I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Diễn biến chính của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 qua các chiến dịch lớn
- Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
2. Thái độ
- Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng vào tiền đồ của CM.
3. Kỹ năng:
- Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta ở 2 miền Nam – Bắc nhằm tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc và ý nghĩa của sự thắng lợi trên; kĩ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh trong SGK.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên :
- Sử dụng tranh ảnh, lược đồ SGK, bản đồ treo tường “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975”; “Chiến dịch Tây Nguyên”; “Chiến dịch Huế – Đà Nẵng”; “Chiến dịch HCM”. Cho HS sưu tầm tranh ảnh.
2. Học sinh: vở ghi, Sgk
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy trình bày: Tình hình nước ta sau Hiệp đinh Paris.
2. Giới thiệu bài mới:
Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu chủ trương của Bộ chính trị về kế hoạch giải phóng miền Nam,
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 892 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 44, Bài 30: Hoàn thành giải phóng Miền nam thống nhất đất nước (1973 – 1975) (Tiết 2) - Nguyễn Quỳnh Thư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 32 Ngày soạn: 05 / 04 / 2014
Tiết: 44 Ngày dạy: 11/ 04 / 2014
BÀI 30 : HOÀN THÀNH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM
THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC ( 1973 – 1975 )
( TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Diễn biến chính của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 qua các chiến dịch lớn
- Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
2. Thái độ
- Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng vào tiền đồ của CM.
3. Kỹ năng:
- Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta ở 2 miền Nam – Bắc nhằm tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc và ý nghĩa của sự thắng lợi trên; kĩ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh trong SGK.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên :
- Sử dụng tranh ảnh, lược đồ SGK, bản đồ treo tường “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975”; “Chiến dịch Tây Nguyên”; “Chiến dịch Huế – Đà Nẵng”; “Chiến dịch HCM”. Cho HS sưu tầm tranh ảnh.
2. Học sinh: vở ghi, Sgk
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy trình bày: Tình hình nước ta sau Hiệp đinh Paris.
2. Giới thiệu bài mới:
Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu chủ trương của Bộ chính trị về kế hoạch giải phóng miền Nam,
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
Hoạt động 1: Tìm hiểu CuộcTổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
? Tại sao trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ta lại mở chiến dịch Tây Nguyên đầu tiên?
HS: - Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, địch bố trí lực lượng sơ hở, vì phán đoán sai lầm hướng tiến công của ta.
? Em hãy trình bày về chiến dịch Tây Nguyên (bằng lược đồ).
HS: -
GV giảng thêm:
- Từ 19/3/1975, ta đánh nghi binh ở Plâycu và KonTum, địch vội vàng kéo quân từ Buôn Mê Thuột lên ứng cứu cho Bắc Tây Nguyên.
- Bất ngờ 2 giờ sang 10/3/1975 ta dội bão lửa vào Buôn Mê Thuột.
GV gợi mở vấn đề vì sao ta mở chiến dịch Huế – Đà Nẵng.
- Vào những ngày cuối cùng của chiến dịch Tây Nguyên, ta phát hiện địch chuẩn bị rút khỏi phòng tuyến Quảng Trị, có khả năng bỏ cả Huế, co về giữ Đà Nẵng. Quân ủy TW chỉ thị cho quân dân Trị Thiên và quân đoàn 2 giải phóng Huế nhanh hơn dự kiến.
? Em hãy trình bày về chiến dịch Huế – Đà Nẵng (bằng lược đồ).
HS: -
GVsử dụng lược đồ trình bày lại chiến dịch Huế – Đà Nẵng. Cho HS xem H.73: quân ta giải phóng cố đô Huế.
GV giảng thêm:
- Cuộc tấn công Đà Nẵng được Quân ủy TW quyết định ngay sau khi giải phóng Huế (26/3/1975) với tinh thần “kịp thời, nhanh chóng, táo bạo” với lực lượng có thể chuyển tới sớm nhất.
