Mục tiêu:
- Cho HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của bài hát.
- Cho hs biết tên thật của tác giả là Đặng Trí Dũng
-Nắm được cách gõ đệm theo phách.
- Giáo dục cho hs lòng yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
GV: Hát chuẩn xác bài hát
Nhạc cụ quen dùng
HS: Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: Ktra sĩ số.
2. Kiểm tra: Gọi 2 em hát 2 bài hát vừa ôn
GV nhận xét.
3. Bài mới:
6 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 944 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 môn Âm nhạc - Tiết 6: Học hát bài: Tìm bạn thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cho HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của bài hát.
- Cho hs biết tên thật của tác giả là Đặng Trí Dũng
-Nắm được cách gõ đệm theo phách.
- Giáo dục cho hs lòng yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
GV: Hát chuẩn xác bài hát
Nhạc cụ quen dùng
HS: Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy và học:
ổn định: Ktra sĩ số.
Kiểm tra: Gọi 2 em hát 2 bài hát vừa ôn
GV nhận xét.
Bài mới:
*Phần mở đầu:
Hôm nay chúng ta sẽ học1 bài hát mới của nhạc sĩ Việt Anh mà tên thật của ông là Đặng Trí Dũng.
*Phần hoạt động:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Học hát: Tìm bạn thân. (lời 1)
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo phách
GV giới thiệu bài: Lần đầu tiên đến trường học ai cũng muốn kết bạn với nhiều bạn mới. Hôm nay chúng ta sẽ học 1 bài hát nói về điều đó.
- Cho lớp nghe hát mẫu.
- HD đọc lời ca
- Cho HS khởi động giọng bằng âm Na với 3 nốt Đồ – Mi- -Son
GV dạy giai điệu từng câu theo lối móc xích
- Cho HS hát lời 1
- Chia lớp làm 2 nhóm hát
- GV nhận xét
- GV làm mẫu và HD HS cách vỗ tay theo phách:
Nào ai ngoan ai xinh ai tươi.
* * * *
- Cho từng nhóm tập
- GV gọi từng nhóm thực hiện và nhận xét
- Lớp nghe
Lớp đọc đồng thanh
Lớp khởi động theo cao độ của đàn
- Lớp thực hiện theo HD của GV
- Lớp hát lời 1
- Từng nhóm hát
- Lớp theo dõi
- Từng nhóm thực hiện
* Phần kết thúc:
4. Củng cố: Cho lớp hát lại lời 1
GV nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Học thuộc lời 1 kết hợp vỗ tay theo phách
Lớp 2
Tiết 6: Học hát bài: múa vui
Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước I. Mục tiêu:
- Giới thiệu cho hs biết bài hát Múa vui của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước cho hs hát đúng giai điệu và lời ca.
- Giúp các em biết kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp.
- Giáo dục cho hs lòng yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
GV: Thuộc lời và hát chuẩn xác bài hát
Nhạc cụ quen dùng
HS: Sách tập hát nhạc 2
III. Các hoạt động dạy và học:
ổn định: Ktra sĩ số
Kiểm tra: Gọi 2 em hát bài Xoè hoa
GV nhận xét
Bài mới:
*Phần mở đầu: Hôm nay chúng ta học bài hát mới của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đó là bài Múa vui.
*Phần hoạt động:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Dạy hát bài: Múa vui.
Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay theo phách, nhịp.
- GV cho lớp khởi động giọng theo đàn với các nốt: đồ- mi- son.
- Cho lớp nghe hát mẫu.
- Cho hs đọc lời ca.
- GV chia câu và dạy từng câu theo lối móc xích (chia làm 4 câu)
- GV hát mẫu câu 1 và đàn lại 2 lần cho hs nghe.
- Lấy nhịp cho lớp hát.
- Tương tự như vậy với các câu tiếp theo.
- Chia lớp làm 2 nhóm.
- GV kiểm tra từng nhóm.
- GV nhận xét.
- GV làm mẫu cách vỗ tay theo phách:
“Cùng nhau múa xung quan hvòng”
* * *
- GV hướng dẫn hs thực hiện.
- GV làm mẫu cách vỗ tay theo nhịp:
“Cùng nhau múa xung quanh vòng”
* *
Hướng dẫn hs thực hiện.
- Chia lớp làm 4 nhóm và kiểm tra từng nhóm.
- GV nhận xét.
Lớp thực hiện
Lớp nghe.
Lớp đọc đồng thanh.
HS theo dõi bảng.
HS nghe và ghi nhớ.
Cả lớp hát theo hướng dẫn của giáo viên.
Từng nhóm thực hiện.
- Lớp theo dõi và ghi nhớ.
Lớp thực hiện theo hướng dẫn.
Lớp theo dõi và ghi nhớ.
Lớp thực hiện theo hướng dẫn.
Từng nhóm thực hiện.
*Phần kết thúc:
4. Củng cố: - Lớp hát lại bài hát kết hợp 2 cách vỗ tay.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: - VN: Học thuộc lời ca và tìm 1 số động tác phụ hoạ cho bài hát.
