Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tuần 23 - Tiết 25, Bài 24: Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - Năm học 2013-2014 - Võ Thị Hoa

Hoạt động 1: Tìm hiểu lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố.

Chiếu ? Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố trong hoàn cảnh nào?

HS: Trình bày theo bài soạn.

GV: Kết luận , ghi bảng .

GV khẳng định: Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít là điều kiện khách quan bên ngoài rất thuận lợi, tạo thời cơ cho nhân dân ta vùng lên giành lại độc lập dân tộc. Vậy lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố -> mục 2.

Chiếu ? Lệnh tổng khởi nghĩa ban bố bao gồm những nội dung nào?

HS: Dựa vào SGK trả lời.

GV: Kết luận, ghi bảng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tuần 23 - Tiết 25, Bài 24: Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - Năm học 2013-2014 - Võ Thị Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn: 23 Ngaøy soaïn: 18/ 01/ 2014 Tieát : 25 Ngaøy daïy: 22/ 01/ 2014 BÀI 24. TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG 8/1945 VÀ SỰ THÀNH LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CÔNG HOÀ I/ Mục tiêu bài học 1.Về kiến thức: Học sinh nắm được: - Thời cơ khởi nghĩa và lệnh tổng khởi nghĩa. - Cuộc tổng khởi nghĩa trong toàn quốc. - Thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và ra đời bản tuyên ngôn độc lập. - Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhan thắng lợi của cách mạng tháng Tám. 2.Về tư tưởng: Giáo dục học sinh lòng kính yêu Hồ Chủ tịch, niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào cách mạng. 3.Về kỷ năng: rèn cho học sinh: - Tường thuật diễn biến của cách mạng tháng Tám - Phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử. II/Chuẩn bị 1/Giáo viên: - Giáo án, kết hợp với bài giảng điện tử. - Phiếu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, bảng phụ. 2/ Học sinh: Sách giáo khoa,vở bài học. Học và soạn bài theo hướng dẫn của GV. III/Tiến trình dạy và học 1/ Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 2/ Giới thiệu bài mới: Sau khi Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện, bọn phát xít Nhật ở Đông Dương hoang mang giao động đến cực điểm. Trong hoàn cảnh đó lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố, cách mạng tháng 8/1945 diễn ra và giành thắng lợi nhanh chóng, nước VNDCCH ra đời, để giúp các em hiểu và khắc sâu quá trình đó, tiết học hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu bài 23:Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 và sự thành lập nước VNDCCH. 3/ Bài mới: I/ Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố. Chiếu ? Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố trong hoàn cảnh nào? HS: Trình bày theo bài soạn. GV: Kết luận , ghi bảng . GV khẳng định: Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít là điều kiện khách quan bên ngoài rất thuận lợi, tạo thời cơ cho nhân dân ta vùng lên giành lại độc lập dân tộc. Vậy lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố -> mục 2. Chiếu ? Lệnh tổng khởi nghĩa ban bố bao gồm những nội dung nào? HS: Dựa vào SGK trả lời. GV: Kết luận, ghi bảng. Chiếu ? Em có suy nghĩ gì về chủ trương của Đảng? HS: chủ trương của Đảng sáng suốt, kịp thời Chiếu: Hình ảnh cây đa và đình Tân Trào nơi diễn ra : HNTWĐ và ĐHQDân. GV kết luận: Như vậy Đảng đã chuẩn bị mọi mặt cho tổng khởi nghĩa, nhân dân ta khắp nơi từ thành thị đến nông thôn, từ rừng núi đến hải đảo đã sẳn sàng đứng dậy giành chính quyền . Hà Nội một trong những trung tâm kinh tế, chính trị lớn của cả nước giành chính quyền như thế nào -> Mục II. 1)Hoàn cảnh: * Thế giới: - Chiến tranh thế giới hai đang tới những ngày cuối cùng - Ngày 15/8/1945 phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện . *Trong nước: - Quân Nhật hoang mang.giao động cực độ. - Cao trào kháng Nhật cứu nước sôi nổi , rộng khắp -> Thời cơ cách mạng “ngàn năm có một” đã đến 2)Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố: - Ngay khi nghe tin chính phủ Nhật đầu hàng, UB khởi nghĩa toàn quốc được thành lập, ra Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy. - Ngày 14 và 15/8/1945 hội nghị toàn quốc Đảng họp ở Tân Trào, quyết định phát động tổng khởi, giành chính quyền trước khi quân Đồng minh kéo vào nước ta. - Ngày 16/8/1945 Đại hội quốc dân được tiến hành ở Tân Trào tán thành lệnh tổng khởi nghĩa, lập Uỷ ban Dân tộc giải phóng do Hồ Chí Minh làm chủ tịch ->“lòng dân hợp ý Đảng” II/ Giành chính quyền ở Hà