- Sáng 28/3/1975 chúng ta bắt đầu đánh Đà Nẵng, 15 giờ ngày 29/3/1975, thành phố Đà Nẵng được giải phóng.
- Sau chiến dịch này, hệ thống phòng ngự của Thiệu ở miền Trung bị sụp đổ hoàn toàn, quân khu I bị xóa sổ, không để cho ngụy rút về tăng cường cho SG, đẩy chúng vào thế tuyệt vọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quyết chiến chiến lựơc cuối cùng: chiến dịch HCM lịch sử.
GV cho HS xem H.71: Bộ chỉ huy chiến dịch HCM Xuân 1975 và giảng thêm:
- Khi chiến dịch Huế - Đà Nẵng kết thúc, Thiệu chủ quan
cho rằng: Phải 2 tháng nửa quân ta mới có thể tiếp tục tiến công. Cho nên, chúng có thời gian, khả năng bảo vệ quân
khu III và IV, chúng lập 1 phòng tuyến phòng thủ từ xa:
Từ Phan Rang trở vào để che chở cho SG.
- Mĩ lập cầu hàng không khẩn cấp chuyên chở vũ khí trang
bị cho ngụy quân SG.
- Trên cơ sở đánh giá thời cơ chiến lược tổng công kích vào SG đã chín muồi, với tinh thần “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” chúng ta đã tiến hành chiến dịch HCM lịch sử
giải phóng SG.
?Em hãy trình bày về chiến dịch HCM (bằng lược đồ).
HS: - Từ 9/4/1975, ta bắt đầu đánh Xuân Lộc, cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng quyết liệt (cánh cửa thép bảo vệ SG).
- 16/4/1975, phòng tuyến Phan Rang của địch bị chọc thủng.
- 18/4/1975,tổng thống Mĩ ra lệnh di tản người Mĩ khỏi SG.
- 21/4/1975,ta chiến thắng Xuân Lộc, Thiệu tuyên bố đầu hàng chuồn ra nước ngoài.
- 17 giờ ngày 26/4/1975, chiến dịch HCM
bắt đầu, theo 5 hướng đã định sẵn, 5 cánh quân của ta tiến vào giải phóng SG.
- 11 giờ 30 ngày 30/4/1975, SG giải phóng.
- Từ 30/4 -> 2/5/1975, các tỉnh còn lại của Nam Bộ giải phóng.
GV sử dụng lược đồ trình bày lại chiến dịch HCM. Cho HS xem H.76: xe tăng của ta tiến vào dinh “Độc lập” và H.28: chính quyền TW ngụy bị bắt.
H.78: nhân dân SG mít tinh mừng miền Nam giải phóng.
GVsử dụng lược đồ trình bày cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 (H.77)
GV chuyển ý:
- Cuộc kc chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta kéo dài hơn 2 thập kỉ, chống lại đế quốc Mĩ lớn mạnh nhất thế giới. 5 đời tổng thống Mĩ điều hành 4 chiến lược chiến tranh ở miền Nam, chúng đã chi trực tiếp cho cuộc chiến tranh này 676 tỉ USD, nếu tính cả chi phí gián tiếp là 920 tỉ USD, chúng huy động lúc cao nhất là 55 vạn quân Mĩ với 5 nước chư hầu tham gia (7 vạn), cộng với hơn 1 triệu quân ngụy, dội xuống 2 miền Nam – Bắc hơn 7,8 triệu tấn bom. Nhưng chúng vẫn thất bại thảm hại.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc k/c chống Mĩ cứu nước
(1954 -1975).
? Em hãy nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
HS:
- Có sự đoàn kết chiến đấu của 3 nước ĐD và sự ủng hộ
chí nghĩa, chí tình , có hiệu quả của các nước XHCN và lực lượng hòa bình trên thế giới.
? Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
2. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân
1975
a. Chiến dịch Tây Nguyên (10/3 – 24/3/
1975).