Lớp 3
Tiết 6:
Ôn bài hát: Đếm sao
Trò chơi âm nhạc
I. Mục tiêu:
- Ôn lại bài hát Đếm sao và chơi trò chơi âm nhạc
- Hát đúng giai điệu thuộc lời ca kết hợp hát với gõ đệm.
- Giáo dục cho các em lòng yêu mến môn học và tình cảm yêu thiên nhiên đất nước.
II. Chuẩn bị;
GV: Nhạc cụ quen dùng.
1 vài động tác minh họa đơn giản
HS: SGK âm nhạc 3 + thanh phách.
III. Các hoạt động dạy và học:
ổn định: Kiểm tra sĩ số:
kiểm tra: Gọi 2 em hát bài Đếm sao
GV nhận xét
Bài mới:
*Phần mở đầu:
Giờ học này chúng ta ôn lại bài Đếm sao và kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp.
*Phần hoạt động:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Ôn bài hát: Đếm sao
Cho lớp nghe lại bài hát 1 lần.
Lấy nhịp cho lớp hát theo tiết tấu của đàn.
Hướng dẫn hs hát kết hợp gõ đệm theo phách:
Một ông sao sáng, hai ông sáng sao
* * * ** * ** * ***
Chia lớp làm 4 tổ thực hiện.
GV kiểm tra từng tổ và nhận xét.
Hướng dẫn hs hát kết hợp gõ theo nhịp:
Một ông sao sáng, hai ông sáng sao
* * * *
Cho từng tổ thực hiện
GV nhận xét.
GV hướng dẫn hs 1 số động tác vận động đơn giản như:
Cho 2 hs ngồi đối diện nhau p’1 2hs vỗ tay vào nhau, p’2,3 tự vỗ vào đùi.
GV kiểm tra 2 em.
GV kiểm tra 1 tổ.
GV nhận xét.
Lớp nghe
Cả lớp hát theo đàn
HS thực hiện theo hướng dẫn.
4 tổ thực hiện.
Từng tổ trình bày.
HS thực hiện theo hướng dẫn.
Từng tổ trình bày.
HS theo dõi ghi nhớ để thực hiện.
2 em trình bày.
1 tổ trình bày
Hoạt động 2: trò chơi âm nhạc
Hướng dẫn hs hát từng câu mỗi câu với 1 nguyên âm: A, O, U, Ư
Một ông sao sáng, hai ông sáng sao
A A A A U U U U
GV chỉ địng từng nhóm hát theo nguyên âm của GV đưa ra.
GV nhận xét.
Lớp theo dõi và ghi nhớ.
Nhóm hát giai điệu theo nguyên âm A,U, Ư, O.
*Phần kết thúc:
4. Củng cố:
Lớp hát lại bài hát kết hợp gõ đệm theo phách.
Gv nhận xét giờ học
5. Dặn dò:
VN: Tìm 1 vài động tác phụ hoạ phù hợp với lời ca của bài hát.
Lớp 4
Tiết 6: - Tập đọc nhạc số 1: son la son
- Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc
I. Mục tiêu:
- Giúp hs đọc đúng độ dài nốt đen, nốt trắng bài TĐN số 1
- Phân biệt được hình dáng các loại nhạc cụ dân tộc và gọi đúng tên các loại nhạc cụ đó.
- Giáo dục cho hs có 1 số kiến thức về các loại nhạc cụ.
II. Chuẩn bị:
GV: Nhạc cụ quen dùng
Hình vẽ các loại nhạc cụ dân tộc như: đàn nhị, đan tam, đàn tứ, đàn tỳ bà.
HS: SGK âm nhạc 4
III. Các hoạt động dạy và học:
1.ổn định: Ktra sĩ số
2. Ktra bài cũ: Gọi 2 em đọc tên 7 nốt nhạc từ trên xuống thấp
Gv n.xét
3. Bài mới:
* Phần mở đầu:
- Cho lớp ôn lại 2 bài tiết tấu đã học giờ trước
- GV giới thiệu nội dung tiết học.
* Phần hoạt động:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: TĐN số 1: Son-La-Son
Hoạt động 2: Giới thiệu 1 vài nhạc cụ dân tộc
+) Giới thiệu bài TĐN:
GV treo bảng phụ.
? Bài TĐN viết ở loại nhịp gì? có mấy nhịp?( nhịp 2/4 có 8 nhịp).
Bài dược chia làm 2 câu mỗi câu có 4 nhịp.
+) Đọc tên nốt nhạc:
Gọi hs đọc tên nốt trên khuông.
Cho lớp đọc đồng thanh GV chỉ từng nốt.
+) Luyện cao độ:
? Nốt thấp nhất và nốt cao nhất trong bài? (đồ-la)
GV đàn 5 nốt: đô-rê-mi-son-la và cho hs đọc theo đàn, đọc lên rồi đọc xuống.
+) Luyện tiết tấu:
Hướng dẫn hs thực hiện.
