Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Phần lịch sử thế giới (1945-2000)

a-Sự thành lập: Từ ngày 25/4 đến ngày 26/6/1945, một Hội nghị quốc tế họp ở Xan phran xixcô (Mỹ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước đã thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc. Đến ngày 24/10/1945, Hiến chương Liên Hợp Quốc chính thức có hiệu lực (ngày Liên Hợp Quốc)

b- Mục đích:

+ Duy trì nền hòa bình và an ninh thế giới.

+ Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nướctrên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc

c- Nguyên tắc hoạt động:

+ Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc

+ Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

+ Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình.

+ Liên Hợp Quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.

+ Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn: Liên Xô (Nga), Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc)

d-Các cơ quan chính:

 

doc28 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Phần lịch sử thế giới (1945-2000), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành quân “bình định-lấn chiếm” vùng giải phóng của ta *Chủ trương của ta: Nghị quyết 21 của trung ương Đảng(7/1973): nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiếp lục con đường bạo lực, nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.  * Chiến thắng Phước Long: -Cuối 1974-đầu 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự, trọng tâm ở đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch Dường số 14-Phước Long (1/1975). Chính quyền Sài Gòn phản ứng mạnh đưa quân tái chiếm lại nhưng thất bại cong Mỹ chỉ phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe dọa từ xa. - Ý nghĩa: Chiến thắng Phước Long cho thấy rõ sự lớn mạnh của ta, sự suy yếu của quân đội Sài Gòn và khả năng can thiệp của Mĩ là rất hạn chế. Chiến thắng phước Long là cơ sở để Bộ chính trị quyết định giải phóng miền Nam trong năm 1975-1976 2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.             a/ Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam    -Cuối năm 1974 đầu năm 1975, trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi nhanh chóng có lợi cho cách mạng:    +Sau hiệp định Pari, Mỹ đã rút hết quân đội về nước    +Sau chiến thắng Phước Long, cho thấy suy yếu của quân đội Sài Gòn và khả năng can thiệp của Mĩ là rất hạn chế ->điều kiện thuận lợi cho cách mạng miền Nam -Trên cơ sở đó, Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 – 1976, nhưng nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”. Bộ chính trị nhấn mạnh sự cần thiết phải tranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh             b-Diễn biến:(4/3-2/5/1975) *Chiến dịch Tây Nguyên (4/3-24/3/1975) -Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, do địch nhận định sai hướng tấn công của ta nên lực lượng ở đây mỏng. Bộ chính trị đã chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975 - Diễn biến + Đầu tháng 3/1975, ta đánh nghi binh ở Plâycu, Kon Tum. + 10/3, ta bất ngờ tiến công và giành thắng lợi ở Buôn Ma Thuột. Ngày 12/3, địch phản công chiếm lại nhưng thất bại. Hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên rung chuyển, quân địch mất tinh thần, hàng ngũ rối loạn. + 14/3, địch rút chạy khỏi Tây Nguyên. Ta chặn đánh, truy kích. Đến 24/3 ta tiêu diệt toàn bộ quân rút chạy và giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên. - Ý nghĩa: Chiến dịch Tây Nguyên đã mở ra quá trình sụp đổ của ngụy quân, ngụy quyền, không thể cứu vãn được. Chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam. *Chiến dịch Huế-Đà Nẵng (21/3-29/3/1975)  - Nhận thấy thời cơ chiến lược đến nhanh và hết sức thuận lợi ngay khi chiến dịch Tây Nguyên đang tiếp diễn, ta quyết định kịp thời kế hoạch giải phóng miền Nam→Trước tiên mở chiến dịch giải phóng Huế – Đà Nẵng - Diễn biến + 21/3, ta tấn Huế và chặn đường rút chạy của địch. Ngày 26/3, ta giải phóng Huế và toàn bộ tỉnh Thừa Thiên.. + 29/3: ta đánh và giải phóng thành phố Đà Nẵng. + Cuối tháng 3 đầu tháng 4: một số tỉnh còn lại ven biển miền Trung, phía Nam Tây Nguyên, và một số tỉnh Nam Bộ đã được giải phóng. - Ý nghĩa: gây nên tâm lý tuyệt vọng trong Nguỵ quyền, đưa cuộc Tổng tiến công của ta phát triển lên một bước mới với sức mạnh áp đảo. *Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4-30/4/1975) - Sau thắng lợi chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế-Đà Nẵng, Bộ chính trị quyết định giải phóng miền Nam trước mùa mưa, chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh. - Diễn biến + Sau khi phá vỡ tuyến phòng thủ ở Phan Rang, Xuân Lộc, 17h  ngày 26/4, ta nổ súng mở đầu chiến dịch, 5 cánh quân vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào trung tâm Sài Gòn. + Ngày 30/4/1975, ta bắt sống toàn bộ chính phủ trung ương Sài Gòn, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, Sài Gòn được giải phóng. - Ý nghĩa: Tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho quân và dân ta tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn các tỉnh còn lại ở Nam Bộ. Đến 2/5/1975: miền Nam hoàn toàn giải phóng 3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975). * Nguyên nhân thắng lợi :   - Nguyên nhân chính là do có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo, phương pháp đấu tranh linh hoạt  - Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệp cách mạng. Có hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền. - Sự đoàn kết giúp đỡ  lẫn nhau của ba dân tộc ở Đông Dương; sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Phong trào đấu tranh phản đối chiến tranh của nhân dân Mỹ và nhân dân tiến bộ thế giới * Ý nghĩa :  - Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, trên cơ sở đó hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.  - Mở ra một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc: đất nước độc lập, thống nhất, đi lên CNXH.  - Tác động mạnh đến tình hình nước Mỹ và thế giới, cổ vũ phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc.  Bài 24 VIỆT NAM TRONG NĂM ĐẦU SAU THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ, CỨU NƯỚC  NĂM 1975 1. Tình hình hai miền Nam – Bắc sau 1975 * Thuận lợi: -Miền Bắc đã xây dựng được cơ sở vật chất kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội -Miền Nam hoàn toàn giải phóng -Đất nước đã thống nhất về mặt lãnh thổ * Khó khăn: -Chiến tranh tàn phá nặng nề -Chế độ cũ để lại nhiều di hại nặng nề: cơ sở chính quyền Nguỵ còn tồn tại, chiến tranh tàn phá, hàng triệu người thất nghiệp, kinh tế lệ thuộc nặng vào viện trợ nước ngoài -Đất nước chưa thống nhất về mặt nhà nước 2. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 – 1976)             -Sau khi miền Mam giải phóng, ở 2 miền vẫn tồn tại 2hình thức tổ chức nhà nước khác nhau, điều này trái với nguyện vọng của nhân cả nước và thực tế lịch sử dân tộc→ đặt ra yêu cầu thống nhất đất nước về mặt nhà nước. -Quá trình thực hiện thống nhất :             +Hội nghị hiệp thương chính trị hai miền tại Sài Gòn (1/ 1975)             +Tổng tuyển cử quốc hội trong cả nước (25/ 4/ 1976)             +Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất họp kỳ đầu tiên( từ 24/ 6 – 3/ 7/ 1976): thông qua các chính sách đối nội, đối ngoại; quyết định tên nước là: CHXHCN Việt Nam, Quốc huy, quốc kỳ, quốc ca Việt Nam, thủ đô là Hà Nội, Sài Gòn đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh; bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước, ban dự thảo hiến pháp...gcông việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã hoàn thành. -Ý nghĩa: tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh tồn diện của đất nước, những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên CNXH, bảo vệ tổ quốc và  mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới  Bài 26 ĐẤT NƯỚC TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1986-2000 1. Đường lối đổi mới đất nước của Đảng. a- Hoàn cảnh lịch sử (Nguyên nhân đổi mới) + Chủ quan -Sau 10 năm thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1985), nước ta đạt nhiều thành tựu đáng kể, song cũng gặp không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, nhất là về kinh tế – xã hội. - Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, Đảng và nhà nước ta phải tiến hành đổi mới. + Khách quan  - Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cách mạng KHKT.  - Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của Liên Xô và các nước XHCN khác cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải đổi mới.    b- Nội dung đường lối đổi mới    Đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (12.1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại các kì Đại hội tiếp theo    * Về kinh tế: - Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề  - Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN  -Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.    * Về chính trị :    - Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN    - Xây dựng nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.    - Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác. 2. Thành tựu và ý nghĩa kế hoạch 5 năm (1986 – 1990)             * Thành tựu:    - Về lương thực thực phẩm: từ thiếu ăn, phải nhập lương thực, năm 1989 chúng ta đã đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân.    - Hàng hóa trên thị trường dồi dào, đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi, có tiến bộ về mẫu mã, chất lượng. Phần bao cấp của nhà nước giảm đáng kể.    - Kinh tế đối ngoại mở rộng hơn trước: hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần, nhập khẩu giảm đáng kể.    - Kiềm chế được một bước lạm phát, chỉ số tăng giá từ 20% (1986) giảm còn 4,4% (1990)    - Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước    - Bộ máy nhà nước được sắp xếp lại, đổi mới theo hướng phát huy dân chủ nội bộ và quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường quyền lực cho các cơ quan dân cử    * Ý nghĩa: những thành tựu và ưu điểm, tiến bộ đạt được chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp.    * Khó khăn-yếu kém: tuy nhiên nền kinh tế vẫn còn mất cân đối, lạm phát vẫn ở mức cao, lao động thiếu việc làm, tham nhũng, mất dân chủchưa được khắc phục. Đời sống của nhân dân chưa được cải thiện đáng kể. ---Hết--- 9 pham minh 9 _ Fernando 9 Torres

File đính kèm:

  • docon tap lich su 9 ca nam.doc
Giáo án liên quan