TOÁN: PHÉP TRỪ DẠNG 17 – 7
I.Mục tiêu:
- Biết đặt tính và thực hiện phép tính trừ (không nhớ) dạng 17 – 7. Tập trừ nhẩm.
- Làm quen với dạng toán có lời văn bằng cách đọc tóm tắt và viết phép tính thích hợp với hình vẽ
- Rèn kỹ năng tính toán nhanh. Yêu thích toán học.
II.Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Bảng gài, que tính.
2. Học sinh: Que tính, giấy nháp.
Phương pháp: Trực quan, giảng giải, đàm thoại, thực hành
Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 21 - Trường Tiểu học Hải Vĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểm số đúng, rõ ràng, tập hợp nhanh, trật tự .
III/KẾT THÚC:
- Đi thường theo nhịp 2 – 4 hàng dọc trên địa hình tự nhiên .
- Đứng vỗ tay và hát .
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà :
+ Ôn : Các động tác RLTTCB đã học.
Động tác của bài thể dục đã học
- 4 hàng ngang
ê
x x x x x x x x x o
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
- GV điều khiển .
- GV cho HS đi thường theo vòng tròn, khi nghe tiếng còi thì quay lại đi ngược chiều vòng tròn đã đi. Sau khi đi được một đoạn, nghe thấy tiếng còi thì quay lại, đi ngược với chiều vừa đi.
- Từ vòng tròn, GV dùng khẩu lệnh cho HS trở về đội hình hàng ngang .
- Lần 1 GV hô nhịp kết hợp với làm mẫu cho HS nhớ lại cách thực hiện . Lần sau cho cán sự lớp điều khiển, GV quan sát, nhận xét, sửa chữa động tác sai cho HS.
- GV nêu tên động tác, làm mẫu, giải thích và cho HS tập bắt chước. Sau lần tập thứ nhất GV nhận xét, uốn nắn động tác sai , rồi cho tập lần 2.
- Cho 1 – 2 HS thực hiện tốt lên làm mẫu, có nhận xét.
- Sau đó GV chỉ hô nhịp nhưng không làm mẫu .
- GV vừa làm mẫu vừa hô nhịp cho HS làm theo. Sau đó GV chỉ hô nhịp nhưng không làm theo . GV hô liên tục từ động tác này sang động tác tiếp theo, trước khi hô động tác tiếp theo cần nêu tên động tác.
- Có thể tổ chức cho thi xem tổ nào tập đúng, cá nhân nào tập đúng và đẹp .- Khi tập bài thể dục xong, GV cho HS giải tán sau đó cho tập hợp lại, dóng hàng nghỉ nghiêm. Các lần sau cán sự lớp điều khiển, GV giúp đỡ .
- 4 hàng dọc .
- 4 hàng ngang.
- Về nhà tự ôn .
TOÁN: BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN
I.Mục tiêu: Bước đầu hình thành nhận thức về bài toan có lời văn cho học sinh:
Các số (gắn với thông tin đã biết).
Các câu hỏi (chỉ thông tin cần tìm).
Rèn cho học sinh kỹ năng tính nhanh, chính xác.
Yêu thích học toán.
II.Đồ dùng dạy học :
Giáo viên: Tranh minh họa để giải bài toán có lời văn.
Học sinh: Vở bài tập.
Phương pháp: Trực quan, giảng giải, đàm thoại, thực hành…
Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp…
III.Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ: Luyện tập chung.
Bài mới: giải toán có lời văn.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài toán có lời văn.
Treo tranh SGK cho học sinh quan sát.
Bạn đội mũ đang làm gì?
Còn 3 bạn kia?
Vậy lúc đầu có mấy bạn?
Lúc sau có mấy bạn?
Điền số vào chỗ chấm để được bài toán.
Bài toán này gọi là bài toán có lời văn.
Bài toán cho ta biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Hoạt động 2: Luyện tập.
Cho học sinh làm vở bài tập.
Bài 1: Quan sát tranh và ghi số thích hợp.
có … con ngựa đang ăn cỏ
có thêm … con chạy tới
Bài 2: Quan sát tranh vẽ và đọc đề toán.
Bài toán này còn thiếu gì?
Ai xung phong nêu câu hỏi của bài toán?
Các câu hỏi đều phải có từ “hỏi” ở đầu câu.
Trong câu hỏi này đều phải có từ “tất cả”.
Viết dấu “?” cuối câu.
Tương tự cho bài 2/ b, bài 3.
Củng cố - Dặn dò:
Trò chơi: Cùng lập đề toán.
Yêu cầu nhìn tranh và ghi thông tin còn thiếu vào chỗ chấm để được bài toán hoàn chỉnh.
Nhận xét.
