Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tuần 1 đến 35 - Phạm Thị Thanh

GV giới thiệu chương trình học môn lịch sử 6 gồm có 3 phần:

+Phần mở đầu:Giới thiệu những bài học chung sơ lược về môn lịch sử

+Phần một:Lịch sử thế giới:Giới thiệu về lịch sử thế giới từ khi loài người xuất hiện đến cuối thời cổ đại.

+Phần hai:Lịch sử Việt Nam .Giới thiệu lịch sử dân tộc từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ thứ X

 b.Bài mới: GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs.

 

doc134 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tuần 1 đến 35 - Phạm Thị Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h. 1.3-Thái độ : - Thói quen: Tìm hiểu về lịch sử địa phương. - Tính cách: Giáo dục hs biết quí trọng các di tích lịch sử ơ địa phương 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: Quá trình hình thành và giá trị kinh tế của Tháp Cổ Bình Thạnh 3. CHUẨN BỊ -GV: giáo án + tài liệu lịch sử địa phương - HS: chuẩn bị bài 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1 On định lớp và kiểm diện: 4.2 Kiểm tra miệng: không 4.3 Tiến trình bài học: 40 phút Trải qua bao nhiêu năm mà tháp cổ bình thạnh vẫn tồn tại và đứng vững nhất trong thời kỳ lịch sử nước ta .Đây là khu di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng ở Tây Ninh. Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ1 ? Tháp cổ Bình Thạnh ở đâu , xã nào , huyện nào của Tây Ninh ? HS: Nằm ở xã Bình Thạnh huyện Trảng Bàng thuộc Hữu ngạn sông Vàm cỏ Đông ? Tháp có đặc điểm gì? HS: Có hai nền móng tháp và một ngôi Tháp còn khá nguyên vẹn . Nền Tháp có 4 cạnh dài 5m cao 10m Tháp được xạy dựng các cạnh đúng hướng : như Đông , Tây , Nam ,Bắc - ?Cửa chính của Tháp mở theo hướng nào của Tỉnh ? HS: Mở ra hướng đông nhô hẳn ra ngoài GV: đây là Tháp có vị trí và địa hình tương tốt , nằm ở xã Bình Thạnh , huyện Trảng Bàng Tỉnh Tây Ninh GV chuyển ý HĐ2 ? Em hãy nêu qua 1trình hình thành của Tháp cổ BT? HS: ? Di tích TCBT được công nhận là di tích lịch sử văn hóa hay không ? HS: Di tích Tháp Cổ BT được Bộ Văn Hoá Thông Tin công nhận là di tích lịch sử văn hoá ? Theo sự hiểu biết của em thì TCBT có giá trị kinh tế văn hoá như thế nào? HS: ? Tháp Cổ được nghiên cứu trên lĩnh vực nào ? GV: Tháp cổ BT là một di tích lịch sử tiêu biểu cho đông đảo du khách trong và ngoài nước tham quan nó cũng góp phần thúc đẩy vào nền kinh tế của tỉnh nhà và cũng là tiền năng du lịch 1 Khái quát về vị trí và địa hình của Tháp cổ - Tháp cổ BT nằm ở xã Bình Thạnh huyện Trảng Bàng thuộc Hữu Ngạn sông Vàm Cỏ Đông Tháp có hai nền móng Tháp và một ngôi Tháp còn khá nguyên vẹn . Nền Tháp có 4 cạnh dài 5m ,cao 10m Tháp được xây dựng các cạnh đúng hướng : Như Đông , Tây , Nam ,Bắc 2 Quá trình hình thành và giá trị kinh tế của Tháp Cổ Bình Thạnh Đền Tháp được xây dựng bằng gạch, kỹ thuật tương tự như các đền Tháp Chàm nổi tiếng ở Miền Trung nước ta . Được tìm thấy vào năm 1886 là một trong những kiến trúc Tháp cổ hiếm hoi còn nguyên vẹn tiêu biểu cho kiến trúc văn hóa Oc Eo có niên đại xây dựng từ thế kỷ VIII Di tích Tháp Cổ BT đã được Bộ Văn Hoá Thông tin xếp hạng Di Tích LSVH theo quyết định số 937/QĐ BT ngày 27/7/1993 Tháp Cổ Bình Thạnh không những là di tích tiêu biểu cho mọi người tham quan mà còn đối tượng nghiên cứu khoa học trên nhiều lĩnh vực + Kiến trúc + Tôn giáo + Nghệ thuật 4.4 Tổng kết: 4 phút ? Em hãy nêu vị trí và địa hình của TCBT ? Tháp Cổ BT nằn ở xã Bình Thạnh huyện Trảng Bàng thuộc hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông Tháp cò hai nền móng Tháp và một ngôi Tháp còn khá nguyên vẹn . Nền tháp có 4 cạnh và dài 5m cao 10m 4.5 Hướng dẫn học tập: 1 phút -HS về nhà tìm hiểu thêm về các di tích lịch sử văn hoá ở địa phương đ8ể biết thêm về lịch sử nước ta -Xem lại các bài đã học để nắm vững chương trình kiến thức lịch sử 6 5.PHỤ LỤC: Tuần:35- Tiết: 34 ND: ÔN TẬP. 