Đề tài Đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử ở trường trung học cơ sở

Mục tiêu của Đảng và nhà nước ta hiện nay là phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trước mắt là thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để đạt được mục tiêu trên, Đảng và nhà nước ta đã có chính sách ưu tiên phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu .

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, ngành Giáo dục- Đào tạo đã và đang tiến hành đổi mới toàn diện, đồng bộ từ nội dung, chương trình, sách giáo khoa đến phương pháp dạy học và cách thức kiểm tra, đánh giá.Trong đó đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng, không thể thiếu trong quá trình dạy học, có tác dụng thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy của giáo viên và phương pháp học tập của học sinh .

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2120 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử ở trường trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD-ĐT Gia lai CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Phòng GD-ĐT Chư Sê Độc lâp – Tự do – Hạnh phúc Chư Sê ngày 13 tháng 2 năm 2009 Báo cáo tham luận: ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ . I / Đặt vấn đề : Mục tiêu của Đảng và nhà nước ta hiện nay là phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trước mắt là thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để đạt được mục tiêu trên, Đảng và nhà nước ta đã có chính sách ưu tiên phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu . Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, ngành Giáo dục- Đào tạo đã và đang tiến hành đổi mới toàn diện, đồng bộ từ nội dung, chương trình, sách giáo khoa đến phương pháp dạy học và cách thức kiểm tra, đánh giá...Trong đó đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng, không thể thiếu trong quá trình dạy học, có tác dụng thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy của giáo viên và phương pháp học tập của học sinh . Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn học nói chung trong đó có môn lịch sử sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động và khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh nhằm tạo ra những con người năng động sáng tạo, có khả năng đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại . II / Đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử ở trường Trung học cơ sở : 1/ Thực tiễn đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn lịch sử ở trường Trung học cơ sở những năm qua: Trong thời gian qua, được sự chỉ đạo của các cấp quản lí giáo dục, đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Chư Sê và Ban giám hiệu nhà trường . Đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử ở các trường THCS tại huyện Chư Sê đang tiến hành đổi mới mạnh mẽ việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh. Để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS chúng thường sử dụng các hình thức sau: - Đánh giá bằng đề kiểm tra viết. - Đánh giá bằng kiểm tra miệng. - Đánh giá qua bài tập thực hành. Dù sử dụng hình thức nào cũng cần bảo đảm yêu cầu nội dung kiểm tra đánh giá phải phù hợp với phạm vi mức độ (về kĩ năng, kiến thức, thái độ) được quy định theo chương trình cấp học. + Kiểm tra miệng cần tiến hành thường xuyên. + Kiểm tra viết tiến hành theo kế hoạch, vận dụng những hình thức mới về kiểm tra. Phối hợp, tận dụng ưu thế các loại hình kiểm tra đánh giá như: Trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm tự luận hoặc kĩ năng sử dụng đồ dùng trực quan và làm bài tập thực hành. + Các tiêu chí đánh giá cần rõ ràng, chính xác và công khai đối với mọi học sinh. + Các loại câu hỏi sử dụng để kiểm tra đánh giá gồm: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận, câu hỏi kết hợp với bài tập thực hành. Việc kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì được tiến hành như sau: - Kiểm tra thường xuyên: + Tăng cường kiểm tra miệng nhưng hạn chế sử dụng những câu hỏi chỉ đòi hỏi học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử một cách máy móc hoặc chỉ tái hiện những nội dung ghi trong vở mà bổ sung ngày càng nhiều các câu hỏi và bài tập nhằm phát huy khả năng tư duy, sáng tạo, vận dụng linh hoạt các tri thức, kĩ năng đã học của học sinh. Không nhất thiết cứ phải kiểm tra miệng vào đầu tiết học mà có thể tiến hành ngay trong quá trình dạy và học bài mới như: qua hoạt động thảo luận nhóm; qua việc phát biểu xây dựng bài của học sinh; qua kĩ năng vẽ sơ đồ, bản đồ; trình bày sự kiện lịch sử trên bản đồ... + Kiểm tra 15 phút chúng tôi chú ý sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan cùng với các câu hỏi tự luận đòi hỏi khả năng tư duy và vận dụng. Do vậy yêu cầu học sinh phải học tập tích cực, chủ động và thông hiểu kiến thức trong phạm vi rộng. Qua đó giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác, khách quan hơn . - Kiểm tra định kì( Kiểm tra 1 tiết và kiểm tra học kì) chúng tôi thực hiện theo đúng phân phối chương trình. Việc biên soạn đề kiểm tra tiến hành theo quy trình sau: . Xác định rõ mục tiêu và nội dung đề kiểm tra. . Thiết lập ma trận. . Thiết kế câu hỏi theo ma trận. . Xây dựng đáp án và biểu điểm. Việc biên soạn đề theo quy trình cụ thể như trên buộc giáo viên phải xác định rõ những nội dung cơ bản, trọng tâm cần kiểm tra; ra đề trong phạm vi kiến thức, kĩ năng rộng; sử dụng nhiều loại câu hỏi khác nhau để phân loại đối tượng