GV cho hs gõ và đọc theo hình nốt: đen, đen, trắng
+) Tập đọc từng câu:
GV đàn giai điệu cả bài 1 lần.
Đàn câu thứ nhất 3 lần cho hs nghe và nhẩm theo.
GV lấy nhịp để hs đọc.
Tương tự như vậy với các câu tiếp theo.
+) Đọc cả bài:
GV đàn giai điệu cả bài cho hs đọc theo.
GV cho hs đọc không đàn để sửa những chỗ sai của hs.
+) ghép lời ca:
GV chia lớp làm 2 nhóm: nhóm 1 đọc nhạc, nhóm 2 hát lời ca và ngược lại.
GV ktra từng nhóm
GV nhận xét từng nhóm có động viên và tuyên dương.
- GV treo tranh và giới thiệu từng loại (theo sách giáo viên).
GV chỉ từng loại nhạc cụ và hỏi hs:
? Đây là loại đàn gì?
? Loại đàn này có mấy dây?
GV củng cố lại 1 lần nữa.
Lớp theo dõi
HS trả lời
HS đứng tại chỗ đọc
Lớp đọc đồng thanh
HS trả lời
HS thực hiện theo hướng dẫn
Lớp thực hiện theo hướng dẫn của gv.
Lớp nghe và nhẩm theo đàn.
Lớp thực hiện.
Lớp đọc theo đàn.
Lớp đọc không có đàn.
Từng nhóm thực hiện
- Lớp theo dõi và ghi nhớ.
HS trả lời câu hỏi của giáo viên.
* Phần kết thúc:
4. Củng cố: - Nhắc lại nội dung đã học.
- Lớp đọc lại bài đọc nhạc có ghép lời ca.
5. Dặn dò: - VN: Đọc nhiều lần bài đọc nhạc.
Lớp 5
Tiết 6: Học hát bài: Con chim hay hót
Nhạc: Phan Huỳnh Điểu
Lời: Theo đồng dao
I. Mục tiêu:
- Cho hs hát đúng giai điệu và lời ca bài hát.
- Giới thiệu cho các em biết thêm 1 bài đồng dao được phổ nhạc thành bài hát, có tính chất vui tươi, dí dỏm, ngộ nghĩnh.
- Giáo dục cho hs thêm yêu và gắn bó với thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
GV: Đàn và hát chuẩn xác bài hát
Nhạc cụ quen dùng
Sưu tầm 1 số bài đồng dao quen thuộc với trẻ em.
HS: SGK âm nhạc 5 + nhạc cụ gõ.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định: Ktra sĩ số:
2. Kiểm tra: Gọi 2 em đọc bài TĐN số 2
GV nhận xét.
3. Bài mới:
*Phần mở đầu:
GV giới thiệu tác giả: Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điếu sinh năm 1924 tại Đà Nẵng ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Bóng cây kơnia, Thuyền và biển,... Ông còn viết nhiều bài hát cho trẻ em như: Đội kèn tí hon, Nhớ ơn Bác, Những em bé ngoan,
*Phần hoạt động:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Học hát bài: Con chim hay hót
GV giới thiệu bài hát và ảnh tác giả
Đồng dao là những câu văn vần được truyền miệng trong sinh hoạt của trẻ từ xa xưa. Khi hát đồng dao trẻ thường kết hợp nhiều trò chơi thú vị. Dựa trên 1 bài đồng dao, nhạc sĩ đã sáng tác ra bài hát Con chim hay hót có giai điệu vui tươi, ngộ nghĩnh, sinh động.
- Cho lớp nghe hát mẫu.
- Hướng dẫn đọc lời ca
- GV cho hs khởi động giọng theo đàn với các nốt: đô-mi-son-đô.
- GV chia bài hát làm 6 câu và dạy từng câu theo lối móc xích:
- GV hát mẫu 1 lần và đàn giai điệu 2 lần câu 1, và lấy nhịp cho hs hát.
- Tương tự như vậy với các câu tiếp theo.
Cho lớp ghép cả bài.
Chia lớp làm 2 nhóm thực hiện.
GV nhận xét.
Lớp nghe
Lớp theo dõi
HS đọc đồng thanh.
HS luyện thanh theo mẫu âm Na.
Lớp theo dõi và thực hiện theo hướng dẫn.
- Lớp hát đúng tiếng luyến và thể hiện đúng những nốt ngân dài
- Từng nhóm thực hiện.
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
GV hướng dẫn cách gõ đệm theo nhịp và theo phách.
+) Theo phách:
Con chim hay hót nó đứng nó hót
* * * * *
+) Theo nhịp:
Con chim hay hót nó đứng nó hót
* * *
Chia lớp làm 2 nhóm kiểm tra từng nhóm.
GV nhận xét.
Lớp theo dõi và ghi nhớ để thực hiện.
Từng nhóm trình bày.
*Phần kết thúc:
4. Củng cố:
Lớp hát lại bài hát 1 lần
GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
VN: Học thuộc bài hát Con chim hay hót.
File đính kèm:
- GA am nhac tuan 6 lop 15 da sua.doc