1. Hoàn cảnh
Từ ngày 4 đến 11 – 2 – 1945, nguyên thủ của ba cường quốc: Mĩ, Anh, Liên Xô họp hội nghị quốc tế ở Ianta (Liên Xô) để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh và thiết lập một trật tự thế giới mới.
2. Nội dung
- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.
- Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
- Phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và châu Á.
3. Ý nghĩa:
Những quyết định của hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới gọi là “trật tự hai cực Ianta”.
II – SỰ THÀNH LẬP LIÊN HIỆP QUỐC
1. Hoàn cảnh
Từ ngày 25 – 4 đến 26 – 6 – 1945 tại Xan Phranxixcô (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước để thông qua Hiến chương thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24 – 10 – 1945, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực.
2. Mục đích hoạt động:
Nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
3. Nguyên tắc hoạt động
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
- Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn: Liên Xô (Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc.
38 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 872 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 - Trường THPT Chu Văn An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y tế.
III. HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC VỀ MẶT NHÀ NƯỚC (1975 - 1976)
Hội nghị lần thứ 24 của Ban Chấp hành trung ương Đảng (9/1975) đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước “ thống nhấtdân tộc VN”
Quá trình thực hiện thống nhất:
- 15-21/11/1975 tại Sài Gòn hai đoàn đại biểu nhất trí chủ trương biện pháp thống nhất đất nước.
- 25/4/1976 Tổng tuyển cử quốc hội trong cả nước, bầu ra 492 đại biểu
- 24/6 - 3/7/1976 Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên tại Hà Nội đã thông qua các chính sách đối nội, đối ngoại của nước ta quy định :
Tên nước: CHXHCN Việt Nam (2/7/1976)
Quốc huy mang dòng chữ CHXHCN VN, quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng, quốc ca là bài Tiến Quân Ca.
Thủ đô là Hà Nội.
Đổi tên Sài Gòn à Thành phố Hồ Chí Minh.
Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam, bầu ban dự thảo hiến pháp.
18/12/1976: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam được quốc hội thông qua
Ý Nghĩa: Hoàn thành thống nhất đất nước về nhà nước là yêu cầu tất yếu khách quan của sự phát triển của cách mạng Việt Nam, tạo những điều kiện thuận lợi về chính trị, khả năng bảo vệ tổ quốc, mở rộng quan hệ quốc tế, việc thống nhất đất nước thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí thống nhất tổ quốc của nhân dân ta.
Bài 26 : ĐẤT NƯỚC TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1986 - 2000)
I – ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG
1. Hoàn cảnh lịch sử mới
- Thời kỳ 1976 – 1986, ta đã đạt nhiều thành tựu đáng kể trong mọi lĩnh vực, song cũng gặp muôn vàn khó khăn, yếu kém do những sai lầm khuyết điểm, từ giữa những năm 80 nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng về kinh tế xã hội.
- Tình hình thế giới có sự thay đổi, chủ nghĩa xã hội đang lâm vào khủng hoảng toàn diện, trầm trọng. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật tác động mạnh đến các quốc gia dân tộc.
- Để đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng xã hôi chủ nghĩa, đòi hỏi đảng ta phải đổi mới.
2. Đường lối đổi mới của Đảng
- Đường lối đổi mới được đề ra từ đại hội Đảng VI (12 - 1986), được bổ sung và điều chỉnh phát triển trong các đại hội VII (6 - 1991) và VIII (6 - 1996), IX (4 - 2001).
- Đổi mới toàn diện và đồng bộ trong đó trọng tâm là đổi mới về kinh tế.
+ Về đổi mới kinh tế: Chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, bao cấp hình thành cơ chế thị trường, xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề, nhiều quy mô và trình độ công nghệ; phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng XHCN, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
+ Về đổi mới chính trị: Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, thực hiện đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
II – QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI (1986 – 2000)
Đường lối đổi mới được thực hiện từ 1986 đến 2000 đã qua 3 kế hoạch nhà nước 5 năm
1. Thực hiện kế hoạch 5 năm 1986 - 1991
Đại hội VI (12 - 1986) mở đầu công cuộc đổi mới
Đại hội khẳng định tiếp tục đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa do các đại hội IV, V đề ra với mục tiêu: ba chương trình kinh tế lớn.