học sinh, tránh ra các câu hỏi mang tính chất đánh đố học sinh; Có đáp án và biểu điểm cụ thể chính xác và được công khai để học sinh có thể tự đánh giá được chất lượng bài làm của mình, từ đó thúc đẩy các em tự điều chỉnh phương pháp học tập của bản thân cho phù hợp, có hiệu quả. Hình thức câu hỏi kiểm tra đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú, tập trung sự chú ý và tránh nhàm chán đối với học sinh. 2/ Định hướng thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử ở trường Trung học cơ sở trong thời gian tới : Muốn thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học trước hết, giáo viên phải nắm bắt được mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh thông qua các bài kiểm tra trên lớp, từ đó đưa ra phương pháp dạy học phù hợp. Để đảm bảo công tác đánh giá được khách quan chính xác thì trong khâu ra đề, kiểm tra, chấm, trả bài giáo viên cần lưu ý: - Khi ra đề giáo viên cần phải bám sát chuẩn chương trình, căn cứ vào trình độ của học sinh từng lớp, từng cấp, từng địa phương. Trong một đề kiểm tra cần sử dụng nhiều loại câu hỏi khác nhau để phân loại đối tượng học sinh. Có câu hỏi chỉ cần học sinh học thuộc bài là trả lời được, có câu hỏi thử độ khó để học sinh có điều kiện thể hiện năng lực riêng của mình. Đặc biệt cần phải sử dụng câu hỏi và bài tập kiểm tra khả năng tư duy, sáng tạo; khả năng vận dụng linh hoạt các tri thức, kĩ năng đã học để giải quyết hợp lí những vấn đề đặt ra trong thực tiễn cuộc sống. - Để khâu ra đề đảm bảo chất lượng, độ chính xác, khách quan thì tổ trưởng tổ chuyên môn và Ban giám hiệu nhà trường cần phải thẩm định, duyệt đề kiểm tra trước khi cho in, sao đề. - Việc in, sao đề thi cần phải tuyệt đối bảo mật có như vậy mới đánh giá đúng chất lượng của học sinh. - Công tác coi thi, kiểm tra giáo viên cần phải làm thật nghiêm túc, chặt chẽ, không để cho học sinh sử dụng tài liệu, nhìn bài của bạn nhưng đồng thời cũng không được gây áp lực và tâm lí căng thẳng đối với học sinh. - Công tác chấm, trả bài, chữa bài cho học sinh giáo viên phải duy trì thường xuyên, đúng thời gian quy định. Phải công khai đáp án và biểu điểm để các em tự đánh giá kết quả học tập của mình. Việc đổi mới kiểm tra đánh giá như trên sẽ thúc đẩy phương pháp dạy học tích cực, cụ thể là: * Đối với giáo viên: - Kết quả bài kiểm tra giúp giáo viên đánh giá được kết quả học tập của học sinh, thấy rõ mức độ đạt được và chưa đạt được về mục tiêu kiến thức và kĩ năng . -Giúp giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra điểm mạnh, điểm yếu trong phương pháp giảng dạy của mình từ đó tự điều chỉnh hoạt động giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả từng tiết dạy. * Đối với học sinh: - Phản ánh đúng khả năng nhận thức, kết quả học tập của học sinh và của tập thể lớp. - Tạo cơ hội cho học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá, giúp các em nhận ra sự tiến bộ của mình, từ đó khuyến khích động viên thúc đẩy việc học tập của các em. - Học sinh tự điều chỉnh cách học tập của mình để nâng cao chất lượng hiệu quả học tập. Tóm lại: Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và định hướng hoạt động học của học sinh mà còn tạo điều kiện nhận định thực trạng và định hướng điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên. III/ Kết luận: Công tác kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình dạy học, có tác dụng tích cực điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên cũng như hoạt động học tập của học sinh. Nó đòi hỏi đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy và các em học sinh cần phải nỗ lực, tìm tòi học hỏi qua tư liệu, sách báo, cập nhật kịp thời thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng; Tích cực làm và sử dụng đồ dùng trực quan ... Đồng thời đòi hỏi mỗi giáo viên phải tìm ra cách tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp phù hợp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh . IV/Một số kiến nghị : Để đảm bảo công tác đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử trong thời gian tới chúng tôi xin được kiến nghị với các cấp quản lí giáo dục một số nội dung sau: * Đối với Bộ giáo dục: - Bổ sung cột điểm thực hành cho môn học lịch sử ở các khối lớp . - Bổ sung các tiết ôn tập, bài tập, thực hành cho khối lớp 9. - Đầu tư cơ sở vật chất cho khu vực Tây nguyên. * Đối với Sở giáo dục- Đào tạo Gia Lai và phòng giáo dục-Đào tạo ChưSê : - Cần tiếp tục tăng cường quán triệt tới các nhà trường và giáo viên trực tiếp giảng dạy về công tác đổi mới kiểm tra, đánh giá. - Thường xuyên tổ chức những đợt tập huấn, sinh hoạt chuyên môn để bản thân các giáo viên trực tiếp giảng dạy có thêm cơ hội trao đổi kinh nghiệm về đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học môn. * Đối với Ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn: - Cần thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở giáo viên thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá; sử dụng phương pháp dạy học tích cực. - Thường xuyên thẩm định và duyệt đề kiểm tra. * Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy môn lịch sử: - Cần nắm rõ mục đích yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra. - Tăng cường dự giờ, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp về vấn đề đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học. =============================== Người viết báo cáo Trịnh Thị Hiêm

File đính kèm:

  • doctham luan doi moi lich su.doc
Giáo án liên quan