Về nhà tập nhìn tranh và đặt đề toán ở sách toán 1.
Chuẩn bị: giải bài toán có lời văn.
Hát.
Học sinh quan sát.
… đứng chào.
… đang đi tới.
… 1 bạn.
… 3 bạn.
Học sinh điền.
Học sinh đọc đề toán.
… có 1 bạn, thêm 3 bạn nữa.
… hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?
Học sinh làm vở.
Học sinh quan sát và viết.
… 3 con.
… 2 con.
Học sinh đọc đề toán.
… câu hỏi.
Hỏi có tất cả mấy con gà.
Hỏi có bao nhiêu con gà?
Học sinh viết câu hỏi vào vở.
Học sinh đọc lại đề toán.
Học sinh thực hiện.
1 học sinh đại diện nhóm lên trình bày.
Lớp nhận xét.
TẬP VIẾT : s BÀI VIẾT TUẦN 19
I.Mục đích yêu cầu:
-Giúp HS nắm được nội dung bài viết, đọc được các từ trong bài viết.
-Viết đúng độ cao các con chữ , viết theo kiểu chữ thường
-Biết cầm bút, tư thế ngồi viết.
II.Đồ dùng dạy học:
-GV: Mẫu bài viết, vở viết, bảng … .
-HS: Vở tập viết
Phương pháp: Trực quan, giảng giải, đàm thoại, thực hành…
Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp…
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.KTBC:
2.Bài mới :
Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài.
GV hướng dẫn học sinh quan sát bài viết.
GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu cách viết.
bập bênh lợp nhà
xinh đẹp bếp lửa
giúp đỡ ướp cá
Gọi học sinh đọc nội dung bài viết.
Phân tích độ cao, khoảng cách các chữ ở bài viết.
HS viết bảng con.
GV nhận xét và sửa sai cho học sinh trước khi tiến hành viết vào vở tập viết.
GV theo dõi giúp các em yếu hoàn thành bài viết của mình tại lớp.
3.Thực hành :
Cho HS viết bài vào tập.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết
4.Củng cố - Dặn dò:
Hỏi lại tên bài viết.
Gọi HS đọc lại nội dung bài viết.
Thu vở chấm một số em.
Nhận xét tuyên dương.
Viết bài ở nhà, xem bài mới.
HS nêu tựa bài.
HS theo dõi ở bảng lớp.
bệp bênh, lợp nhà, xinh đẹp, bếp lửa, giúp đỡ, ướp cá.
HS tự phân tích.
Học sinh nêu : các con chữ được viết cao 5 dòng kẽ là: h, b. Các con chữ được viết cao 4 dòng kẽ là: đ. Các con chữ kéo xuống tất cả 5 dòng kẽ là: g, 4 dòng kẽ là: p, còn lại các nguyên âm viết cao 2 dòng kẽ.
Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 vòng tròn khép kín.
Học sinh viết 1 số từ khó.
HS thực hành bài viết
HS nêu: bập bênh, lợp nhà, xinh đẹp, bếp lửa, giúp đỡ, ướp cá.
TẬP VIẾT : BÀI VIẾTTUÀN 20
I.Mục đích yêu cầu :
-Giúp HS nắm được nội dung bài viết, đọc được các từ trong bài viết.
-Viết đúng độ cao các con chữ.
-Biết cầm bút, tư thế ngồi viết.
II.Đồ dùng dạy học:
-GV: Mẫu bài viết, vở viết, bảng … .
-HS: Vở tập viết
- Phương pháp: Trực quan, giảng giải, đàm thoại, thực hành…
- Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp…
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.KTBC:
2.Bài mới :
Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài.
GV hướng dẫn học sinh quan sát bài viết.
GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu cách viết.
Gọi học sinh đọc nội dung bài viết.
Phân tích độ cao, khoảng cách các chữ ở bài viết.
Sách giáo khoa, hí hoáy, khoẻ khoắn, áo choàng, kế hoạch, khoanh tay
HS viết bảng con.
GV nhận xét và sửa sai cho học sinh trước khi tiến hành viết vào vở tập viết.
GV theo dõi giúp các em yếu hoàn thành bài viết của mình tại lớp.
3.Thực hành : (20’)
Cho HS viết bài vào tập.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết
4.Củng cố - Dặn dò:
Hỏi lại tên bài viết.
Gọi HS đọc lại nội dung bài viết.
Thu vở chấm một số em.
Nhận xét tuyên dương.
Viết bài ở nhà, xem bài mới.
HS nêu tựa bài.
HS theo dõi ở bảng lớp.
Sách giáo khoa, hí hoáy, khoẻ khoắn, áo choàng, kế hoạch, khoanh tay.
