I-YÊU CẦU GIÁO DỤC:
1. Về nhận thức: Hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề di sản, di tích lịch sử địa phương, đất nước và của thế giới
2. Về thái độ: Biết tôn trọng, có thái độ tích cực trong việc góp phần bảo vệ các di sản, di tích lịch sử văn hóa
3. Về kỹ năng: Biết phân loại các DSVH, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa.
II-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
1. Nội dung : Hiểu về khái niệm di sản văn hóa, di tích lịch sử là gì ?
Ý nghĩa của việc bảo vệ và phát huy di sản, di tích lịch sử văn hóa.
Có ý thức giữ gìn bảo vệ di sản, di tích lịch sử văn hóa mọi lúc mọi nơi.
2. Hình thức:
-Thi kể tên các di sản, di tích lịch sử nổi tiếng của đất nước, di sản được Unessco công nhận. v.v
-Thi văn nghệ ( hát, kể chuyện liên quan đến di sản, di tích LS – VH)
III-CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Về phương tiện hoạt động:
Tranh ảnh tư liệu, thơ ca về di sản, di tích lịch sử ở địa phương và của đất nước.
Câu hỏi thảo luận.Hái hoa dân chủ
2. Về tổ chức
-Người dẫn chương trình nêu yêu cầu, nội dung họat động
-Hướng dẫn HS phân loại các di sản di tích lịch sử văn hóa
- Hướng dẫn việc sưu tầm hình ảnh, các câu chuyện liện quan đến các di tích lịch sử
- Tổ chức hoạt động, dẫn chương trình, thư ký. BGK . v.v.
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Chủ điểm tháng 4: Hòa bình hữu nghị - Văn Minh Huệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:8/4/201.
Ngày thực hiện:9/4/2014
CHỦ ĐIỂM THÁNG 4:
HÒA BÌNH HỮU NGHỊ.
Tiết 1:TÌM HIỂU CÁC DI SẢN VĂN HOÁ
TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI
I-YÊU CẦU GIÁO DỤC:
Về nhận thức: Hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề di sản, di tích lịch sử địa phương, đất nước và của thế giới
Về thái độ: Biết tôn trọng, có thái độ tích cực trong việc góp phần bảo vệ các di sản, di tích lịch sử văn hóa
Về kỹ năng: Biết phân loại các DSVH, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa.
II-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
Nội dung : Hiểu về khái niệm di sản văn hóa, di tích lịch sử là gì ?
Ý nghĩa của việc bảo vệ và phát huy di sản, di tích lịch sử văn hóa.
Có ý thức giữ gìn bảo vệ di sản, di tích lịch sử văn hóa mọi lúc mọi nơi.
Hình thức:
-Thi kể tên các di sản, di tích lịch sử nổi tiếng của đất nước, di sản được Unessco công nhận. v.v
-Thi văn nghệ ( hát, kể chuyện liên quan đến di sản, di tích LS – VH)
III-CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
Về phương tiện hoạt động:
Tranh ảnh tư liệu, thơ ca về di sản, di tích lịch sử ở địa phương và của đất nước.
Câu hỏi thảo luận.Hái hoa dân chủ
Về tổ chức
-Người dẫn chương trình nêu yêu cầu, nội dung họat động
-Hướng dẫn HS phân loại các di sản di tích lịch sử văn hóa
- Hướng dẫn việc sưu tầm hình ảnh, các câu chuyện liện quan đến các di tích lịch sử
- Tổ chức hoạt động, dẫn chương trình, thư ký. BGK . v.v..
IV-TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
Khởi động
Giáo viên ghi chủ điểm lên bảng và giới thiệu ý nghĩa của chủ điểm
Hát tập thể
Chương trình hoạt động:
Hoạt động 1:
MC giới thiệu chương trình , giới thiệu BGK, thư ký, thành phần tham dự
Nêu thể lệ cuộc thi, tìm hiểu về di sản di tích lịch sử văn hóa
Thi theo tổ ( mỗi tổ là 1 đội)
Cử đại diện tổ lên bốc thăm câu hỏi
Hoạt động 2:
C1: bạn hãy giải thích thế nào là di sản, thế nào là di tích lịch sử ?
C2: Việt Nam có mấy di sản văn hóa được Unessco công nhận là di sản văn hóa thế giới ?
C3: Quận Tân Phú có những di tích lịch sử nào ?
C4: Ý nghĩa của việc bảo vệ giữ gìn phát huy di sản, di tích lịch sử văn hóa
C5: Bạn sẽ làm gì khi phát hiện di sản, di tích lịch sử văn hóa bị xâm hại ?
C6: Luật bảo vệ di sản văn hóa ra đời vào ngày tháng năm nào ?
Gợi ý đáp án
C1: Di sản là những SP vật chất tinh thần có giá trị lịch sử VH, K Học do thời đại trước để lại.
