Câu1: Tại sao dạy học phải lấy học sinh làm trung tâm? Hãy phân tích một ví dụ cụ thể để làm rõ như thế nào là lấy học sinh làm trung tâm trong giờ học Tiếng Việt ở tiểu học.
Câu 2: Nêu các đặc điểm của phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học và cho ví dụ để làm rõ những đặc điểm này.
16 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1650 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp dạy và học Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àn khó) yêu cầu học sinh lựa chọn cách viết đúng …
3. Lỗi phụ âm cuối: mắc-mắt, tan-tang, tai-tay, v-d-gi, vô-dô, x-s.
+Nguyên nhân mắc lỗi: Do ảnh hưởng cách phát âm địa phương.
+Biện pháp phòng ngừa:
-Phối hợp luyện chính âm với chính tả, xác lập mối quan hệ giữa âm và nghĩa giúp học sinh có ý thức trong một số trường hợp phụ âm cuối và âm đầu v, d, gi. Cách phát âm phổ biến của địa phương là chấp nhận được, hiểu được nhưng không phản ảnh đúng chữ viết. Vì vậy khi viết phải có ý thức viết đúng chính tự, không viết theo cách phát âm của địa phương.
-Giáo viên cần xác lập mối quan hệ giữa chữ và nghĩa. Chữ viết khác nhau dẫn đến nghĩa cũng khác nhau. Ví dụ: “lan” khác với “lang”, “mắt” khác với “mắc”, “tai” khác với “tay”, “dò” khác với “vò” về nghĩa… Vì vậy cần có ý thức viết đúng chính tự để không dẫn đến hiểu nhằm về nghĩa.
+Cách chữa: Soạn các bài tập.
-Tìm 2 từ láy có phụ âm đầu v, 2 từ láy có phụ âm đầu d, 2 từ láy có phụ âm đầu gi (Ví dụ: vụng về, dễ dàng, giòn giã).
-Điền ích hoặc ít vào chỗ trống: quả m. .ù., kín m. ù. ,x..ù.. m..ù.., đùa ngh..ï.. , đen k. ï.., ...
Điền dấu ? hoặc ~ vào các chữ viết nghiêng(hoặc gạch chân) sau đây: ngơ ngân, gắt gong, nung nịu, sớm sua, lộng lây, lỏng leo, quanh quân.
+Điền “x” hoặc “s” vào chỗ trống: …inh đẹp, …áng tạo, …xung kích, ánh …ao, chiếc …uồng …
(Tham khảo thêm ở câu 24).
4.Lỗi viết hoa tuỳ tiện, đánh dấu thanh, dấu phụ không đúng vị trí. Ví dụ:
+Nguyên nhân sai: Do học sinh không nắm vững qui tắc viết hoa, qui tắc ghi dấu thanh, dấu phụ. Ví dụ:
-hóa, hóan, mìên, toaị, thúy…
-Nguyễn văn An, Long an, Cửu long…
+Biện pháp phòng ngừa: Giáo viên cần có kế hoạch hướng dẫn qui tắc viết hoa, qui tắc ghi dấu thanh(phía trên âm chính), dấu phụ thật tỉ mỉ, cặn kẽ.
+Cách chữa: Soạn các bài tập.
-Học sinh chép lại các đoạn văn trong các bài Tập đọc, lưu ý các chữ được viết hoa và ghi dấu thanh chính xác.
5.Lỗi viết thừa nét, thiếu nét. Ví dụ:
+Nguyên nhân mắc lỗi: Do học sinh viết cẩu thả, lâu dần thành quen.
+Biện pháp phòng ngừa: Yêu cầu học sinh tập viết nhiều lần chữ viết thừa hoặc thiếu.
Câu 24: Chỉ ra các âm vị (âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối) tiếng Việt có nhiều cách ghi và nêu qui tắc chính tả để ghi các âm này.
1.Aâm đầu có nhiều cách ghi: “cờ”, “gờ”, “ngờ”:
Quy tắc chính tả:
+Khi đứng trước các nguyên âm hàng sau(ví dụ: o, ô, u, uô, a, ă, ơ, â, ư, ươ) thì:
-Phụ âm đầu “cờ” được viết bằng con chữ “c”. Ví dụ: co, cô, cơ, ca, căn, cân, cưa, cương...
-Phụ âm đầu “gờ” được viết bằng con chữ “g”. Ví dụ: gay go, gỗ gụ, guồng, gương ...
-Phụ âm đầu “ngờ” được viết bằng con chữ “ng”.Ví dụ: ngó, ngôn ngữ, nguồn, ngày, ngơ ngẩn, ngượng...
+Khi đứng trước các nguyên âm hàng trước (ví dụ: i, e, ê, iê) thì:
-Phụ âm đầu “cờ” được viết bằng con chữ “k”. Ví dụ: (cái) ki, (ông) ké, (cái) kệ, kiếp (người) ...