Nội Hoạt động 2: Tìm hiểu về quá trình giành chính quyền ở Hà Nội. Chiếu ? Cuộc khởi nghĩa tại Hà Nội diễn ra dưới hình thức nào? HS: trình bày theo bài soạn. GV tường thuật: Hà Nội ngay từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp, không khí cách mạng sôi nổi. Việt Minh hoạt động khắp thành phố. Ngày 15/8 tổ chức diễn thuyết công khai tại ba rạp hát lớn trong thành phố. Ngày 16/8 truyền đơn biếu ngữ kêu gọi khởi nghĩa xuất hiện khắp nơi. Chính quyền bù nhìn thân Nhật lung lay đến tận gốc rễ. Chiếu : Hình ảnh cuộc mít tinh tại nhà hát lớn Hà Nội (198/1945). GV tường thụât tiếp: Ngày 19/8/1945 đồng bào rầm rập kéo tới quảng trường Nhà hát lớn dự mít tinh do MTVM tổ chức. Cuộc mít tinh đã biến thành biểu tình đánh chiếm các công sở chính quyền địch, khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội. Trong cuộc mít tinh bài hát “Tiến quân ca” của Nhạc sĩ Văn Cao lần đầu tiên được vang lên, sau này trở thành quốc ca của nước Việt Nam. GV chuyển ý: Thắng lợi ở Hà Nội có ý nghĩa làm bàn đạp giành chính quyền thắng lợi trong cả nước -> mục III. - Khởi nghĩa diễn ra dưới nhiều hình thức: diễn thuyết, rãi truyền đơn, mít tinh, biểu tình... - Ngày 19/8/1945 giành thắng lợi. -> Ý nghĩa: Cổ vũ cách mạng trong cả nước. III/ Giành chính quyền trong cả nước Hoạt động 3: Tìm hiểu về quá trình giành chính quyền trong cả nước. Thảo luận nhóm: 3 phút Điền thông tin còn thiếu vào bảng niên biểu sự kiện chính cách mạng tháng 8/1945 Thời gian Sự kiện và ý nghĩa của sự kiện 14->18/8 1 19/8 Giành chính quyền ở Hà Nội -> cổ vũ trong cả nước, kẻ thù hoang mang. 23/8 2 25/8 3 28/8 4 2/9 5 HS: Làm bài và trình bày kết qủa Chiếu : Bảng thống kê đầy đủ thông tin. GV: Gợi ý HS nhận xét , chấm chéo kết quả. Chiếu lược đồ: Trình bày sơ giúp HS xác định địa danh quan trọng, khởi nghĩa địa phương Lâm Đồng, hình ảnh bảo đại thoái vị. GV kết luận: Như vậy tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 nổ ra và giành thắng lợi nhanh chóng chỉ trong vòng 15 ngày, cách mạng tháng 8/1945 có ý nghĩa lich sử và nguyên nhân thắng lợi nào - > mục IV. Thời gian Sự kiện và ý nghĩa của sự kiện 14->18/8 Bắc Giang, Hà Tĩnh, Hải Dương, Quảng Nam giành chính quyền sớm nhất. 19/8 Giành chính quyền ở Hà Nội -> cổ vũ trong cả nước, kẻ thù hoang mang. 23/8 Giành chính quyền ở Huế -> Cổ vũ miền Trung, chính quyền phong kiến sụp đổ. 25/8 Giành chính quyền ở Sài Gòn -> Cổ vũ miền Nam. Chính quyền địch tê liệt hoàn toàn. 28/8 Giành chính quyền ở các tỉnh cuối cùng Hà Tiên, Đồng Nai Thượng. Tổng khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi. 2/9 Hồ Chí Minh, đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. IV/ Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám Hoạt động 4: Tìm hiểu Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám Chiếu ? Cách mạng tháng 8/1945 có ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với dân tộc Việt Nam và quốc tế? HS: suy nghĩ trả lời. GV: Phân tích thêm, liên hệ ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga. GV liên hệ: Củng cố hoà bình ở ĐNA, đặc biệt các nước chung bán đảo Đông Dương. Lào 10/1945 tuyên bố độc lập. Chiếu ? Nguyên nhân nào dẫn đến thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945? GV: Liên hệ với kiến thức cũ 1)Ý nghĩa lịch sử * Đối với dân tộc Việt Nam: là sự kiện lịch sử vĩ đại: - Phá tan hai xiềng xích nô lệ Nhật – Pháp. - Lật đổ ngai vàng phong kiến. - Thành lập nước VNDCCH, đưa nhân dân ta lên làm chủ đất nước. - Mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc – kỉ nguyên độc lập, tự do. * Đối với quốc tế: - Cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc đấu tranh giành độc lập. - Cũng cố hoà bình thế giới. 2)Nguyên nhân thắng lợi: * Chủ quan: - Dân tộc ta có truyền thống yêu nước sâu sắc, kiên cường, bất khuất. - - Khối đoàn kết toàn dân -> mặt trận Việt Minh. - Sự lãnh đạo tài tình, đúng đắn, sáng suốt, kịp thời của Đảng và Bác Hồ. * Khách quan: Điều kiện quốc tế thuận lợi, Liên Xô và các nước Đồng minh đã đánh bại phát xít. 4/Củng cố GV điểm lại nội dung trọng tâm của bài. Xem phim tư liệu: Về cách mạng tháng 8/1945. 5/Hướng dẫn học tập ở nhà: - Về nhà lập niên biểu diễn biến chính về cách mạng tháng Tám theo mẫu: Thời gian Sự kiện 14 ->18/8 19/8 23/8 25/8 28/8 2/9 - Học kỷ mục IV. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi. - Chuẩn bị bài mới: Đọc SGK bài 24 và trả lời câu hỏi theo SGK vào vở soạn. IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTUAN 23 SU 9 TIET 25 2013 2014.doc
Giáo án liên quan