C2: ( 5 Di sản vật thể , 2 di sản phi vật thể)
C3: Địa đạo Phú Thọ Hòa, Đền thời Võ Thành Trạng
C4: Giữ gìn phát huy truyền thống của dân tộc, xây dựng nền văn hóa in tiên tiến đậm đà bản sắc Dân tộc, góp phần vào kho tàng DS VH TG
C6: Luật di sản ra đời vào ngày 29-6-2001
Hoạt động 3:
MC cho các đội lên trình bày phẩm thảo luận của đội mình nếu không trả lời được câu hỏi chính. MC có thể đưa ra câu hỏi phụ
Hoạt động 4:
Chia lớp thành 2 đội A- B thi kể nhanh các địa danh chứa đựng những DS, DTVH tiêu biểu
Kết thúc hoạt động:
BGK tổng kết điểm của các đội
GVCN giải đáp những thắc mắc, và nhấn mạnh ý nghĩa của việc bảo vệ giữ gìn, DS, DTLS –VH
Đáp Án:
Cố đo Huế ( Lăng tẩm)
Thánh địa Mỹ Sơn
Phố cổ Hội An
Vịnh Hạ Long
Động Phong Nha
Nhã Nhạc Cung Đình Huế
VH Cồng Chiêng Tây Nguyên
V. RÚT KINH NGHIÊM, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ:
+ H/s tự đánh giá.
Tốt ( ....... ) Kh ( ...... ) Trung bình ( ..... ) Yếu ( ....... )
+ Tổ đánh giá .
Tốt ( ....... ) Kh ( ...... ) Trung bình ( ..... ) Yếu ( ....... )
+ Giáo viên chủ nhiệm đánh giá.
Tốt ( ....... ) Kh ( ...... ) Trung bình ( ..... ) Yếu ( ....... )
Ngày soạn:13/4/201.
Ngày thực hiện:15/4/2014
CHỦ ĐIỂM THÁNG 4:
HÒA BÌNH HỮU NGHỊ.
Tiết 2:TÌM HIỂU CÁC GƯƠNG ANH HÙNG
THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
I/ YÊU CẦU GIÁO DỤC :
Học sinh ý thức được ý nghĩa to lớn của ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước
Có lòng tự hào dân tộc, thái độ trân trọng và biết ơn cha anh đã hi sinh xương máu vì sự nghiệp thống nhất đất nước .
Có kỹ năng thu nhận những thông tin về vấn đề đó
II/ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1/Phương tiện hoạt động :
Các tư liệu sách báo tranh ảnh, câu chuyện,
Chuẩn bị các tư liệu , tranh ảnh nói về giá trị lịch sử và ý nghĩa của ngày giải phóng miền Nam Việt Nam
Viết cảm nghĩ của mình về ngày 30 – 4
- Các tiết mục văn nghệ để xây dựng thành một chương trình biểu diễn
2/Về tổ chức:
Giáo viên chủ nhiệm nêu yêu cầu, nội dung hoạt động và định hướng cách tổ chức.
Hướng dẫn học sinh cách sưu tầm và sắp xếp các tư liệu thu thập được
Trong đó bao gồm tất cả các tư liệu mà đã sưu tầm được
GVCN xây dựng 1 số câu hỏi thi tìm hiểu theo chủ đề hoạt động này .
Cùng với học sinh xây dựng chương trình cuộc thi
Cử người điều khiển chương trình .
Cử ban giám khảo
Chuẩn bị một vài bài hát, chuyện kể .
Phát động toàn lớp viết cảm nghĩ của mình về ngày 30 – 4 trên cơ sở các tài liệu thu thập
Mỗi cá nhân sưu tầm và đọc tài liệu về ngày giải phóng miền Nam
Cử người điều khiển chương trình
HOẠT ĐỘNG II : 30 – 4, NGÀY LỊCH SỬ ĐÁNG GHI NHỚ
1/ Phát biểu cảm tưởng
Mời giáo viên chủ nhiệm nêu tóm tắt ý nghĩa của ngày 30 – 4
Mời đại diện của mỗi tổ lên đọc bài cảm tưởng và suy nghĩ của mình về ngày 30 - 4
2/ Thi tìm hiểu
Câu hỏi gợi ý
1/Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu vào ngày tháng năm nào ?
2/Xe tăng nào ? do ai chỉ huy đã húc đổ cổng dinh độc lập ?
3/Ai là người cắm cờ lên dinh độc lập ?
4/Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn lúc đó là ai ?
5/Miền Nam hoàn toàn giải phóng trong thời gian nào ?
3/ Biểu diển văn nghệ
-Mời các học sinh có các tiết mục đăng ký lên biểu diễn
-Mời tất cả diễn viên và lớp hát bài như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS đăng kí
-HS hát tập thể
1/ 26 – 4 - 1975
2/ 390 – Vũ Đăng Toàn
3/ Bùi Quang Thận
4/ Dương Văn Minh
5/ 11 giờ 30 ngày 30 – 4 –1975
V/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Ban giám khảo công bố kết qủa thi
- GV nhận xét kết qủa và tinh thần tham gia hoạt động của cá nhân, tập thể lớp.
- Ban giám khảo trao giải thưởng cho cá nhân và tổ đạt xuất sắc
V. RÚT KINH NGHIÊM, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ:
+ H/s tự đánh giá.
Tốt ( ....... ) Kh ( ...... ) Trung bình ( ..... ) Yếu ( ....... )
+ Tổ đánh giá .
Tốt ( ....... ) Kh ( ...... ) Trung bình ( ..... ) Yếu ( ....... )
+ Giáo viên chủ nhiệm đánh giá.
Tốt ( ....... ) Kh ( ...... ) Trung bình ( ..... ) Yếu ( ....... )
File đính kèm:
- lich su 8(1).doc