-Phụ âm đầu “gờ” được viết bằng con chữ “gh”. Ví dụ: ghi (nhớ), ghe (xuồng), ghê (rợn)...
-Phụ âm đầu “ngờ” được viết bằng con chữ “ngh”. Ví dụ: nghi (thức), nghe, nghề nghiệp ...
+Khi đứng trước âm đệm “u”, phụ âm đầu “cờ” được viết bằng con chữ “q”. Ví dụ: quả quýt, quây quần ...
2.Aâm đệm có nhiều cách ghi: “u”.
+Khi dứng trước âm chính là nguyên âm mở (độ mở của miệng rộng khi phát âm), như các nguyên âm: a, ă, e thì âm đệm được viết bằng con chữ “o”. Ví dụ: oà, oằn, ọc, hoạ hoằn, hoa hoè ...
+Khi đứng trước các nguyên âm còn lại: i, ơ, a, ê âm đệm viết bằng con chữ “u”. Ví dụ: huơ (tay), xuân, huệ ...
+Khi đứng sau “q”, âm đệm bao giờ cũng là “u”. Ví dụ: quả quýt, quây quần...
3.Aâm chính có nhiều cách ghi:
+Nguyên âm đôi “iê”:
-Chữ viết ghi bằng “ia” khi trước nó không có âm đệm và sau nó khôngcó âm cuối. Ví dụ: kia kìa, chia, bia ...
-Chữ viết ghi bằng “ya” khi trước nó có âm đệm “u”. Ví dụ: khuya.
-Chữ viết ghi bằng “iê” khi không có âm đệm và sau nó có âm cuối. Ví dụ: tiên tiến ...
-Chữ viết ghi bằng “yê” khi trước nó có âm đệm hoặc sau nó có âm cuối là bán nguyên âm. Ví dụ: uyển chuyển, yêu ...
+Nguyên âm đôi “uô”:
-Chữ viết ghi bằng “ua” khi sau nó không có âm cuối. Ví dụ: mua, chúa ...
-Chữ viết ghi bằng “uô” khi sau nó có âm cuối. Ví dụ: muộn, tuồn tuột ...
+Nguyên âm đôi “ươ”:
-Chữ viết ghi bằng “ưa” khi sau nó không có âm cuối. Ví dụ: mưa, vừa vừa, xưa ...
-Chữ viết ghi bằng “ươ” khi sau nó có âm cuối. Ví dụ: mườn mượt, ương bướng ...
4.Aâm cuối có nhiều cách ghi:
+Bán âm cuối “u”: Chữ viết ghi bằng “o” khi xuất hiện sau hai nguyên âm rộng “e” và “a”, ví dụ: mèo, keo, cao, sao .. , ghi bằng “u” trong các trường hợp khác, ví dụ: chịu, kêu, chiều, hưu, cau, hươu ...
+Bán âm cuối “i”: Chữ viết ghi bằng “y” khi xuất hiện sau hai nguyên âm ngắn “ă” và “â”, ví dụ: thấy, may ... ghi bằng “i” trong các trường hợp còn lại, ví dụ: ai ơi, núi đồi, gởi, gói ...
Câu 25: Trình bày hệ thống bài tập chính tả và soạn thảo một số bài tập đề minh họa cho từng loại, từng kiểu bài tập chính tả.
1. Bài tập quy tắc chính tả:
a)Phân biệt c-k-q:
+Điền “c” hoặc “k” hoặc “q” vào chỗ trống : …ặp sách, …uốc gia, cái …uốc, …uấn ….uýt, …ệ sách , thanh …iếm, …uân đội…
+Thi tìm nhanh 3 từ có phụ âm đấu là “c”, 3 từ có phụ âm đấu là “k”, 3 từ có phụ âm đấu là “q”.
+Hãy đánh dấu vào ô trống chỉ khả năng kết hợp về phía sau của c, k.
“c” kết hợp với “k” kết hợp với
.a, ă, â .i
.ô, ơ, uô .uô, ua
.ua, ưa .ia
.e, ê, i .a, ô
.ie, ia .e, ê
b)Loại bài tập giúp học sinh viết đúng dấu câu:
+Đặt câu có sử dụng dấu, phẩy, dấu chấm phẩy, dấu chấm …
+Đặt dấu câu đúng cho đoạn văn.
c)Loại bài tập giúp học sinh nhận diện dấu thanh:
+Phân biệt dấu thanh : thanh hỏi, ngã:
Điền dấu ~ hoặc û: suồng sa, cây sa, xa rác, xa hoi, ngơ ngân, gắt gong, nung nịu, sớm sua, lộng lây, long leo, quanh quân, …
+Em hãy xếp các từ sau thành hai cột, một cột dấu hỏi, một cột dấu ngã:
bẽ bàng, bắt bẻ, cái bễ thợ rèn, bể bơi, bỏ quên, cơn bão, dạy bảo, bảo vệ, bảo hiểm, bão táp
2.Bài tập tìm hiểu nghĩa để nhớ cách viết:
+Phân biệt cách viết chữ có gạch chân trong câu: “Bố dặn tôi phải dỗ em khi nó khóc, còn bố đi về quê giỗ bà”,
+Viết 2 câu sử dụng từ “bẽ” và “bẻ”.