Lương thực thực phẩm: Đáp ứng được nhu cầu trong nước à có dự trữ và xuất khẩu, sản xuất lương thực 1988 đạt 19.5 triệu tấn, 1989 đạt 21,4 triệu tấn
Hàng tiêu dùng: Dồi dào đa dạng, có tiến bộ về mẫu mã, chất lượng. Phần bao cấp của nhà nước về vốn, giá, vật tự, tiền lươnggiảm đáng kể
Hàng xuất khẩu: kinh tế đối ngoại phát triển về quy mô và hình thức. Từ 1986 -1990, hàng xuất khẩu tăng 3 lần. Nhập khẩu giảm đáng kể.
Ta kiềm chế được đà lạm phát. Giảm chỉ số tăng giá từ 20% (1986) à 4,4% (1990) bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
Chứng tỏ đường lối đổi mới của đảng là đúng đắn và phù hợp.
- Những khó khăn - yếu kém : kinh tế còn mất cân đối, lạm phát vẫn ở mức cao, lao động thiếu việc làm, tình trạng tham nhũng, nhận hối lộ, mất dân chủ... chưa được khắc phục.
2. Thực hiện kế hoạch 5 năm 1991 – 1995 (Nhiệm vụ - mục tiêu kế hoạch được đề ra trong đại hội Đảng VII (từ ngày 24 đến ngày 27 – 6 – 1991)
- Thành tựu:
+ Trong 5 năm, nền kinh tế tăng trưởng nhanh, tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân hằng năm là 8,2%.
+ Trên lĩnh vực tài chính, lạm phát bị đẩy lùi xuống mức 12,7% (1995).
+ Xuất khẩu đạt 17 tỉ USD ; quan hệ mậu dịch mở rộng với trên 100 nước và tiếp cận nhiều thị trường mới.
+ Về đối ngoại, mở rộng quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây : bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Hoa Kì và gia nhập tổ chức ASEAN (7-1995).
- Hạn chế: Lực lượng sản xuất còn bé, cơ sở vật chất - kĩ thuật lạc hậu, trình trạng tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn, sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn tăng nhanh....
3. Thực hiện kế hoạch 5 năm 1996 - 2000
- Thành tựu:
+ Tổng sản phẩm trong nước bình quân tăng hằng năm là 7% ; công nghiệp tăng bình quân hằng năm là 13,5% ; nông nghiệp là 5,7%.
+ Cơ cấu các ngành kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
+ Hoạt động xuất nhập khẩu trong kế hoạch 5 năm không ngừng tăng lên. Tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt khoảng 10 tỉ USD, gấp 1,5 lần so với 5 năm trước.
+ Các doanh nghiệp Việt Nam từng bước mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Đến năm 2000, nước ta có quan hệ thương mại với hơn 140 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ.
- Những khó khăn, tồn tại:
+ Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, năng suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.
+ Một số vấn đề văn hoá - xã hội bức xúc và gay gắt, chậm được giải quyết.
+ Tình trạng tham nhũng chưa được khắc phục triệt để.
Luyện thi môn lịch sử thế nào cho tốt - luyện thi đại học
Cần ôn tập như thế nào?
Hiểu biết, khám phá và sáng tạo là phong cách học lịch sử. Khi ôn tập môn lịch sử, các bạn phải luôn tự đặt và trả lời ba loại câu hỏi cơ bản:
“ như thế nào?” (trình bày, nêu, khái quát, tóm tắt)
“Tại sao?” (giải thích)
“Phân tích” (vừa trình bày, vừa giải thích, chứng minh, so sánh, đánh giá, phê phán)
Học sinh cần nói lại, hoặc viết ra giấy nội dung trả lời, không nên chỉ hình dung đại khái trong đầu. Khi viết, không được sử dụng tài liệu. Sau khi viết cần so sánh với các tài liệu để bổ sung những chỗ sai sót. Nếu sai sót nhiều thi cần học lại và viết lại.
Điều đáng chú ý là học sinh không bắt buộc phải trình bày mọi vấn đề lịch sử một cách máy móc, giống từng câu, từng chữ như SGK, mà có thể thay đổi câu chữ và bố cục, miễn là đảm bảo đúng nội dung. Mặt khác, có thể trình bày cả những kiến thức không có trong SGK.