HS tự phân tích.
Học sinh nêu : các con chữ được viết cao 5 dòng kẽ là: h. Các con chữ kéo xuống tất cả 5 dòng kẽ là: g, y. Còn lại các nguyên âm viết cao 2 dòng kẽ, riêng âm s viết cao 1,25 dòng kẻ.
Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 vòng tròn khép kín.
Học sinh viết 1 số từ khó.
HS thực hành bài viết
Sách giáo khoa, hí hoáy, khoẻ khoắn, áo choàng, kế hoạch, khoanh tay.
TOÁN: ÔN LUYỆN
I.Mục tiêu
- HS bước đầu nhận biết được bài toán có lời văn gồm các số và câu hỏi
- Biết đặt câu hỏi cho bài toán
II.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1. Bài mới :
GT trực tiếp : Ghi tựa “ôn luyện”
Hoạt động 2.HD làm các bài tập :
Bài 1 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán
GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ điền số thích hợp để có bài toán
GV nhận xét ghi điểm
Bài 2: Viết tiếp câu hỏi để có bài toán
GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ
Yêu cầu các em câu hỏi của bài toán.
GV theo dõi nhận xét sữa sai.
Bài 3 : Viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán
GV gợi ý cho HS làm bài
GV chấm chữa bài
Hoạt động 3: Củng cố:
Làm lại bài ở VBT, xem bài mới.
HS điền số đọc bài toán
HS đọc lại bài toán
HS làm bài ở vở bài tập
TIẾNG VIỆT : LUYỆN HỌC VẦN
I .Mục đích yêu cầu :
HS đọc viết thành thạo vần iêp , ươp và các tiếng từ ứng dụng
Luyện tập làm đúng các bài tập
II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Luyện đọc
GV hướng dẫn HS đọc đúng các vần iêp , ươp và các tiếng từ ứng dụng
GV hướng dẫn cách đọc cho HS
Hoạt động 2 : Luyện viết bảng con
GV hướng dẫn cách viết các vần iêp , ươp , rau diếp , tiếp nối , giàn mướp , nghề nghiệp, đón tiếp
Hoạt động 3: Luyện tập
HD HS Làm bài tập trong vở bài tập
Bài 1: Nối theo mẫu
GV hướng dẫn cho HS đọc và nối đúng.
Bài 2: Điền vần iêp hay ươp
GV hướng dẫn HS quan sát tranh điền vần đúng nội dung của từng tranh
Bài 3 : Viết theo mẫu
GV chấm bài nhận xét bài viết đẹp
Hoạt động 3 : Nhận xét
GV thu bài chấm
Nhận xét bài viết của HS
Hoạt động 4 : Dặn dò
Về nhà đọc lại bài
Luyện viết vào vở ô ly.
- HS đọc theo cá nhân , nhóm , lớp
- Viết đúng theo mẫu
- HS làm bài nối theo mẫu
-HS QS hình vẽ chọn vần điền đúng vần. HS đọc các từ
-HS viết bài theo mẫu
HS nhớ lời cô dặn
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ : SINH HOẠT LỚP
I/ Mục tiêu :
HS thấy được những ưu khuyết điểm trong tuần qua
Có hướng khắc phục trong tuần tới
II/ Các hoạt động dạy học :
1/ GV nhận xét , đánh giá các hoạt đông trong tuần qua:
*Ưu điểm :
- Các em có nhiều tiến bộ vươn lên trong học tập
Đi học chuyên cần, đảm bảo sĩ số
Nhiều em tiến bộ như : Hà, Phong, Huyền , Hằng , Thành
Có đầy đủ đồ dùng sách vở của học kì 2
Chăm chỉ trong học tập , biết vâng lời cô giáo như : Diễm , Ý , Như , Lành
Vệ sinh sạch sẽ gọn gàng
Đồng phục đúng theo qui định.
Tuyên dương: Trung , Hà , Diễm , Mùi , Ý , Oanh , Như , Hằng
* Tồn tại :
- Một số em còn thiếu đồ dùng học tập : Phi , Quang , Phương
- Các em cần cố gắng hơn nữa như :Kim , Thư , Quân
2/ Kế hoạch :
Có đầy đủ sách vở cho học kì 2
Đi học đầy đủ , đúng giờ
Chăm chỉ trong học tập
Học bài làm bài đầy đủ khi đến lớp
Thực hiện tốt các nề nếp
Chú trọng công tác vệ sinh trường lớp và khuôn viên
Trong lớp cần chú ý học tập
Đồng phục phải đúng theo qui định
Tham gia tốt các phong trào của lớp, của đội
************************************************************************
File đính kèm:
- Giáo án lớp 1(Tuần 21).doc