- 10/3/1975, ta đánh trận mở đầu vào Buôn Mê Thuột -> nhanh chóng thắng lợi.
- 12/3/1975, địch phản công chiếm lại Buôn Mê Thuột nhưng không thành.
- 14/3/1975, địch rút khỏi Tây Nguyên về giữ các tỉnh ven biển miền Trung.
-> ta chặn đánh biến cuộc “ rút lui chiến lược” thành cuộc “tháo chạy hoảng loạn”.
- 24/3/1975, Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng
b. Chiến dịch Huế – Đà Nẵng
(21/3 – 3/4/1975):
- 21/3/1975,ta đánh Huế và chặn đường rút chạy của địch.
- 10 giờ 30 ngày 25/3/1975, ta tiến công
vào cố đô Huế.
- 26/3/1975, ta giải phóng Huế.
Với tinh thần “kịp thời, nhanh chóng, táo bạo” 28/3/1975 ta bắt đầu đánh Đà Nẵng.
- 15 giờ ngày 29/3/1975, Đà Nẵng giải
phóng.
- Từ 29/3 – 3/4/1975 các tỉnh ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên và 1 số tỉnh Nam Bộ tự giải phóng
c. Chiến dịch HCM:
- Chiến dịch giải phóng SG mang tên “chiến dịch Hồ Chí Minh”
- 17 giờ ngày 26/4/1975, chiến dịch HCM
bắt đầu, theo 5 hướng đã định sẵn, 5 cánh quân của ta tiến vào giải phóng SG.
- 11 giờ 30 ngày 30/4/1975, lá cờ CM tung bay trên Dinh Độc Lập
- Từ 30/4 đến 2/5/1975, các tỉnh còn lại của
Nam Bộ giải phóng.
V. Ý nghĩa lịch sử nguyên nhân thắng
lợi của cuộc k/c chống Mĩ cứu nước
(1954 -1975).
1. Ý nghĩa lịch sử:
a. Trong nước:
- Cuộc k/c chống Mĩ cứu nước thắng lợi
đã kết thúc 21 năm k/c chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, chấm dứt ách thống trị của CN đế quốc trên đất nước ta, trên cơ sở đó hoàn thành CM dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.
- Mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân
tộc – kỉ nguyên độc lập thống nhất , đi lên CNXH.
b. Quốc tế:
- Tác động mạnh đến tình nước Mĩ và thế giới.
- Nó là nguồn cổ vũ lớn lao đối với phong trào CM, đặt biệt phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Chiến thắng này có tính thời đại sâu sắc,
là 1 trong những chiến công vĩ đại của TK XX.
2. Nguyên nhân thắng lợi
a. Chủ quan:
- Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng,
với đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, cùng 1 lúc tiến hành CM XHCN ở miền Bắc và CM dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam.
- Chúng ta đã tạo dụng được khối đoàn
kết dân tộc đến mức cao nhất.
- Có hậu phương miền Bắc chi viện đầy đủ nhất, kịp thời nhất cho CM miền Nam
đánh Mĩ.
b. Khách quan:
- Có sự đoàn kết chiến đấu của 3 nước ĐD và sự ủng hộ chí nghĩa, chí tình , có hiệu quả
của các nước XHCN và lực lượng hòa bình trên thế giới.
4. Củng cố:
a. Em hãy trình bày về kế hoạch chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm ( 1975 – 1976)
b. Trình bày cuộc tiến công và nổi dậy Xuân 1975 bằng lược đồ.
c. Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kc chống Mĩ cứu nước ( 1954 – 1975).
5. Hướng dẫn học tập ở nhà
- HS về nhà chuẩn bị bài 31 tìm hiểu : Chương VII:VN từ năm 1975 đến năm 2000.
- VN trong năm đầu sau đại thắng mùa xuân 1975.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- ls9 tuan 32 tiet 44.doc