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam. - Các giai đoạn của lịch sử Việt Nam từ thời Văn Lang –Au Lạc. - Những thành tựu tiêu biểu. - Những cuộc kháng chiến, anh hùng tiêu biểu của dân tộc thời kì này. 1.2. Kỹ năng: Hệ thống hoá kiến thức. 1.3. Thái độ: Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: Thời kí đấu tranh chống Bắc Thuộc 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Giáo an, sách giáo khoa, bảng phụ. 3.2. Học sinh: Sách giáo khoa, Chuẩn bị bài. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định lớp và kiểm diện: 4.2. Kiểm tra miệng: 4’. + Chọn ý đúng: Người giết Dương Đình Nghệ đoạt chức là: @. Kiều Công Tiễn. b. Lưu Hoằng Tháo. + Nêu Chiến thắng Bạch Đằng năm 938? - Diễn biến: Năm 938 Hoằng Tháo kéo quân sang nước ta Ngô Quyền cho người ra nghênh chiến nhử địch vào sâu trong bãi cọc ngầm, khi đó thuỷ triều lên nên cọc ngập nước khi thuỷ triều rút Ngô Quyền dốc toàn lực đánh quật trở lại. - Kháng chiến giành thắng lợi. - ý nghĩa: Chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc mở ra thời kì độc lập lâu dài. 4. 3. Tiến trình bài học: 35’. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG. Giới thiệu bài mới. ** Hệ thống hoá kiến thức toàn bài. Hoạt động 1. - Giáo viên: lịch sử nước ta đã học từ khi hình thành – thế kỉ X đây là giai đoạn quan trọng đối với chúng ta. + Lịch sử thời kì này đã trải qua những giai đoạn nào? TL: Chuyển ý. Hoạt động 2. +Thời dựng nước đầu tiên diễn ra vào thời gian nào? TL: Từ thế kỉ VII. + Tên nước đầu tiên là gì? TL: Văn Lang. + Vị vua đứng đầu là ai? TL: Hùng Vương. Chuyển ý. Hoạt động 3 + Nêu ý nghĩa khởi nghĩa Hai Bà Trưng? TL: + Ý nghĩa khởi nghã Bà Triệu? TL: + Nêu ý nghĩa lịch sử khởi nghĩa Lí Bí? TL: + Nêu ý nghĩa khởi nghĩa Mai Thúc Loan? TL: + Nêu ý nghĩa cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ? TL: + Nêu ý nghĩa khởi nghĩa của Dương Đình Nghệ? TL: + Nêu ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng? TL: Chuyển ý. Hoạt động 4. + Sự kiện nào chứng tỏ thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc? TL: Chuyển ý. Hoạt động 5 + Kể tên những vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc? TL: 1. Những giai đoạn lớn của lịch sử nước ta: - Thời kì nguyên thuỷ. - Thời kì dựng và giữ nước. - Thời kì đấu tranh chống lại ách thống trị của phong kiến phương Bắc. 2. Thời kì dựng nước đầutiên diễn ra vào thời gian nào? Tên nước? - Thời kì dựng nước bắt đầu từ thế kỉ VII TCN. - Tên nước là Văn Lang. - Hùng Vương là vị vua đầu tiên. 3. Nêu ý nghĩa những cuộc khởi nghĩa lớn - Khởi nghĩa Hai Bà Trưng báo hiệu các thế lực phong kiến không thể vĩnh viễn cai trị nước ta. - Khởi nghĩa Bà Triệu tiếp tục đấu tranh giành độc lập. - Khởi nghĩa Lí Bí dựng nước Vạn xuân và xưng đế. - Khởi nghĩa Mai Thúc Loan thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường cho độc lập dân tộc. - Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ. - Dương Đình Nghệ đánh tan quân Nam Hán lần thứ 1. - Chiến thắng Bạch Đằng 938 mở đầu thời kì độc lập lâu dài của dân tộc. 4. Sự kiện chứng tỏ thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp ganh lại độc lập cho tổ quốc: - Chiến thắng Bạch Đằng 938. 5. Kể tên những vị anh hùng dân tộc: - Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lí Bí, Triệu Quang Phục, Phùng Hưng, Mai Thúc Loan, Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền. 4.4. Tổng kết: 4 phút - Giáo viên đánh giá tiết ôn tập. - Gọi học sinh lên trình bày một số cuộc khởi nghĩa trên bản đồ. 