+Tìm các từ có âm đầu là “tr” ứng với các nghĩa: tên loại cây, tên đồ dùng …
+Tìm từ có vần “uông” ứng với nghĩa : để nhốt con vật (chuồng); để phát tiếng kêu (chuông).
3. Bài tập âm- vần - tiếng:
a)Bài tập chung: Loại bài tập này yêu cầu học sinh lựa chọn âm-vần-tiếng thích hợp điền vào chỗ trống.
+Điền một kí hiệu vào chỗ trống để hoàn chỉnh một tiếng: …ổ lực (nổ lực), …ay động (lay động) …
+Điền một tiếng hoặc một từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh một câu thơ, câu văn:
-Điền “rung” hay “dung” vào câu văn : Ngọn cây ………… trước gió.
+Phân biệt ưu / iu: Ghép các tiếng sau thành hai câu: gió, em, tem, sưu tập, hiu hiu thổi.
+Phân biệt i /y và o / u:
-Điền âm “o” hay “u” vào chỗ trống: ca… lớn, quả ca…
-Điền âm “y” hay “i” vào chỗ trống: ta… nghe, cánh ta…
b)Bài tập sửa lỗi phát âm mang tính địa phương:
+Điền “x” hoặc “s” vào chỗ trống: …inh đẹp, …áng tạo, …xung kích, ánh …ao, chiếc …uồng …
+Thi tìm 3 từ có phụ âm đầu là “s”, 3 từ có phụ âm đầu là “x”…
+Chọn trong ngoặc các từ thích hợp điền vào chỗ trống: (vở, giở, dở) và (vẻ, dẻ, giẻ)
-hay …… , ……… sách , ……… dang , sách ……
- ……… rách, da ……… , ……… đẹp, vắng ………
+Thay thế những tiếng gạch chân bằng tiếng có phụ âm đầu “v” sao cho nghĩa không đổi:
-Lúa mùa này năng suất nhất định cao hơn vụ trước. (vụ)
-Nó quấn một điếu thuốc lá to tướng , rồi hút phì phèo. (vấn)
+Điền dấu thanh thích hợp: bắt be, be bàng, bao tap, cơn bao …
+Tìm thêm tiếng kết hợp với các tiếng sau để thành từ láy: lã …… , …… sổ, …… thẩn, …… thẫn, ….. hãi , …
+Chọn tiếng đúng trong ngoặc để điền vào chỗ trống trong câu:
-(vẫn, vẩn) : An …… biết điều đó nhưng không làm gì. Nước bị …… đục.
-(bẽ, bẻ) : Tí …… cành cây khô. Nó bị …… mặt trước mọi người.
+Điền thanh hỏi, sắc, nặng vào các tiếng để tạo từ đúng: suy nghi, nghi ngơi, nghi ngợi, lăng le, vui ve, học ve, sưa chữa, hộp sưa, mơ cửa, cậu mơ, rán mơ, …
4.Bài tập để tổ chức trò chơi cho học sinh:
+Thi ghép nhanh phụ âm đầu vào chỗ trống: “s” hay “x”: …ương tay, giọt …ương, …ấu …í, cá ….sấu, …
+Thi xếp thành hai cột: một cột “s”, một cột “x” tên các loại cây: cây si, cây sen, cây xoài, cây sồi, cây sấu, cây sầu riêng, cây xương rồng …
+Tìm các chữ bắt đầu bằng “ngh” và “ng” hoặc “gh” và “g”.
+Thi tìm những tiếng có chứa vần “en” hoặc “eng” có nghĩa như sau: chỉ thái độ sợ hãi; vật chiếu sáng ban đêm(đèn); đồ dùng để xúc đất (xẻng); trái nghĩa với chê (khen); tiếng chuông kêu (keng); …
+Tìm lời giải cho câu đố : học sinh luận theo câu đố để tìm ra chữ đúng:
-Không dấu - Trời rét nằm co/ Thêm huyền – bay lả trên cánh đồng quê ta/Thêm hỏi – xanh tươi mượt mà/ Trâu bò vui gặm nhẩn nha từng đàn. (co – cò – cỏ).
File đính kèm:
- PPDH TiengViet1.doc