1.- Em hãy trình bày những hoạt động của NAQ ở Pháp ?
Đáp án: - 18/6/1919 Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Vecxai bản yêu sách đòi quyền tự do, bình đẳng, tự quyết của nhân dân Việt Nam
- 7/1920 người đọc bản sơ thảo về luận cương vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin.
- 12/1920 tại đại hội Đảng xã hội Pháp người bỏ phiếu tán thành Quốc Tế 3 và gia nhập Dảng Cộng Sản Pháp -> Chuyển từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa cách mạng.
- 1921 Người sáng lập hội liên hiệp các dân tộc và thuộc địa.
- 1922 Người sáng lập ra báo “ người cùng khổ” truyền bá chủ nghĩa yêu nước vào thuộc địa. Ngoài ra Người còn tham gia viết bài cho báo “ nhân đạo”, “ đời sống công nhân”, “ bản án chế độ thực dân Pháp”
2.- NAQ ở TQ có những hoạt động gì?
Đáp án: - Cuối 12/1924 Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Trung Quốc thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6/1925)
*Hoạt động:
+ Tổ chức huấn luyện cán bộ cách mạng.
+ 6/1925 xuất bản báo thanh niên.
+ Cữ cán bộ đi học trường đại học ỏ Phương Đông.
+ 1927 tác phẩm “ Đường cách mệnh” được xuất bản.
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tuần 21 - Tiết 20, Bài 17: Cách mạng Việt nam trước khi đảng cộng sản ra đời - Văn Minh Huệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :5/01/2014.
Ngày dạy :7/01/2014.
Lớp 9B
Ngày 8/1/2014 9ACD
BÀI 17 . CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI
TUẦN 21.
TIẾT 20
(PPCT)
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:- Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam, dẫn tới sự ra đời 3 tổ chức cộng sản.
2.Tư tưởng :- GD lòng kính yêu khâm phục các vị tiền bối.
3.Kỹ năng:- Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, nhận định đánh giá sự kiện lịch sử.
II.CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:
Các mẫu chuyện minh họa.
III.PHƯƠNG PHÁP: Phân tích,chứng minh,thảo luận nhóm.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định (1p)
2. KTBC (5p)
1.- Em hãy trình bày những hoạt động của NAQ ở Pháp ?
Đáp án: - 18/6/1919 Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Vecxai bản yêu sách đòi quyền tự do, bình đẳng, tự quyết của nhân dân Việt Nam
- 7/1920 người đọc bản sơ thảo về luận cương vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin.
- 12/1920 tại đại hội Đảng xã hội Pháp người bỏ phiếu tán thành Quốc Tế 3 và gia nhập Dảng Cộng Sản Pháp -> Chuyển từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa cách mạng.
- 1921 Người sáng lập hội liên hiệp các dân tộc và thuộc địa.
- 1922 Người sáng lập ra báo “ người cùng khổ” truyền bá chủ nghĩa yêu nước vào thuộc địa. Ngoài ra Người còn tham gia viết bài cho báo “ nhân đạo”, “ đời sống công nhân”, “ bản án chế độ thực dân Pháp”
2.- NAQ ở TQ có những hoạt động gì?
Đáp án: - Cuối 12/1924 Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Trung Quốc thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6/1925)
*Hoạt động:
+ Tổ chức huấn luyện cán bộ cách mạng.
+ 6/1925 xuất bản báo thanh niên.
+ Cữ cán bộ đi học trường đại học ỏ Phương Đông.
+ 1927 tác phẩm “ Đường cách mệnh” được xuất bản.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
HĐ1: Tìm hiểu bước phát triển mới (20p)
? Phong trào công nhân trong 1926-1927 như thế nào?
HS: - Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân viên chức học sinh, học nghề nổi dậy đấu tranh: Dệt nam Định, Dồn điền cao su Phú Riềng, đồn điền café Rayna- Thái Nguyên.
- Phong trào quy mô phát triển toàn quốc có nhiều cuộc đấu tranh diễn ra từ Bắc chí Nam ( công nhân nhà máy ximăng Hải Phòng, dệt Nam Định, diêm Bến Thủy, công nhân Bason)
- Các cuộc đấu tranh trên đều mang tính chất chính trị vượt ra ngoài quy mô một xưởng bước đầu liên kết nhiều ngành
GV: 1926-1927 toàn quốc nổ ra 27 cuộc bãi công đấu tranh đòi tăng lương 20- 40%, giảm giờ làm 8h.