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1 phút .- Tự xem lại các kiến thức đã học. - Chuẩn bị giờ sau thi học kì II. 5. PHỤ LỤC: Nd Tuần 34. Tiết 34 BÀI KIỂM TRA 45’. 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: - Giúp học sinh ghi nhớ kiến thức. b. Kỹ năng: Rèn chữ. c. Thái độ: Giáo dục tính trung thực. 2. CHUẨN BỊ: a. Giáo viên: Giáo án: câu hỏi, đáp án. b. Học sinh: Chuẩn bị bài 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: -Tự luận, trắc nghiệm khách quan. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định lớp: 1’. Kdss. 4.2. Ktbc: không. 4. 3. Bài mới: 42’ HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG. I. Trắc nghiệm: 4đ. Chọn ý đúng nhất. 1. Hai Bà Trưng khởi nghĩa năm nào? ( 0,5đ). a. Năm 40. c. Năm 43. b. Năm 42 d. Năm 248. 2. Sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán đã thay đổi tổ chức nhà nước như thế nào? ( 0,5đ). a. Thứ sử là người Hán. b. Huyện lệnh là người Hán. c. Thái thú ;là người Hán. d. Câu a, b đúng. 3. Những nơi nào đã diễn ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( Sắp sếp theo thứ tự) ? ( 0,5đ). a. Mê Linh – Hát Môn – Chu Diên. b. Hát Môn – Long Biên – Cổ Loa. c. Mê Linh – cổ Loa – Long Biên. d. Hát Môn – Cổ Loa – Long Biên – Luy Lâu. 4. Nước Vạn Xuân thành lập năm nào? ( 0,5đ). a. Năm 542. c. Năm 543. b. Năm 546. d. Năm 544. 5. Sau khi đánh bại quân Lương, Lí Bí lên ngôi lấy hiệu là: ( 0,5đ). a. Lí Thái Tổ. c. Lí Nam Đế. b. Triệu Việt Vương. d. Mai Hắc Đế. 6. Năm 545 quân Lương đã cho các tướng nào chỉ huy đạo quân sang xâm lược nước ta? ( 0,5đ). a. Tô Định. c. Trần Bá Tiên. b. Dương Phiêu. d. Câu b, c đúng. 7. Triệu Quang Phục giành được thắng lợi hoàn toàn năm? ( 0,5đ). a. Năm 545. c. Năm 550. b. Năm 548. d. Năm 569. 8. Kinh đô của nước Chăm Pa ở? ( 0,5đ). a. Phan Rang. c. Ninh Thuận. b. Quảng Ngãi. d.Trà Kiệu, Quảng Nam. II. Tự luận: (6đ). Câu 1: Nước Âu Lạc từ thế kỉ thứ II TCN đế thế kỉ I có gì thay đổi? ( 2đ). Câu 2: Cuộc khởi nghĩa của Lí Bí diễn ra như thế nào? ( 3đ) Câu 3: Giải thích tại sao Triệu Quang Phục được nhân dân gọi là Triệu Việt Vương? ( 1đ) I. Trắc nghiệm: 4đ. Chọn ý đúng. 1. a đúng ( 0,5đ) 2. b đúng ( 0,5đ) 3. d đúng ( 0,5đ). 4. d đúng ( 0,5đ) 5. c đúng ( 0,5đ). 6. d đúng ( 0,5đ). 7. c đúng ( 0,5đ). 8. d đúng (0,5đ). II. Tự Luân: (6đ). Câu 1: Nước Âu Lạc từ thế kỉ thứ II TCN đế thế kỉ I có gì thay đổi? ( 2đ). - Năm 179 TCN Triệu Đà sát nhập Âu Lạc vào Nam Việt thành hai quận mới Giao Chỉ và Cửu Chân. - Năm 111 nhà Hán thay nhà Triệu. - Nhà Hán đồng hoá dân ta. - Thực hiện chinh sách áp bức bóc lột năng nề đủ các loại thuế. Câu 2: Cuộc khởi nghĩa của Lí Bí diễn ra như thế nào? ( 3đ) + Diễn biến: - Năm 542 Lí Bí phất cờ khởi nghã ở Thái Bình. - Hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng. - Gần 3 tháng nghĩa quân chiếm hầu hết các quận huyên Tiêu Tư bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc. - Năm 542 – 543 hai lần kéo quân sang đàn áp nhưng đều thất bại. + Kết quả: Khởi nghĩa thắng lợi Lí Bí lên ngôi vua lấy hiệu là Lí Nam Đế, đặt tên nước là vạn Xuân, niên hiệu là Thiên Đức, đóng đô ở cừa sông Tô Lịch. Câu 3: Giải thích tại sao Triệu Quang Phục được nhân dân gọi là Triệu Việt Vương? ( 1đ) Triệu Quang Phục đã phát hiện những ưu điểm của vùng Dạ Trạch: đần lầy, rộng mênh mông, lau say um tùm rất lợi hại cho cuộc chiến tranh du kích và phát triển lực lượng. 4.4. Củng cố và luỵên tập: 1’ - Thu bài. 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1’ - Xem lại phần câu hỏi đã kiểm tra. 5. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docGiao an su 6.doc