Mấy điểm cần lưu ý về kĩ năng làm bài
1- Phân tích câu hỏi trong đề thi
Phải đọc hết và hiểu chính xác từng chữ trong câu hỏi. Trong đề thi, một câu hỏi chặt chẽ sẽ không có từ nào là “thừa”. Đọc kĩ câu hỏi để xác định thời gian, không gian, nội dung lịch sử và yêu cầu của câu hỏi (trình bày, so sánh, giải thích, phân tích, đánh giá)
2- Phân bố thời gian cho hợp lí.
Hãy căn cứ vào điểm số của từng câu mà tính thời gian, mỗi điểm khoảng 15 phút là phù hợp.
3- Lập dàn ý
Hãy coi mỗi câu hỏi như một bài viết ngắn, lập dàn ý, xác định những ý chính và trình tự của các ý. Sau đó hãy “mở bài”, đừng mất nhiều thời gian suy nghĩ về “mở bài”. Khi đã xác định đúng nội dung sẽ biết mở bài thế nào, và nên mở bài trực tiếp, ngắn gọn. Sau khi viết hết nội dung, khắc sẽ biết kết luận. Đừng nghĩ trước kết luận, và cũng chỉ nên kết luận thật ngắn gọn.
Về hình thức, không phải ai cũng viết được chữ đẹp, câu hay, nhưng hãy cố gắng viết cho rõ ràng, đúng câu, đúng chính tả, đừng dùng từ sáo rỗng, dài dòng, đừng viết tắt. Hãy luôn nhớ: Đúng, đủ, rõ ràng, thế là đã tốt; lời văn giản dị, thế đã là hay.
Những lỗi cần tránh
1- Lạc đề, thừa hoặc thiếu kiến thức cơ bản.
Đây là lỗi khá phổ biến. Ví dụ, khi trả lời câu hỏi: Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 20 của thế kỷ XX, đã có những trường hợp sai như sau: (1)Trình bày lại hoạt động tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1920 (lạc đề, sai kiến thức cơ bản, vì không xác định đúng thờì gian; (2) chỉ trình bày hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp và Liên Xô từ năm 1920 đến năm 1924 (sót kiến thức cơ bản, thiếu các sự kiện trong những năm 1924-1929); (3) Trình bày cả những sự không cần thiết từ năm 1917 đến năm 1919 (thừa).
Cũng có khi đề thi yêu cầu “giải thích” hoặc “phân tích”, nhưng bài làm chỉ “trình bày”.
Để khắc phục tình trạng trên, cần đọc kĩ đề thi, xác định rõ yêu cầu của đề và chuẩn bị dàn ý sơ lược trước khi viết bài.
2- Lẫn lộn sự kiện giữa các thời kì, giai đoạn lịch sử khác nhau.
Có thí sinh viết: “Một trong những điều kiện bùng nổ của phong trào cách mạng Việt Nam năm 1930 là có sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch” (Lúc đó chưa có Chính phủ, Hồ Chí Minh chưa làm chủ tịch). Hoặc là: “Chiến dịch Điện Biên Phủ đã đưa Cách mạng Tháng Tám đến thành công”. “Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công là nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Lao động Việt Nam” (năm 1951 Đảng mới có tên này).
Nguyên nhân chính là thiếu sự tỉnh táo, hoặc mất bình tĩnh, không suy xét trước khi viết. Cũng có khi do thói quen chủ quan, dẫn tới sai một cách vô thức.
3- Mặc định cái sau phải hoàn thiện hơn cái trước.
Có thí sinh viết: Luận cương chính trị tháng 10/1930 đã “phát triển và hoàn chỉnh” so với Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt do Hội nghị thành lập Đảng thông qua (đúng ra phải viết là “có hạn chế”). Nguyên nhân của lỗi này là chưa hiểu bài.
4- Ngoài ra, trong các bài làm, thí sinh thường hay mắc lỗi diễn đạt, viết sai chính tả, sai ngữ pháp.
Nguyên nhân chính là do thiếu sự rèn luyện trong quá trình học.
Hội nghị trung ương 21 đã xác định: “bất kể trong tình huống nào, con đường giành thắng lợi của cách mạng Việt Nam cũng là con đường bạo lực. Do đó, phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao nhằm tiến lên phản công để giành toàn thắng”.
File đính kèm:
- Tai lieu on tot nghiep Lich su 12.doc