảo vệ loài cá.
________________________________
Luyện toán
Chữa bài kiểm tra
I. Mục tiêu
- Học sinh củng cố tổng hợp các kiến thức đã học thông qua việc chữa bài kiểm tra
- Rèn kĩ năng làm bài thi cho HS
II. Hoạt động dạy - học
Giới thiệu bài : 2P
Hướng dẫn chữa bài : 30P
Bài 1 : Đặt tính rồi tính
20 + 40 30 + 60 70 – 40 50 + 30 80 – 20
HS lần lượt làm các bài vào bảng con
Lớp nhận xét, chữa bài
Bài 2 : Tính nhẩm
40 + 30 = ...... 30 cm + 20 cm =
60 – 30 = ...... 70 + 10 – 20 =
HS làm bài vào vở
GV gọi 2 HS chữa bài
Lớp nhận xét kết quả
Bài 3 : Ông Ba trồng được 10 cây cam và 20 cây chuối. Hỏi ông Ba đã trồng được tất cả bao nhiêu cây?
HS tìm hiểu bài toán, viết tóm tắt ra giấy nháp
Cả lớp làm vào vở; 1 HS làm bảng phụ
Nhận xét, chữa bài
Bài 4: Vẽ 3 điểm ở trong hình vuông
Vẽ 4 điểm ở ngoài hình vuông
HS thực hành vẽ; 2 HS vẽ trên bảng
HS khá, giỏi làm thêm: Đoạn thẳng thứ nhất dài 40 cm, đoạn thẳng thứ hai dài 50 cm. Hỏi cả hai đoạn thẳng dài bao nhiêu xăng ti mét?
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
2 HS lên bảng tóm tắt và giải bài toán.
Bài giải
Cả hai đoạn thẳng dài là:
40 + 50 = 90 ( cm )
Đáp số : 90 cm
3. Củng cố, dặn dò (3p)
- Giáo viên công bố điểm thi, nhận xét tiết học
- Dặn dò học sinh về nhà luyện tập thêm
_________________________________
Tự học
Tự học: đọc, viết, kể chuyện
I.Mục tiêu
Củng cố các kiến thức đọc, viết, kể chuyện đã học trong tuần theo các nhóm tự ôn luyện dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
II.Đồ dùng dạy học
Sách, bảng phụ
III.Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài- phân nhóm học sinh: 3P
- Giáo viên phân học sinh thành 3 nhóm và vị trí ngồi
Nhóm 1: Những học sinh cần luyện chữ nhỏ
Nhóm 2: Những học sinh có năng khiếu môn kể chuyện
Nhóm 3: Những học sinh yếu đọc
2. Giao nhiệm vụ và tiến hành tự học: 25P
Nhóm 1: Nhóm cần luyện chữ nhỏ
GV nhắc cho HS độ cao của các chữ; HS tự chọn bài mình thích
Sau đó viết vào vở luyện tập chung
GV quan sát, sửa lỗi sai cụ thể cho HS
Nhóm 2: Nhóm HS có năng khiếu kể chuyện
HS kể chuyện Rùa và Thỏ theo tranh
GV quan sát, động viên các em nhớ nội dung, kể diễn cảm
Thi kể chuyện trong nhóm; bình chọn bạn kể chuyện hay nhất
Nhóm 3: HS yếu đọc
GV cho HS đọc lại 3 bài tập đọc trong tuần:
+Trường em
+ Tổng cháu
+ Cái nhãn vở
HS tự luyện đọc, chọn bạn đọc tiến bộ nhất
3. Đánh giá kết quả: 4P
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả làm việc của các nhóm
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương cá nhân thực hiện tốt.
4. Củng cố, dặn dò: 2P GV nhận xét tiết học
_____________________________________________________________________
Tuần 26
Hoạt động tập thể
VSCN: Bài 7 tắm gội
I. Mục tiêu :
- Kể ra những thứ có thể dùng để tắm , gội
- Biết tắm gội đúng cách
- Có ý thức giữ sạch thân thể và quần áo.
II. Đồ dùng dạy học : Tranh VSCN số 9
III Hoạt động dạy học :
Giới thiệu bài: 2P
Các hoạt động:
Hoạt động 1 : 15P Tắm gội hợp vệ sinh
Bước 1 : GV cho HS xem tranh VSCN số 9 , HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo nhóm :
+ Vì sao chúng ta cần phải tắm gội ?
+ Nên tắm gội khi nào ?
+ Cần chuẩn bị những gì để tắm gội hợp vệ sinh ?
Bước 2 :
+ Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận các câu hỏi trên
Bước 3 : Đại diện mỗi nhóm lên trình bày kết quả - GV nhận xét - kết luận :
+Tắm gội hằng ngày làm cho con người mát mẻ , sạch sẽ , thơm tho , phòng tránh được các bệnh ngoài da như : ghẻ lở , hắc lào , mụn nhọt.
+ Chúng ta cần tắm gội hằng ngày đặc biệt vào những lúc như : Sau khi làm vệ sinh trong nhà , ngoài vườn , sau khi chơi , sau khi đi học về .
Chúng ta nên tắm gội ở nơi kín gió.
Nghỉ giữa tiết
Hoạt động 2 : 15 PNhững việc cần làm khi tắm gội
- HS làm viẹc theo nhóm – Kể những việc cần làm khi tắm gội
- Đại diện nhóm trình bày kết quả - GV nhận xét – Kết luận :
+ Chuẩn bị nước tắm , xà phòng tắm , dầu gội đầu , khăn tắm sạch sẽ
+ Tiến hành tắm theo quy trình
* Xả nước toàn thân
* Gội đầu bằng dầu gội
*Chà xát xà phòng khắp người
* Xả sạch nước sạch
*Lau khô toàn thận bằng khăn tắm.
* Mặc quần áo
3. Củng cố- dặn dò: 3P
- GV nhận xét giờ học .
- Dặn dò: Về nhà thường xuyên tắm gội.
File đính kèm:
- LOP 1B TUAN 25.doc