? Phong trào thời kì này phát triển như thế nào?
HS: Phong trào đấu tranh của nhiều tầng lớp phát triển mạnh kết thành một làn sóng cách mạng mạnh mẽ mang tính dân tộc dân chủ khắp cả nước
Thảo luận (2p)
? Phong trào đấu tranh giai đoạn này có gì mới?
HS: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản kết thành một làng sóng đấu tranhrộng khắp toàn quốc trong đó giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính trị độc lập -> Điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cách mạng ra đời.
GV: Giáo dục kĩ năng sống hình thành lòng yêu nước.
HĐ2: Tìm hiểu Tân Việt cách mạng (15p)
? Tân Việt cách mạng đảng ra đời như thế nào?
HS: Đầu những năm 20 của thế kỉ XX phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, Hội phục Việt ra đời (11/1925) bao gồm sinh viên trường Cao đẳng Đông Dương và một nhóm tù chính trị ở Trung kì sau nhiều lần đổi tên cuối cùng lấy tên “ Tân việt Cách Mạng Đảng”
GV: Họ cho rằng chủ nghĩa cộng sản quá cao chủ nghĩa tam dân quá thấp.
? Trong khi thành lập họ phân hóa như thế nào?
HS: Trong nội bộ diễn ra 2 khuynh hướng đấu tranh giữa tư sản và vô sảncuối cùng vô sản thắng thế nhiều đảng viên tiên tiến của Tân Việt chuyển sang HVNCMTN tích cực thành lập Đảng kiểu mới.
GV: 2 bên nhiều lần xin hợp nhất nhưng không thành chưa đánh giá đúng thực lực của mỗi bên.
I/ Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam ( 1926-1927):
- Nhiều cuộc đấu tranh của công, học sinh, học nghề nổi dậy đấu tranh: Dệt Nam Định, đồn điền cao su Phú Riềng
- Phong trào phát triển quy mô toàn quốc: Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn...
- Các cuộc đấu tranh trên đều mang tính chất chính trị, trình độ giác ngộ của công nhân được nâng lên.
- Ngoài ra các phong trào đấu tranh của nông dân, tiểu tư sản kết thành một làn sóng đấu tranh chính trị toàn quốc .
II/ Tân Việt Cách Mạng Đảng ( 7/1928):
- Nguồn gốc: Từ Hội Phục Việt (7/1925), sau nhiều lần đổi tên đến 7/1928 lấy tên Tân Việt Cách Mạng Đảng..
- Thành phần: tri thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước.
- Địa bàn hoạt động chủ yếu ở Trung kì.
- Sự phân hóa: Trong nội bộ Tân viêt cách mạng Đảng diễn ra 2 khuynh hướng đấu tranh tư sản và vô sản.
4/ Củng cố (3p)
1 Trình bày những hoạt động của NAQ ở Pháp?
2 Ở Liên Xô NAQ đã có những hoạt động gì?
3 NAQ về TQ vào năm nào?
A. 1917 B. 1920. C. 1924 D. 1925
4. Ở TQ Nguyễn Ái Quốc có những hoạt động gì?
5/ Hướng dẫn học ở nhà:(1p)
Nhận xét tiết học:
Các em học bài, chuẩn bị:
+ Phong trào cách mạng việt nám1926-1927 diễn ra như thế nào?
+ Tân Việt Cách Mạng Đảng ra đời và phân hóa như thế nào?
+ Việt Nam Quốc Dân Đảng hoạt động ra sao?
V.RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn:5/1/2014
N dạy:8/01/2014.9B
N:11/1/2014 9DAC
BÀI 17 . CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI
TUẦN 21
TIẾT 21
I.MỤC TIÊU :
1.Kiến thức:- Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam, dẫn tới sự ra đời 3 tổ chức cộng sản.
2.Tư tưởng :- GD lòng kính yêu khâm phục các vị tiền bối.
3.Kỹ năng:- Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, nhận định đánh giá sự kiện lịch sử.
II.CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:
Các mẫu chuyện minh họa.
III.PHƯƠNG PHÁP: Phân tích,chứng minh,thảo luận nhóm
IV:TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định (1p)
2. KTBC (5p)
1. Phong trào cách mạng Việt Nam trong những 1926-1927 diễn ra như thế nào?
Đáp án: - Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, học sinh, học nghề nổi dậy đấu tranh: Dệt Nam Định, đồn điền cao su Phú Riềng
- Phong trào phát triển quy mô toàn quốc: Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn...
- Các cuộc đấu tranh trên đều mang tính chất chính trị, trình độ giác ngộ của công nhân được nâng lên.
- Ngoài ra các phong trào đấu tranh của nông dân, tiểu tư sản kết thành một làn sóng đấu tranh chính trị toàn quốc .
2. Tân Viêt cách mạng Đảng ra đời và phân hóa ra sao?
Đáp án: - Nguồn gốc: Từ Hội Phục Việt (7/1925), sau nhiều lần đổi tên đến 7/1928 lấy tên Tân Việt Cách Mạng Đảng..
- Thành phần: tri thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước.
- Địa bàn hoạt động chủ yếu ở Trung kì.
- Sự phân hóa: Trong nội bộ Tân viêt cách mạng Đảng diễn ra 2 khuynh hướng đấu tranh tư sản và vô sản.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
HĐ1: Tìm hiểu VNQDĐ và KN Yên Bái (5p)
Chỉ giới thiệu
Giảm tải
HĐ2: Tìm hiểu 3 tổ chức cộng sản ra đời (30p)
? 3 tổ chức ra đời trong hoàn cảnh nào?
HS: Phong trào cách mạng Việt Nam phát triển mạnh yêu cầu thành lập Đảng, 3/1929chi bộ cộng sản đầu tiên ra đời tại số 5D phố Hàm Long gồm 7 đ/c, 5/1929 tại đại hội lần I của VNCMTN đại biểu BK đòi thành lập tổ chức cộng sản ở VN nhưng không được chấp nhận đại biểu bỏ ra về
GV: 7 đ/c : Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Cung, Đổ Ngọc Du, Dương Hạc Đính, Ngưyễn Tuân.
Thảo luận (3p)
? 3 tổ chức ra đời như thế nào?
HS: Sau khi bỏ đại hội ra về 17/6/1929 đại biểu các tổ chức BK họp quyết định thành lập ĐDCSĐ thông qua tuyên ngôn điều lệ Đảng ra báo“Búa liềm”
- Sau khi ĐDCSĐ ra đời tổng bộ thanh niên NK cũng tuyên bố thành lập ANCSĐ ởHươngCảngTQ.
- Sau khi 2 tổ chức ra đời ảnh hưởng đến nội tình Tân Việt cách mạng Đảng cho nên tổ chức này thành lập ĐDCSLĐ. 9/1929
GV: Như vậy trong vòng 4 tháng ở VN có 3 tổ chức cộng sản ra đời chứng tỏ rằng hệ tư tưởng cộng sản chiếm ưu thế các tổ chức ra đời là tất yếu.
III/ Việt Nam Quốc Dân Đảng (1927) và cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930): không dạy giáo viên giới thiệu cho học sinh nắm.
a. Việt Nam Quốc Dân Đảng (1927)
b. Khởi nghĩa Yên Bái (1930)
IV/ Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929:
- Hoàn cảnh: Cuối 1928-1929 phong trào cách mạng Việt Nam phát triển mạnh mẽ. 3/1929 chi bộ cộng sản đầu tiên ra đời.
- Sự thành lập:
+ 17/6/1929 Đại biểu các tổ chức Bắc Kì họp thành lập Đông Dương cộng sản Đảng tại Hà Nội thông qua tuyên ngôn điều lệ Đảng, ra báo “ búa liềm”
+ 8/1929 Các hội viên tiên tiến của hội VNCMTN quyết định thành lập An Nam cộng sản Đảng tại Hương cảng- Trung Quốc.
+ 9/1929 dưới tác động của hai tổ chức trên các Đảng viên tiên tiến của Tân Việt Cách mạng Đảng tách ra thành lập Đông Duơng cộng sản liên đoàn.
* Như vậy đến 9/1929 ở Việt Nam có ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời
4/ Củng cố (3p)
1 Việt Nam Quốc dân Đ ảng ra đời như thế nào?
2 Của khởi nghĩa Yên Bái diễn ra như thế nào?
3 Ai là người lãnh đạo cao nhất trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái?
A. Tôn Đức Thắng B. Nguyễn Thái Học C. Nguyễn Ái Quốc
4. Ba tổ chức cộng sản ra đời như thế nào?
5/ Hướng dẫn học ở nhà: (1p)
Nhận xét tiết học:
Các em học bài, chuẩn bị:
+ Hoàn cảnh thành lập ĐCSVN? Ý nghĩa của nó?
+ Luận cương chính trị tháng 10 mang những nội dung gì?
V .RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- tiet 20su 9.doc